10 đề thi giữa HK1 năm 2019 môn Hóa học 10 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi giữa HK1 năm 2019 môn Hóa học 10 có đáp án

1. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 1

TRƯỜNG THPT TIÊN LÃNG

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian: 45 Phút

Câu 1:  Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 15. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

Câu 2: Nguyên tố Y thuộc chu kì 3, nhóm VIIIA. Viết cấu hình electron và xác định số hiệu nguyên tử của Y.

Câu 3: Nguyên tử S có số hiệu nguyên tử là 16. Hãy viết cấu hình electron của ion S2-.

Câu 4: Ion R2+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6. Xác định vị trí R trong bảng tuần hoàn.

Câu 5: Cho các nguyên tố sau: Be (Z = 4), Mg (Z = 12), Na (Z = 11), K (Z = 19). Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính kim loại.

Câu 6: Cho các axit sau: H3PO4, H2SiO3, H2SO4, HClO4. Hãy sắp xếp các chất trên theo chiều giảm dần tính axit. Biết Si (Z = 14), P (Z = 15), S (Z = 16), Cl (Z = 17).

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. Hãy xác định công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của R.

Câu 8: Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức RO3, trong hợp chất khí của R với hiđro có chứa 94,12% R về khối lượng. Xác định nguyên tố R (biết H = 1, O = 16, S = 32, Se = 79).

Câu 9: Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, biết tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Xác định kí hiệu nguyên tử X.

Câu 10: Hoà tan 9,2 gam kim loại R hoàn toàn vào nước, dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại R. (Biết Na = 23, Mg = 24, K = 39, Ca = 40).

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 SỐ 1

Câu 1: Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p3.

Vị trí của X: ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA.

Câu 2: Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p6. Y có Z = 18

Câu 3:  S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4.

S  +  2e  →   S2-

→ S2- : 1s22s22p63s23p6

Câu 4: R2+ : 1s22s22p63s23p6

R  →  R2+  +  2e

R (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2

Vị trí: ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IIA

Câu 5: Be (Z = 4): 1s22s2 (chu kì 2, nhóm IIA)

Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 (chu kì 3, nhóm IA)

Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 (chu kì 2, nhóm IIA)

K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 (chu kì 4, nhóm IA)

Tính kim loại tăng dần: Be < Mg < Na < K

Câu 6: Si (Z = 14): 1s22s22p63s23p2 (chu kì 3, nhóm IVA)

P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 (chu kì 3, nhóm VA)

S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4 (chu kì 3, nhóm VIA)

Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 (chu kì 3, nhóm VIIA)

Tính axit giảm dần: HClO4 > H2SO4 > H3PO4 > H2SiO3

Câu 7: R thuộc nhóm VA

Công thức oxit cao nhất: R2O5

Công thức hợp chất khí với hiđro: RH3

Câu 8: Oxit cao nhất: RO3  R thuộc nhóm VIA

Công thức hợp chất khí với hiđro: RH2

Ta có: %R = \(\frac{{{\rm{R}}{\rm{.100}}}}{{{\rm{R  +  2}}}}{\rm{  =  94,12}}\) →  R = 32

Vậy R là lưu huỳnh (S)

Câu 9 : Ta có  2Z + N = 52 và 2Z – N = 16

→ Z = 17; A = 35; N = 18

→  Z = 17 →  X là Clo (Cl)

Kí hiệu nguyên tử: \({}_{{\rm{17}}}^{{\rm{35}}}{\rm{Cl}}\)

Câu 10:

\({{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ =  }}\frac{{{\rm{4,48}}}}{{{\rm{22,4}}}}{\rm{  =  0,2 mol}}\)

2R  +  2nH2O →   2R(OH)n  + nH2

0,4/n                                         0,2 mol

Ta có:

Biện luận: n = 1   MR = 23   R là Na

n = 2  MR = 46 (loại)

n = 3   MR = 69 (loại)

2. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 2

TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian: 45 Phút

I. Phần trắc nghiệm:

Câu 1: Sắp xếp các bazơ: Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2 theo độ mạnh tăng dần

A. Ba(OH)2 < Mg(OH)2 < Al(OH)3                          

B. Mg(OH)2 < Ba(OH)2 < Al(OH)3

C. Al(OH)3 < Mg(OH)2 < Ba(OH)2                          

D. Al(OH)3 < Ba(OH)2 < Mg(OH)2

Câu 2: Các nguyên tố nhóm IA có điểm chung là:

A. số proton                                                               

B. Số nơtron

C. Dễ dàng nhường 1 e                                          

D. Số electron

Câu 3: Số nguyên tố trong chu kỳ 3 và 5 là :

A. 18 và 18                        

B. 8 và 18                     

C. 8 và 8                        

D. 18 và 8

Câu 4: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Nhận xét sai là

A. X có 6 electron ở lớp ngoài cùng.                    

B. X có 4 electron p ở lớp ngoài cùng.

C. X có ba lớp electron.                                          

D. X là nguyên tố khí hiếm.

Câu 5: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có số chu kì nhỏ là

A. 2                                     

B. 1                                

C. 3                                

D. 4

Câu 6: Ion Y có cấu hình e: 1s2 2s2 2p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:

A. chu kì 3, nhóm VIIA                                            

B. Chu kì 3, nhóm VIIIA

C. chu kì 4, nhóm IA                                                

D. Chu kì 4, nhómIIA

Câu 7: Trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử:

A. Tăng dần                                                              

B. Giảm dần

C. Không tăng, không giảm                                    

D. Vừa tăng, vừa giảm

Câu 8: Các nguyên tô nhóm A trong bảng tuần hoàn là

A. các nguyên tố p.                                                  

B. các nguyên tố s.

C. các nguyên tố s và p.                                          

D. các nguyên tố d và f

Câu 9: Nguyên tố thuộc nhóm VA có hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị trong hợp chất với hiđro lần lượt là :

A. III và III                          

B. III và V                      

C. V và V                       

D. V và III

Câu 10: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

A. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần         

B. Tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần

C. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần          

D. Tính phi kim và tính kim loại đều giảm dần

Câu 11 : Cho \({}_{20}Ca,{}_{12}Mg,{}_{13}Al,{}_{14}Si,{}_{15}P\) Thứ tự tính kim loại tăng dần là:

A. P, Si, Al, Ca, Mg ;           

B. P, Al, Mg, Si, Ca

C. P, Si, Al, Mg, Ca

D. P, Si, Mg, Al, Ca

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 2 electron trong các phản ứng hoá học?

A. Na                         

B. Mg             

C. Al                          

D. Si

---Để xem tiếp nội dung phần tự luận của Đề thi giữa HK1 số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 3

TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian: 45 Phút

I. Phần trắc nghiệm (6,0 điểm)

(Cho biết khối lượng mol: N = 14, H = 1, O = 16, Na = 23, K = 39, C = 12, Mg = 24, Ca = 40, S = 32)

Câu 1: Cho 3,6 g một kim loại kiềm thổ tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2(đktc). Kim loại đó là:

A. Ca                                  

B. Be                              

C. Mg                             

D. Ba

Câu 2: S có số oxi hóa +6 trong trường hợp nào sau đây?

A. SO42-                             

B. SO2                           

C. S2-                             

D. Na2SO3

Câu 3: Tìm câu đúng:

A. Bảng tuần hoàn gồm có 8 nhóm B chia làm 8 cột

B. Bảng tuần hoàn gồm có 7 chu kì, số thứ tự chu kì bằng số phân lớp electron

C. Các nguyên tố nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau vì vỏ nguyên tử có cùng electron s và p

D. Các nguyên tố có cùng electron hóa trị được xếp thành một cột

Câu 4: Phân lớp 4f có số electron tối đa là:

A. 10                                   

B. 6                                

C. 2                                

D. 14

Câu 5: Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % các đồng vị trong X bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là:

A. 12,5                                

B. 13                              

C. 13,5                           

D. 14,5

Câu 6: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy cấu hình electron của nguyên tử R là

A. 1s22s22p5                      

B. 1s22s22p63s2           

C. 1s22s22p63s23p1     

D. 1s22s22p63s1

Câu 7: Cho các nguyên tố 11M, 17X và 19R. Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự;

A. M < X < R.                    

B. R < M < X.                

C. M < X < R.               

D. X< M < R

Câu 8: Trong phản ứng: Cl2 + 2KOH → KCl + KClO3 + H2O thì nguyên tử clo

A. Chỉ bị oxi hóa                    

B. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử        

C. Không bị oxi hóa, không bị khử     

D. Chỉ bị khử

Câu 9: Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Số phân tử HNOđóng vai trò chất môi trường là:

A. 15x – 6y                        

B. 45x – 18y                 

C. 46x – 18y                 

D. 18x – 6y

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(a) Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một cặp electron chung

(b) Trong liên kết cộng hóa trị có cực, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện bé hơn                                

(c) Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu                                   

(d) Trong liên kết cộng hóa trị không cực, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn                                

Số phát biểu không đúng là:

A. 2                                     

B. 3                                

C. 4                                

D. 1

Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong công thức oxit cao nhất, Oxi chiếm 60 % khối lượng. Phần trăm khối lượng của X trong công thức hợp chất khí với hiđro là

A. 40,00%.                         

B. 5,88%.                      

C. 92,12%.                    

D. 94,12%.

Câu 12: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá – khử?

A. 3NO2+ H2O →  2HNO3 + NO.                            

B. CaCO3 → CaO + CO2.

C. NaOH + HCl →  NaCl + H2O.                            

D. N2O5 + H2O →  2HNO3 .

Câu 13: Hãy cho biết loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là phản ứng oxi hóa – khử?

A. Phản ứng trao đổi.             

B. Phản ứng thế.

C. Phản ứng phân hủy.         

D. Phản ứng hóa hợp.

Câu 14: Điện hoá trị của Na và Cl trong phân tử NaCl lần lượt là:

A. 1+ và 1-                         

B. -1 và +1                    

C. +1 và -1                    

D. 1- và 1+

Câu 15: Hòa tan 13,9 gam muối FeSO4.7H2O trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần 50 ml dung dịch KMnO4 aM. Giá trị của a là:

A. 0,3M                               

B. 0,1M                          

C. 0,2M                          

D. 0,15M

---Để xem tiếp nội dung phần còn lại của Đề thi giữa  HK1 số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 4

TRƯỜNG THPT MAI KÍNH

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian: 45 Phút

Câu 1: Dựa trên cơ sở nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng (chu kì).

C. Các ngưyên tố có số e hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành 1 cột (Nhóm).

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp đúng theo thứ tự giảm dần độ âm điện ?

A. F, O, P, N.                    

B. O, F, N, P                 

C. F, O, N, P.               

D. F, N, O, P.

Câu 3: ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử  Na (Z = 11) là:

A. 1s22s22p63s2                

B. 1s22s22p63s1           

C. 1s22s22p53s2           

D. 1s22s22p43s1

Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là:

A. 3 và 3                            

B. 4 và 3                        

C. 4 và 4                        

D. 3 và 4

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 12.  Cấu hình electron của X2+

A. 1s22s22p63s23p3          

B. 1s22s22p6                 

C. 1s22s22p63s23p2     

D. 1s22s22p63s1

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 5

TRƯỜNG THCS&THPT NGÔ THỜI NHIỆM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

A - TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:

A. Trong hợp chất cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực được hình thành giữa các nguyên tử giống nhau.

C. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng mạnh.

D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng yếu.

Câu 2: Cặp nguyên tử nào dưới đây tạo ra hợp chất cộng hóa trị:

A. H và H       

B. F và F       

C. Cl và Cl       

D. Li và F

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng:

A. Liên kết ion được hình thành do sự góp chung electron.

B. Liên kết ion được hình thành do sự cho và nhận electron.

C. Liên kết ion là liên kết giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện >1,7.

D. Liên kết ion được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tich trái dấu.

Câu 4: Điện hóa trị của Na trong NaCl là:

A. +1                                      

B. 1+                                

C. 1                                  

D. 1-

Câu 5: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là:

A. +6, +8, +6, -2                  

B. +4, 0, +6, -2             

C.+4, -8, +6, 2         

D. +4, 0, +4, -2

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 6

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: HOÁ HỌC - LỚP 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

A - TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Câu 1: Liên kết cộng hóa trị không có cực được hình thành:

A. Do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

B. Từ một hay nhiềucặp electron dùng chung và cặp electron dùng chung này lệch về phía nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

C. Từ một hay nhiều cặp electronchung và cặp electron dùng chung này không lệch về phía nguyên tử nào.

D. Giữa các kim loại điển hình và các phi kim điển hình.

Câu 2: Liên kết ion được tạo thành:

A. Giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung

B. Giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung do một nguyên tử bỏ ra.

C. Do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

D. Giữa hai nguyên tử phi kim

Câu 3: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là:

A. 4                                        

B. 5                                  

C. 2                                  

D. 3

Câu 4: Cho phản ứng sau: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O. hệ số cân bằng tối giản của HNO3 là:

A. 2                                        

B. 3                                  

C. 8                                  

D. 10

Câu 5: Số oxi hóa của nitơ trong NO, HNO3, NH3 lần lượt là:

A. -2, +5, -3                           

B. +2, +4, +5                 

C.+2, +5, -3                           

D.+2, +5, +3

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 7

Trường: THPT Lê Hồng Phong

Số câu: 15 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 8

Trường: THPT Yên Lạc 2

Số câu: 6 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 9

Trường: THPT Nho Quan

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 10

Trường: THPT Hương Khê

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM