10 đề thi học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến các em bộ tài liệu Đề thi HK1 môn GDCD 8. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019 có đáp án

1. Đề thi HK1 môn GDCD 8 số 1

TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 8

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Hãy chọn những phương án trả lời đúng và ghi đầy đủ vào giấy thi.

Câu 1: Những biểu hiện nào sau đây là xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đông dân cư? (1,0 điểm)

A. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.

B. Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm.

C. Trẻ em tụ tập quán xá, la cà ngoài đường.

D. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm.

Đ. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.

E. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường.

G. Chữa bệnh bằng bùa phép, cúng bái.

H. Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

Câu 2: Trong gia đình, con cái có những quyền và nghĩa vụ nào sau đây? (0,5 điểm)

A. Được chăm sóc nuôi dưỡng và học tập, không cần tham gia làm bất cứ việc gì.

B. Chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu.

C. Được chăm sóc, nuôi dưỡng trở thành công dân tốt, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, được thương yêu và đối xử công bằng.

D. Được quyền bàn bạc, quyết định tất cả mọi việc của gia đình.

Câu 3: Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào sau đây? (1,5 điểm)

A. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.

B. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. 

C. Thành công dựa trên sự nâng đỡ, bao che của người khác không thể bền vững.                          

D. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng.

Đ. Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

E. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của người khác khi gặp khó khăn.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Nêu những biểu hiện của tự lập? Học sinh cần rèn luyện tính tự lập như thế nào?

Câu 2 (2.5 điểm): Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm những công việc gì? Nhận xét về nếp sống văn hoá ở nơi em ở? (Những điều tốt, chưa tốt)

Câu 3 (2.5 điểm): Hãy tự nhận xét bản thân em về những việc đã làm được và chưa làm được để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình? Nêu biện pháp khắc phục những điều chưa tốt?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1 (1điểm):  Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.

Đáp án đúng là: B, Đ, E, H

Câu 2 (0,5 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.

Đáp án đúng là: B, C.

Câu 3 (1,5 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.

A-S; B-S; C-Đ; D-Đ; Đ-Đ; E-Đ

II. Tự luận (7,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm)

- HS nêu được ít nhất 04 biểu hiện của tính tự lập (1,0đ)

+ Tự làm lấy bài tập, kể cả bài tập khó, không nhìn sách giải bài tập.

+ Tự lo liệu cuộc sống sinh hoạt của bản thân, không phụ thuộc vào người khác.

+ Tự khắc phục hoàn cảnh, đi học đầy đủ, đúng giờ, không chờ đợi bố mẹ đưa đến trường...

+ Tự xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện của bản thân, không trông chờ, không phụ thuộc vào người khác...

+ Tự nấu cơm, chăm sóc em khi mẹ vắng nhà...

- HS cần rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong cuộc sống sinh hoạt cũng như học tập (1,0đ)

 Câu 2 (2,5 điểm)

- Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh phong phú (0,5đ)

  VD: (1,5đ)  

+ Giữ gìn an ninh trật tự.

+ Vệ sinh nơi ở.

+ Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.

+ Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.

+ Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan.

+ Tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Nhận xét về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ...(0,5đ)

Câu 3 (2,5 điểm)

- HS tự nhận xét về những việc đã thực hiện và chưa thực hiện được của bản thân. (Đối với quyền và nghĩa vụ trong gia đình: Tham gia xây dựng đời sống vật chất và tinh thần, trách nhiệm, bổn phận của người con...) (2,0 đ)

- Biện pháp khắc phục: HS nêu các biện pháp phù hợp...(0,5đ)

------Hết------

2. Đề thi HK1 môn GDCD 8 số 2

TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 8

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào câu đúng nhất. (mỗi câu 0.5 điểm)

Câu 1: Em đồng ý với việc làm nào sau đây?

A. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm cho mình.

B. Là giám đốc, ông Tâm không bao giờ nhận quà biếu xén của mọi người.  

C. Chỉ làm việc khi thấy có lợi cho mình.

D. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số gỗ để bán.

Câu 2: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có tình cảm và thiện chí

A. từ một phía                                                         

B.  người có địa vị cao hơn

C. từ hai phía                                                          

D. người có địa vị thấp hơn

Câu 3: Câu "Thêm bạn, bớt thù" có nghĩa là

A. càng thêm bạn càng thêm thù.            

B. càng thêm bạn càng không tốt.

C. càng thêm bạn càng tốt.                                                           

D. càng thêm bạn càng mất nhiều thời gian.

Câu 4: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần thiết cho những ai?

A. Thanh niên.                                            

B. Học sinh, sinh viên.

C. Người già.                                             

D. Tất cả mọi người.

Câu 5: Biểu hiện không tôn trọng người khác là?

A. Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác.

B. Kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ.

C. Không công kích, chê bai người khác.

D. Luôn công kích, chê bai người khác.

Câu 6: Pháp luật là

A. các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành.

B. các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

C.  các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện. Bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

D. quy định của một tổ chức.

Câu 7: “Việc Bác Hồ sau 2 năm đi công tác về vẫn nhớ mua vòng bạc cho một em bé ở Pác Bó để làm quà cho em” đã nói lên phẩm chất gì?

A. Tôn trọng lẽ phải.                                             

B. Liêm khiết.

 C. Giữ chữ tín.

D. Trung thực.

Câu 8: Em tán thành thái độ, hành vi nào sau đây?

A. Chỉ thích mặc kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh nước ngoài.

B. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

C. Thích dùng hàng ngoại, không dùng hàng nội.

D. Không thích xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác.

Câu 9: Nội dung nào không đúng với ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật.?

A. Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, thống nhất trong hành động.

B. Xác định trách nhiệm, bảo về quyền lợi của mọi người.

C. Tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân và toàn xã hội phát triển theo định hướng chung.

D. Chỉ bảo vệ quyền lợi cho các cấp lãnh đạo.

Câu 10: Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài học.

Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ ……………………………………………………………………………………… Nghiêm cấm các con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi HK1 môn GDCD 8 số 3

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 8

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

I/ Phần trắc nghiệm: (4,0 điểm).

A. Chọn câu trả lời đúng nhất. (3,0 điểm)

Câu 1: Câu nào sau đây nói về phẩm chất tôn trọng lẽ phải:

A. Vàng thật không sợ lửa.                                  

B. Gió chiều nào, theo chiều đó.

C. Đứng núi này trong núi nọ.                              

D. Ngậm miệng ăn tiền.

Câu 2: Câu nào sau đây nói về tính liêm khiết:

A. Ăn vóc học hay.                                     

B. Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy.

C. Không tham không giàu.                                  

D. Tham sinh úy tử.

Câu 3: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây:

A. Pháp luật và kỉ luật giống nhau.                     

B. Kỉ luật phải tuân theo pháp luật.         

C. Pháp luật và kỉ luật hoàn toàn khác nhau.      

D. Cả A, B, C không chính xác.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là không tôn trọng người khác:

A. Tôn trọn ý kiến của mọi người.           

B. Đặt lợi ích tập thể lên trên.

C. Nói xấu người khác.                                          

D. Luôn vâng lời thầy, cô.

Câu 5: Ý nào sau đây em không đồng tình:

A. Tự giác và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ nhau.

B. Học tập là loại lao động trí tuệ đặc biệt.

C. Tự giác và sáng tạo là do ý thức của mỗi người, không cần phải rèn luyện.

D. Lao động là điều kiện và phương tiện cho con người và xã hội phát triển.

Câu 6: Bên cạnh việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, mỗi chúng ta cần phải thể hiện được:

A. Văn hóa dân tộc.                                    

B. Lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

C. Lòng tự tôn dân tộc.                                          

D. Truyền thống sẵn có của dân tộc mình.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi HK1 môn GDCD 8 số 4

Câu 1: (2 điểm) 

Tại sao cần phải lao động tự giác và sáng tạo? Em hãy nêu 2 việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học tập.

Câu 2: (2 điểm) 

Pháp luật nước ta có quy định gì về quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ? Kể những việc làm của em để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này?

Câu 3: (3 điểm) 

A. So sánh sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật? Học sinh có cần tôn trọng pháp luật và kỉ luật không? Vì sao?

B. Hãy nêu 4 biểu hiện của người học sinh thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường.

Câu 4: (1 điểm) 

Hiện nay, tình trạng học sinh đánh nhau xảy ra tương đối phổ biến nhiều nơi. Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau, em sẽ làm gì?

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi HK1 môn GDCD 8 số 5

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm).  Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.5 đ/câu)

Câu 1: Hành vi tôn trọng lẽ phải là:        

A. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí.

B. Thích việc gì làm việc đó.

C. Không dám đưa ra ý kiến của mình.

D. Không làm mất lòng ai, gió chiều nào theo chiều ấy.

Câu 2: Hành vi thể hiện tính liêm khiết là:

A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt mục đích.

B. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình.

C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì. 

D.Việc gì có lợi cho mình thì làm.         

Câu 3: Câu tục ngữ nào không nói về tình bạn là:

A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.       

B. Học thầy không tày học bạn.

C. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.

D. Không thầy đố mày làm nên.           

Câu 4: Chúng ta học tập, tiếp thu ở các dân tộc khác, về:

A. Phát triển kinh tế bằng mọi giá, không chú ý tới môi trường.

B. Lối sống thực dụng.

C. Trình độ quản lí.

D. Cách sống chỉ trọng lí, không trọng tình.

Câu 5: Việc làm nào thể hiện đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh:

A. Có bạn tốt sẽ giúp mình khắc phục khó khăn, học hỏi những điều hay, lẽ phải.

B. Là bạn thân thiết thì cần phải bao che cho nhau.

C. Dành nhiều thời gian để tụ tập, đàn đúm, hội hè.

D. Vì lợi ích có thể khai thác được ở bạn.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi HK1 môn GDCD 8 số 6

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: Câu ca dao tục ngữ “Ăn ngay nói thẳng” nói lên phẩm chất đạo đức gì?

A. Giữ chữ tín                    

B. Tôn trọng lẽ phải

C. Liêm khiết              

D. Tôn trọng người khác

Câu 2: Câu ca dao tục ngữ “Xã hội kỉ cương, quê hương giàu đẹp” nói lên phẩm chất đạo đức gì?

A. Giữ chữ tín                  

B. Tôn trọng lẽ phải

C. Liêm khiết            

D. Pháp luật và kỉ luật

Câu 3: Câu tục ngữ “Một lần thất tín, vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức gì?

A. Giữ chữ tín                    

B. Tôn trọng lẽ phải

C. Liêm khiết              

D. Pháp luật và kỉ luật

Câu 4: Câu ca dao: "Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười" khuyên ta điều gì ?

A. Tôn trọng lẽ phải                             

B. Liêm khiết

C. Giữ chữ tín                                        

D.Tôn trọng người khác

Câu 5: Biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

A. Giữ chữ tín                       

B. Tôn trọng lẽ phải

C. Pháp luật   

D. Kỉ luật

Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tôn trọng lẽ phải?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.                       

B. Nói phải củ cải cũng nghe

C. Phép vua thua lệ làng               

D. Nói chín thì nên làm mười,

Nói mười làm chín kẻ cười người chê.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi HK1 môn GDCD 8 số 7

Trường: THCS Lai Châu

Số câu: 6 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề thi HK1 môn GDCD 8 số 8

Trường: THCS Nguyễn Du

Số câu: 3 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề thi HK1 môn GDCD 8 số 9

Trường: THCS Gia Lai

Số câu: 28 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề thi HK1 môn GDCD 8 số 10

Trường: THCS Bình Thuận

Số câu: 4 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

  • Tham khảo thêm

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM