10 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án

Luyện tập với Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án giúp bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. 

10 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật Lý 10

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Động học chất điểm

 - Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình.

- Viết phương trình chuyển động thẳng đều.

- Đồ thị của chuyển động thẳng đều.

- Xác định vận tốc, gia tốc, quãng đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

- Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối.

- Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều.

- Vận dụng công thức tính quãng đường, vận tốc trong rơi tự do.

- Tính quãng đường vật đi được trong n giây cuối, và trong giây thứ n.

- Xác định vị trí hai vật gặp nhau được thả rơi với cùng thời điểm khác nhau.

- Vận dụng các công thức trong chuyển động tròn đều.

b. Động lực học chất điểm

- Lực, cân bằng lực.

- Tổng hợp lực, phân tích lực.

- Điều kiện cân bằng của chất điểm.

B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

* Trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là một chất điểm?

A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.

B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời

C. Viên bi rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.

D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó

Câu 2. Chọn đáp án sai.

A. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.

B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức:s =v.t

C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: .

D. Phương trình chuy ển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0+vt.

Câu 3. Phương trình chuyển động của một chất điểm trên trục Ox có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.

B.Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.

C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 50 km/h.

D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60 km/h.

Câu 4. Một vật chuyển động thẳng đều đi được 45 m trong thời gian 5 giây. Hỏi vận tốc của vật là bao nhiêu?

A. 10 m/s

B. 20 m/s

C. 9 m/s

D. 18 m/s

Câu 5. Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động có :

A. a > 0.

B. a. > 0 , v <0

C. a < 0, v>0

D.a>0 , v>0 .

Câu 6. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 5 m/s bổng tăng tốc chuyển động nhanh dần đều sau 5s đạt vận tốc là 10 m/s. Quãng đường mà ô tô đi được kể từ lúc tăng tốc là :

A. 30,5m

B.37,5 m

C. 40,5m

D. 47,5 m .

Câu 7. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều và sau 20s thì dừng hẳn. Gia tốc của đoàn tàu là :

A. -0,5m/s2

B. 5m/s2

C. -5m/s2

D. 0,5 m/s2

Câu 8. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều sau 20s thì dừng hẳn. Quãng đường đoàn tàu đi được kể từ lúc hãm phanh là :

A. 100m

B. -100m

C. 200m

D. -200m

Câu 9. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 5 m/s bổng tăng tốc chuyển động nhanh dần đều sau 5s đạt vận tốc là 10 m/s. Gia tốc của ô tô là :

A. 2m/s2

B. 3m/s2

C. 4m/s2

D. 1m/s2 .

* Tự luận

Câu 1. Một xe ôtô đang chuyển động thẳng đều theo phương trình toạ độ- thời gian là:

x= 50(1-t) (m,s) với t0.

a) Vật chuyển động như thế nào?

b) Vận tốc và toạ độ ban đầu của xe nhận giá trị nào?

c) Tìm toạ độ của xe khi t=10s

d) Vẽ đồ thị chuyển động của xe ?

Câu 2. Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều, đi một nửa quãng đường đầu với vận tốc tốc v1= 10km/h., nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2= 15 km/h .Tìm vận tốc trung bình của người ấy trên cả quãng đường.

Câu 3. Một ôtô chuyển động trong 3 giờ. Trong 1 giờ đầu đi với vận tốc là v1= 80km/h. Thời gian còn lại xe chạy với vận tốc v2= 50km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi.

Câu 4. Lúc 6h một xe ôtô đi từ A đến B với vận tốc là v1= 60km/h, cùng lúc đó mọt xe ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc v2= 50km/h. AB = 220km.

a) Chọn AB làm trục toạ độ, gốc O trùng A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6h. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe

b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau

c) Sau khi gặp nhau 0,5 h hai xe cách nhau bao nhiêu, vận tốc của mỗi xe khi đó

Câu 5. Cho đồ thị chuyển động của hai xe ôtô như hình vẽ dưới đây:

a) Lập phương trình chuyển động của mỗi xe xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau

b) Tìm thời điểm hai xe cách nhau 30km sau khi gặp nhau

2. Đề thi giữa học kì 1

2.1. Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10– Số 1

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra được 5 cm?          

A. 50N                                               

B. 5N                         

C. 1N                          

D. 10N

Câu 2: Sau 10 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều vận tốc đạt tới 3,6 km/h. Gia tốc của vật là:   

A. 10 m/s2                     

B. 1 m/s2                                 

C. 0,1 m/s2                   

D. 0,01 m/s2

Câu 3: Trong các  phát  biểu  dưới  đây, phát  biểu  nào  đúng ? Chuyển động cơ là:

A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.    

B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.      

C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian .      

D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian .

Câu 4: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

A.Có phương, chiều và độ lớn không đổi.                                             

B.Tăng đều theo thời gian.

C.Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.         

D.Chỉ có độ lớn không đổi.

Câu 5:  Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là:  

A.v = 34 km/h.                       

B. v = 35 km/h.          

C. v = 30 km/h.                      

D. v = 40 km/h

Câu 6: Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là: 

A. 4,5 km.                                B. 2 km.                        C. 6 km.                               D.8 km.

Câu 7: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: \(x = 10t + 5{t^2}\) (x:m; t:s).Vận tốc tức thời của chất điểm lúc t= 2s là:     

A. 40 m/s.                               B. 20 m/s                     C. 30m/s                                  D.26 m/s.

Câu 8: Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe là :

A. 10 rad/s                              B. 20 rad/s                   C. 30 rad /s                             D. 40 rad/s.

Câu 9: Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:  

A. Lực tác dụng ban đầu.       B. Phản lực.                C. Lực ma sát.                        D. Quán tính.

Câu 10: Ở trên mặt đất một vật có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R ( R là bán kính Trái Đất ) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?   

A. 1N.                                     B. 2,5N.                      C. 5N.                                     D. 10N.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực:           

A.Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.                      

B.Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.

C.Không dùng cho vật nào cả.                                              

D.Dùng cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.

Câu 12: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại sau 10 s, và đi được quãng đường 25m. Gia tốc của ô tô là: 

A. -1,5 m/s     

B. -2,5 m/s           

C. -3,5 m/s           

D. -4,5 m/s           

Câu 13: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống đất. Vận tốc của nó khi chạm đất là: (Cho g = 10 /s2).   

A. v = 5m/s                    

B. v = 8 m/s                                   

C. v = 10m/s               

D. v = 12 m/s

Câu 14: Một lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của lực d = 20 cm. Mômen của lực là: 

A. 100Nm.                               B. 2,0Nm.                              C. 0,5Nm.                      D. 1,0Nm.

Câu 15: Khi một vật chỉ chịu lực tác dụng của một vật khác thì nó sẽ:

A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc.                       

B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi.

C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.                                 

D. Bị biến dạng hoặc thay đổi vận tốc.

Câu 16:  Hai vật có dạng hình cầu bán kính r đặt cách nhau một khoảng d thì lực hấp dẫn giữa chúng là F . Nếu giữ nguyên khoảng cách d và giảm khoảng cách giữ chúng 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng thay đổi như thế nào ?

A. không thay đổi                   B. Giảm 16 lần                        C. Tăng 16 lần                        D. Tăng 4 lần

Câu 17: Một canô đi xuôi dòng nước từ bến A đến bến B hết 2h, còn nếu đi ngược từ B về A hết 3h. Biết vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 5 km/h. Vận tốc của canô so với dòng nước là: 

A. 25 m/s                                 B.1 m/s                                     C.25 km/h                   D.15 m/s

Câu 18:  Hành khách đang ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. theo quán tính hành khách sẽ:

A. nghiêng sang bên phải.                                                                   B. nghiêng sang bên trái.

C. ngả người về phái sau.                                                                   D. ngả người về phía trước.

Câu 19: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 10cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 3N. Khi ấy lò xo dài 13cm. Độ cứng của lò xo là: 

A. 30N/m.                 

B. 10N/m.               

C. 100N/m.                       

D. 50N/m.

Câu 20: Chu kì của một chuyển động tròn đều là 5s thì tần số f của chuyển động là:

A.0,1 Hz                                   B.0,2 Hz                             C.0,3 Hz                             D. 0,4 Hz

Câu 21:Một lực F truyền cho vật m1 = 5 kg gia tốc bằng 2m/s2. Độ lớn của lực F là

A.5N                                          B. 10N                               C. 15N                                D. 20N

Câu 22: Phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s với g = 10m/s2 là:

A. y = 10t + 5t2.                         B. y = 10t + 10t2.                C. y = 0,05 x2.                    D. y = 0,1x2.

Câu 23: Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là 

A. đường thẳng.                     

B. đường tròn.                       

C. đường gấp khúc.               

D. đường parapol

Câu 24:  Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích:

A. tăng lực ma sát.                                                                   

B. giới hạn vận tốc của xe.  

C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.       

D. giảm lực ma sát.

Câu 25: Một búa máy tác dụng lực 1000N vào cọc bê tông. Hỏi lực do cọc bê tông tác dụng lên búa là bao nhiêu?

A. 1000N                    B. 500N                      C. 1500N                    D.2000N

Câu 26:  Một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên , chịu tác dụng của một lực 1,0N trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:

A. 0,5m.                      B.2,0m.                       C. 1,0m.                     D. 4,0m

Câu 27: cho hai lực đồng quy có độ lớn F1= 6N và F2.= 8N Độ lớn hợp lực của hai lực là F bằng bao nhiêu biết góc giữ 2 lực F1 và F2 là α = 900:              

A. 4N                          B. 6N                          C.8N                           D. 10N

Câu 28: Đặc điểm nào sau đây phù hợp với lực ma sát trượt?

A. Lực xuất hiện khi vật bị biến dạng.                                  

B. Lực xuất hiện khi vật đặt gần mặt đất.

C. Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và có hướng ngược với hướng chuyển động của vật.

D. Lực xuất hiện khi vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên.

Câu 29: Lực ma sát nghỉ:

A.xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần                  

B.bằng độ lớn của lực tác dụng khi vật chưa chuyển động

C.tỉ lệ thuận với vận tốc của vật                                            

D.phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc

Câu 30: Trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?

A. Lực có giá song song với trục quay.

B. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc trục quay và cắt trục quay.

C. Lực có giá nằm trong mặt phặt phẳng vuông góc với trục quay và không đi qua trục quay.

D. Lực có giá cắt trục quay.

Câu 31: Khi vật rắn được treo bằng dây và ở trạng thái cân bằng thì:

A. không có lực nào tác dụng lên vật.                                   

B. các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.

C. dây treo không đi qua trọng tâm của vật              

D. lực căng của dây treo bằng trọng lượng của vật

Câu 32: Một vật có khối lương 11kg nằm trên sàn, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,52. Độ lớn của lực tác dụng theo phương ngang phải bằng bao nhiêu để vật trượt đều trên sàn ?

A. Lớn hơn 57,2 N.            

B. Nhỏ hơn 57,2N.                  

C. Bằng 57,2N.                       

D. Tất cả đều sai

Câu 33: Chọn câu đúng trong các câu sau?

A. Cánh tay đòn của ngẫu lực là khoảng cách từ giá của lực đến trục quay.

B. Mômen của ngẫu lực đo bằng tích giữa độ lớn của lực và tổng khoảng cách từ giá của 2 lực đến trục quay.

C. Khoảng cách từ giá của lực đến trục quay càng lớn thì tác dụng làm quay của lực đó càng giảm.

D. Đối với ngẫu lực ta không tìm được một lực duy nhất có tác dụng giống như hai lực này.

Câu 34: Sự rơi tự do không có đặc điểm nào sau đây:

A. Có hướng từ trên xuống dưới                  

B. Lực cản tác dụng lên vật không đáng kể

C. Là chuyển động thẳng đều            

D. Ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do với cùng gia tốc

Câu 35: Đơn vị của tốc độ góc là:    

A. Hz                           B. vòng/s                     C. m/s                                      D. rad/s

Câu 36: Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc 6,28 rad/s. Nếu bỗng nhiên momen lực tác dụng lên nó mất đi thì:        

A. vật quay đều với tốc độ góc 6,28rad/s.               

B. vật quay chậm dần rồi dừng lại.

C. vật dừng lại ngay.                                                     

D. vật đổi chiều quay

Câu 37: Một vật được ném ngang ở độ cao 45m với vận tốc đầu v= 5 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s. Tầm bay xa của vật là:   

A. 10m.                      B. 15m                             C. 20m                        D. 25m

Câu 38: Tìm câu trả lời đầy đủ nhất. Ngẫu lực là

A. hai lực song song, cùng chiều, cùng tác dụng vào một vật.

B. hai lực cùng tác dụng vào một vật, song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.

C. hai lực song song, ngược chiều, cùng tác dụng vào một lực.

D. hai lực cùng tác dụng vào một vật, có độ lớn bằng nhau.

Câu 39: Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi các yếu tố nào sau đây ?

A. Vị trí của trọng tâm.                                               

B. Vị trí của trọng tâm và mặt chân đế.

C. Giá của trọng lực tác dụng lên mặt chân đế.          

D. Mặt chân đế.

Câu 40: Một vật rơi tự do từ độ cao h, vận tốc lúc chạm đất là 30m/s. Hỏi độ cao khi buông vật là bao nhiêu ? Lấy g = 10m/s2.    

A.h = 20m                     B.h = 30m                          C. h = 40m                              D. h = 50m

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1B

2C

3C

4A

5A

6D

7B

8D

9C

10B

11D

12D

13C

14B

15D

16D

17C

18B

19C

20B

21B

22C

23D

24C

25A

26C

27D

28C

29B

30C

31D

32D

33B

34C

35D

36B

37B

38B

39B

40B

2.2. Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10– Số 2

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau 

A. đường thẳng mang véc tơ lực gọi là đường tác dụng của lực

B. hệ lực cân bằng là hệ lực tác dụng lên cùng một vật rắn đứng yên làm cho vật tiếp tục đứng yên

C. tác dụng của một lực lên một vật rắn phụ thuộc vào sự dời chỗ của điểm đặt lực trên giá của nó

D. hai lực trực đối là hai lực cùng giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau

Câu 2. Tác dụng là quay vật của một lực không phụ thuộc vào

A. cánh tay của đòn lực         

B. độ lớn của lực

C. vị trí của trục quay            

D. điểm đặt của lực

Câu 3. Hai lực của một ngẫu nhiên lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của ngẫu lực có giá trị d=30 cm. Momen của ngẫu lực có gái trị

A. 300 N.m                 

B. 30 N.m

C. 3 N.m                     

D. \(\dfrac{{100}}{3}\) N.m

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. hệ hai lực song song, ngược chiều cùng tác dụng một vật gọi là ngẫu lực

B. ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến

C. momen của ngẫu lực bằng tích độ lớn của mỗi lực với cánh tay đòn của ngẫu lực

D. momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực

Câu 5. Một thanh AB chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều có độ lớn lần lượt là F= 10N và F­= 14N. Điểm đặt của hai lực cách nhau d = 1,2m. Điểm đặt của hợp lực

A. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m

B. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m

C. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m

D. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều được gọi là ngẫu lực

B. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

C. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

D. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, ngược chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

Câu 7. Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật đó sẽ quay quanh một trục

A. nằm trong mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực

B. đi qua trọng tâm của vật và vuông góc với mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực

C. đi qua trọng tâm của vật và song song với hai giá của ngẫu lực

D. không đi qua trọng tâm

Câu 8. Biểu thức nào sau đây thể hiện quy tắc momen lực trong trường hợp vật rắn cân bằng dưới tác dụng của hai lực có độ lớn và cánh tay đòn lần lượt là F1; d1 và F2; d2.

\(\begin{array}{l}A.\,{F_1}{d_2} = {F_2}{d_1}\\B.\,\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\\C.\,{F_1}{F_2} = {d_1}{d_2}\\D.\,\dfrac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \dfrac{{{F_2}}}{{{d_2}}}\end{array}\)

Câu 9. Một quả cầu có trọng lượng 40N được treo vào một bức tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc 45o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Phản lực của tường tác dụng lên quả cầu bằng

\(\begin{array}{l}A.\,40N\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,20\sqrt 2 \\C.\,40\sqrt 2 \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,20N\end{array}\)

Câu 10. Đối với một vật quay quanh một trục cố định thì

A. nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên

B. khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại

C. vật chỉ quay nếu còn momen lực tác dụng lên nó

D. muốn thay đổi tốc độ góc của vật thì phải tác dụng momen lực lên vật

Câu 11. Chỉ ra phát biểu sai

Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thì

A. tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau

B. tất cả các điểm của vật đều có cùng gia tốc

C. có thể coi vật là chất điểm

D. quỹ đạo của vật là một đường thẳng

Câu 12. Cách nào sau đây không làm thay đổi mức quán tính của một vật quay quanh một trục ?

A. thay đổi khối lượng của vật

B. thay đổi vị trí trục quay

C. thay đổi hình dạng của vật

D. thay đổi tốc độ góc của vật

Câu 13. Mức quán tính của một vật quay quanh quanh trục

A. càng lớn thì vật càng chậm thay đổi tốc độ góc

B. không phụ thuộc vào khối lượng của vật

C. phụ thuộc vào tốc độ góc của vật

D. như nhau với các vật có cùng kích thước

Câu 14. Khi một vật rắn quay đều quanh một trục cố định thì:

A. các điểm trên vật ở càng xa trục quay thì tốc độ dài càng nhỏ

B. trong cùng một khoảng thời gian, các điểm trên vật càng gần trục quay thì góc quay được càng nhỏ

C. quỹ đạo của các điểm trên vật có chiều dài như nhau

D. mọi điểm trên vật có cùng tốc độ góc không đổi

Câu 15. Ô tô chất trên nóc nhiều hàng nặng dễ bị lật đổ ở chỗ đường nghiêng vì

A. trọng tâm của ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế

B. trọng tâm của ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực đi qua mặt chân đế, ở gần mép của mặt chân đế

C. trọng tâm của ô tô bị hạ thấp và giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế

D. trọng tâm của ô tô bị hạ thấp và giá của trọng lực  đi qua mặt chân đế, ở mép mặt chân đế.

Câu 16. Trường hợp nào sau đây không xuất hiện ngẫu lực tác dụng lên vật ?

A. dùng tay vặn vòi nước

B. dùng dây kéo gạch lên cao

C. dùng tua vít để vặn đinh ốc

D. chỉnh tay lái khi xe sắp qua đoạn đường ngoặt

Câu 17. Khi chế tạo bánh xe ô tô, phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của bánh xe chính các nhất, nhằm mục đích chính là để

A. tránh trường hợp trục quay có thể bị gãy khi bánh xe quay quá nhanh

B. xe dễ chuyển động lùi

C. cấu trúc xe cân xứng

D. tránh va chạm với các bộ phận khác

Câu 18. Chỉ ra phát biểu sai

A. mặt chân đế của một vật hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật với mặt phẳng đỡ

B. mặt chân đế chính là mặt đáy của vật nếu vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ bằng cả mặt đáy

C. mặt chân đế của vật càng lớn và có trọng tâm càng cao thì mức vững vàng của vật càng lớn

D. khi vật có mặt chân đế cân bằng thì trọng tâm của vật phải “rơi” trên mặt chân đế.

PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 19. Một quả cầu đồng chất có khối lượng 6kg được treo vào một bức tường thẳng đứng nhờ một sợi dây. Dây làm với bức tường góc \(\alpha \) . Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc vủa quả cầu với tường. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó lực căng dây có độ lớn xấp xỉ \(40\sqrt 3 \) . Xác định \(\alpha \)

Câu 20. Một vật rắn phẳng, mỏng, có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 10cm. Người ta tác dụng vào  một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Biết các lực vuông góc với cạnh AC có độ lớn 10N và đặt vào hai đỉnh A và B. Tính momen của ngẫu lực.

---Để xem tiếp nội dung từ phần đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.3. Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10– Số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Đơn vị của động lượng

A. kg m.s2                   B. kg.m.s                                 C. kg.m/s                     D. kg/m.s

Câu 2. Chọn câu phát biểu sai  ?

A. Động lượng của mỗi vật trong hệ kín có thể thay đổi                    

B. Động lượng của vật là đại lượng véctơ  

C. Động lượng của một hệ kín luôn luôn thay đổi

D. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và vận tốc của vật

Câu 3.  Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.

B. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.

C. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác (Mặt Trời, các hành tinh. . . ).     

D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi

Câu 4.  Chọn  phát biểu sai

A. Hiệu suất cho biết tỉ lệ giữa công có ích và công toàn phần do máy sinh ra khi hoạt động

B. Hiệu suất được tính bằng hiệu số giữa công có ích và công toàn phần

C. Hiệu suất được tính bằng thương  số giữa công có ích và công toàn phần

D. Hiệu suất có giá trị luôn nhỏ hơn 1

Câu 5.  Chọn câu  sai về công của lực ?

A.  Công của lực là đại lượng vô hướng                                           

B. Công của lực có giá trị đại số        

C.  Công của lực được tính bằng biểu thức F.S.cos                       

D. Công của lực luôn luôn dương

Câu 6.  Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang  là

A.  lực ma sát             

B. lực phát động                    

C. lực kéo                  

D.trọng lực

Câu 7.  Công của lực tác dụng lên vật bằng 0  khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động là

A. 00                         

B. 600                                   

C. 1800                      

D. 900

Câu 8.  Công suất được xác định bằng

A. tích của công và thời gian thực hiện công            

B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian

C. công thực hiện được trên một đơn vị chiều dài    

D. giá trị công thực hiện được.

---Để xem tiếp nội dung phần tiếp theo của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.4. Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10– Số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1.  Khi nói về chuyển động thẳng đều, phát biểu nào sau đây SAI ?

A. Động lượng của vật không thay đổi         

B. Xung của lực bằng không

C. Độ biến thiên động lượng = 0                  

D. Động lượng của vật không được bảo toàn

Câu 2.  Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi thì

A. thế năng tăng gấp đôi.                                           

B. gia tốc tăng gấp đôi                                       

C. động năng tăng gấp đôi                                         

D. động lượng tăng gấp đôi

Câu 3. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động của vật thì

A. động năng giảm, thế năng tăng                              

B. động năng giảm, thế năng giảm                            

C. động năng tăng, thế nă ng giảm                             

D. động năng tăng, thế năng tăng

Câu 4.  Động năng của vật tăng gấp đôi khi

A. m giảm một nửa ,v tăng gấp đôi                                 

B. m không đổi ,v tăng gấp đôi                       

C. m tăng gấp đôi ,v giảm còn một nữa                          

D. m không đổi ,v giảm còn một nữa

Câu 5.  Khi vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì

A. động năng của vật được bảo toàn.                      

B. động lượng của vật được bảo toàn.

C. cơ năng của vật được bảo toàn.                          

D. thế năng của vật được bảo toàn.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về định luật bảo toàn động lượng?

A. Trong một hệ cô lập, tổng động lượng của hệ đựơc bảo toàn.

B. Trong một hệ cô lập, tổng động lượng của hệ là một vectơ không đổi cả về hướng và độ lớn.

C. Trong một hệ cô lập, độ biến thiên động lượng của hệ bằng 0.

D. Trong một hệ cô lập, tổng động lượng của hệ luôn bằng 0.

Câu 7.  Xét biểu thức tính công của một lực A = F.S.cosα. Biết α là góc hợp bởi hướng của lực và hướng chuyển động. Lực sinh công cản khi          

A. \(\alpha  = 0\)

B. \(0 < \alpha  < \frac{\pi }{2}\)

C. \(\frac{\pi }{2} < \alpha  < \pi \)

D. \(\alpha  = \frac{\pi }{2}\)

Câu 8. Vật có khối lượng m gắn vào đầu lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia cố định. Khi lò xo bị nén một đoạn \(\Delta l\) ( \(\Delta l\) < 0). Thế năng đàn hồi của lò xo là

A. \(\frac{1}{2}k{(\Delta l)^2}\)

B. \( - \frac{1}{2}k{(\Delta l)^2}\)

C. \(\frac{1}{2}k(\Delta l)\)

D. \( - \frac{1}{2}k(\Delta l)\)

Câu 9.  Khi khối lượng giảm một nửa và vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ

A. tăng gấp 8.                    

B. tăng gấp đôi.            

C. tăng gấp 4.               

D. không đổi.

Câu 10.  Đáp án nào sau đây là đúng

A. Lực là đại lượng véc tơ nên công cũng là đại lượng véc tơ

B. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật

C. công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số

D. một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10– Số 5

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 . Khi chất điểm chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực, phát biểu nào đúng?

 A. Thế năng không đổi.                                 

B. Động năng không đổi.     

 C. Cơ năng không đổi.                                    

D. Độ biến thiên cơ năng bằng công của trọng lực..

Câu 2  Khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được xác định theo công thức:

A. \(W = \frac{1}{2}mv + mgz\)

B. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + mgz\)

C. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}k{(\Delta l)^2}\)

D. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}k.\Delta l\)

Câu 3.  Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của năng lượng?

A. kg.m2/s2                         B. N/m                               C. W.s                               D. J

Câu 4.  Câu nào sau đây sai. Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi thì?

A. Lực kéo của động cơ sinh công dương                 

B. Lực ma sát sinh công âm

C. Trọng lực sinh công âm                                                                                        

D. Phản lực pháp tuyến sinh công âm

Câu 5. Một vật nằm yên có thể có      

A. thế năng        

B. vận tốc                 

C. động năng                  

D. động lượng

Câu 7 . Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc có độ lớn bằng nhau. Động lượng của hệ hai vật sẽ được tính theo biểu thức nào sau đây ?

A. \(\overrightarrow p  = 2m\overrightarrow {{v_1}} \) 

B. \(\overrightarrow p  = 2m\overrightarrow {{v_2}} \)

C. \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow {{v_1}}  + m\overrightarrow {{v_2}} \)

D. \(\overrightarrow p  = m\left( {{v_1} + {v_2}} \right)\)

Câu 8 . Đại lượng nào sau đây không phải là vectơ?

A. Động lượng       

B. Trọng lực      

C. Công cơ học           

D. Xung của lực

Câu 9. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

A. HP (mã lực)            

B. W           

C. J.s            

D. Nm/s     

Câu 10. Công suất được xác định bằng

A. tích của công và thời gian thực hiện công              

B.công thực hiện trong một đơn vị thời gian

C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài       

D. giá trị công thực hiện được   .

 

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10– Số 6

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể khí?

A. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.                                 

C. Chuyển động hỗn loạn.

B. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.   

D. Chuyển động không ngừng.

Câu 2: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Dl (Dl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng:

A. \({W_t} =  - \frac{1}{2}k.\Delta l\) .                

B. \({W_t} = \frac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\)          

C. \({W_t} =  - \frac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\)

D. \({W_t} = \frac{1}{2}k.\Delta l\)

Câu 3: Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 1,50.105 Pa nếu thể tích khí không đổi thì áp suất ở 2730 C là :

A. p2 = 105. Pa.                     B. p2 = 2.105 Pa.              C. p2 = 4.105 Pa.              D. p2 = 3.105 Pa.

Câu 4: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị giãn 2cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng:

A. 200J.                                B. 400 J.                          C. 0,4 J                            D. 0,04 J.

Câu 5: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác – lơ.

A. p ~ t.                               

B. hằng số.              

C. \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)

D. \(\frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)

Câu 6: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là :

A. \({W_d} = m{v^2}\)

B. \({W_d} = 2m{v^2}\)

C. \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

D. \({W_d} = \frac{1}{2}mv\)

Câu 7: Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức:

A. \({W_t} = mg\)

B. \({W_t} = mgz\)

C. \({W_t} = \frac{1}{2}mgz\)

D. \({W_t} = mg\)

Câu 8: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức:

A. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + mgz\)

B. \(W = \frac{1}{2}mv + mgz\)

C. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}k{(\Delta l)^2}\)

D. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}k.\Delta l\)

Câu 9: Trong các đại lượng sau đây: Đại lượng nào không phải là đại lượng vô hướng ?

A. Thế năng trọng trường.                                           B. Động lượng.

C. Động năng.                                                              D. Công.

Câu 10: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của Công?

A. N/m                                 B. kWh                            C. N.m                             D. Jun (J)

-----Còn tiếp-----

2.7. Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 số 7

Trường: THPT Phan Đăng Lưu

Số câu: 12 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.8. Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 số 8

Trường: THPT Phan Bội Châu

Số câu: 10 câu trắc nghiệm và 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.9. Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 số 9

Trường: THPT Lý Tự Trọng

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.10. Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 số 10

Trường: THPT Yên Phong

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:27/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM