10 đề thi HK1 môn Hóa lớp 11 năm 2019 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề thi HK1. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi HK1 môn Hóa lớp 11 năm 2019 có đáp án

1. Đề thi HK1 môn Hóa 11 số 1

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li yếu?

A. H2SO4.                   B. KOH.                        C. CH3COOH.                  D. D. NaCl.

Câu 2: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là

A. 1,12 lít                         B. 4,48 lít.                          C. 0,112 lít.                        D. 2,24 lít.

Câu 3: Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, kết thúc phản ứng thu được các chất

A. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2dư.                                   B. Ba(HCO3)2.                 

C. Ba(HCO3)2 và BaCO3.                                         D. BaCO3, Ba(OH)2dư.

Câu 4: Hòa tan 10,71 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe trong 4 lít dung dịch HNO3 a mol/l vừa đủ, thu được dung dịch Y và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ lệ mol 1:1. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Biết Y phản ứng với dung dịch NaOH thì không thấy khí thoát ra. Giá trị m và a lần lượt là

A. 55,35 và 2,20.            B. 53,55 và 2,20.             C. 53,55 và 0,22.       D. 55,35 và 0,22.

Câu 5: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí trong phòng thí nghiệm:

Các thu khí ở PTN

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Hình 3: Thu khí N2, H2 và HCl.                           B. Hình 2: Thu khí CO2, SO2 và NH3.

C. Hình 3: Thu khí N2, H2 và NH3.                          D. Hình 1: Thu khí H2, He và NH3.

Câu 6: Khi nhiệt phân, dãy muối rắn nào dưới đây đều sinh ra kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?

A. AgNO3, Hg(NO3)2.                                                 B. Cu(NO3)2, Mg(NO3)2.

C. Hg(NO3)2, Mg(NO3)2.                                            D. AgNO3, Cu(NO3)2.

Câu 7: Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng

A. % P2O5.                       B. % P.                              C. %PO43-.                         D. Ca(H2PO4)2.

Câu 8: Chất phản ứng được với NH3

A. Na2O.                        B. AlCl3 (dd).                   C. Na2CO3 (dd).                    D. NaOH (dd).

Câu 9: Nồng độ mol của anion trong dung dịch BaCl2 0,20M là

A. 0,40M.                         B. 0,20M.                           C. 0,30M.                           D. 0,10M.

Câu 10: Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?

A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit.

B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.

C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ.

D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra.

Câu 11: Cho P tác dụng với Mg, sản phẩm thu được là

A. Mg2P2O7.                     B. Mg3P2.                          C. Mg(PO3)2.                     D. Mg3(PO4)2.

Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Khí X (+H2O) → dung dịch X (+ H2SO4) → Y (+ NaOH dư) → X (+HNO3) → Z → T.

Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là:

A. NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O.                         B. NH3, N2, NH4NO3, N2O.

C. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3.                            D. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2.

Câu 13: Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

A.  ns2np5.                       B.  ns2np3.                        C.  ns2np4.                        D. ns2np2.

Câu 14: Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là

A. Pt, Cu.                         B. Al, Fe.                           C. Ag, Fe.                          D. Pb, Ag.

Câu 15: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất nước đá khô?

A. H2O.                             B. N2.                                 C. CO2.                              D. CO.

Câu 16: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là                  

A. 2,70.                             B. 4,05.                              C. 8,10.                              D. 5,40.

Câu 17: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. Mg(OH)→ Mg2+ +2OH-                                     

B. K2SO→ 2K+ + SO42-

D. HSO3-  →  H+ + SO32-

Câu 18: Phương trình ion:  là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?

A. NaOH + Ba(HCO3)2.

B. Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2.                                         

C. NaHCO3 + Ba(OH)2 

D. NaHCO3 + NaOH.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:  Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 0,01M với 100 ml dung dịch HCl 0,03M được 200 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng bao nhiêu?

Câu 2: Cho 2,8 gam N2 tác dụng H2 lấy dư. Biết hiệu suất phản ứng đạt 20%. Tính thể tích của NH3 thu được sau phản ứng (đktc)?

Câu 3: Thêm 200 ml dung dịch KOH 1M vào 300 ml dung dịch H3PO4 1M thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối trong dung dịch X.

Câu 4: Cho 1,71 gam hỗn hợp gồm (Al, Mg, Cu) phản ứng hết với 200 ml dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng thu được 7,91 gam hỗn hợp gồm 3 muối khan và V lít hỗn hợp khí NO2 và NO. Nung muối này tới khối luợng không đổi được m gam chất rắn. Tính m?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần trắc nghiệm

1C 2D 3D 4D 5D 6A 7A 8B 9A 10B 11B 12A 13D 14B 15C 16D 17B 18D

Phần tự luận

Câu 1:nH+= nHCl = 3.10-3 (mol) ; nOH-=nNaOH=1.10-3 (mol)

[H+]=(3.10-3 -1.10-3)/0,2= 0,01 (M)

→ pH=2

Câu 2:  nN2=0,1 (mol)

N2 + 3H2 ⇔ 2NH3

0,1        →        0,2      (mol)

VNH3 = 0,2.22,4.0,2= 0,896 (l)

Câu 3: nOH-=nKOH=0,2.1=0,2 (mol);  nH3PO4=0,3.1= 0,3 (mol)

nOH-/ nH3PO4 = 0,67

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O

nmuối= nKOH= 0,2 (mol)

nmuối= nKH2PO4 = 0,2.(39+2+31+16.4)=27,2 (g)

Câu 4: Đặt công thức chung của các muối nitrat là M(NO3)n

Phản ứng nhiệt phân muối M(NO3)n

2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + n/2O2

Từ (1) ta thấy

NO2- = 0,05 mol

Vậy mM2On = mM + mO2- = 1,71 + 0,05.16 = 2,51 gam

2. Đề thi HK1 môn Hóa 11 số 2

 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian 45 phút

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại X là

A. Al                                   B. Mg                            C. Zn                             D. Cu

Câu 2: Hai chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?

A. C2H5OH, CH3OCH3.                                         B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.

C. CH3OCH3, CH3CHO.                                        D. C4H10­, C­6H6.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách

A. phân hủy khí NH3.                                            B. nhiệt phân NaNO2.

C. thủy phân Mg3N2.                                            D. Đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl.

Câu 4: Công thức đơn giản nhất là công thức

A. biểu diễn số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử

B. biểu thị tỉ lệ tối giản các nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử

C. biểu thị tỉ lệ tối đa các nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử

D. biểu thị tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử

Câu 5: Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỏi những muối nào thu được và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?

A. Na2HPO4 và 14,2g; Na3PO4 và 49,2g            B. Na3PO4 và 50,0g

C. NaH2PO4 và 49,2g; Na2HPO4 và 14,2g         D. Na2HPO4 và 15,0g

Câu 6: Tìm phản ứng nhiệt phân sai:

A. 2AgNO3 → Ag2O + 2NO2 + 1/2O2                  B. KNO3 → KNO2 + 1/2O2

C. Zn(NO3)2 → ZnO + 2NO2 + 1/2O2                  D. Mg(NO3)2 → MgO + 2NO2 + 1/2O2

Câu 7: Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo cách nào sau đây:

A. đúng hoá trị.                                                       B. đúng số oxi hoá.

C. một thứ tự nhất định.                                        D. đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định

Câu 8: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do

A. Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền.

B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.

C. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực.

D. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.

Câu 9: Ion NH4+ có tên gọi:

A. Cation nitric                 B. Cation amino          C. Cation amoni          D. Cation hidroxyl

Câu 10: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M , khối lượng kết tủa thu được là

A. 10 g                               B. 15 g                          C. 20 g                          D. 25 g

Câu 11: Phương trình hóa học nào viết sai so với phản ứng xảy ra?

A. CaCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + 2HCl

B. FeS + 2HCl →  FeCl2 + H2S

C. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

D. CH3COONa + HCl  → CH3COOH + NaCl

Câu 12: Công thức cấu tạo nào sau đây là sai?

A. CH2=CH2                     B. CH ≡ CH                 C. CH3=CH3                 D. CH3 – CH2 – CH3

Câu 13: Các chất nào trong dãy sau đều là chất hữu cơ?

A. C2H2, C12H22O11, C2H4, NaCN.

B. CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6, CO.

C. CH3COOH, CH3COONa, (NH4)2CO3, C6H6.

D. HCOOH, CH4, C6H12O6, CH3COONa.

Câu 14: Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng( điều kiện phản ứng coi như có đủ)?

A. C + 2CuO " 2Cu + CO                                    B. C + H2O " CO+ H2

C. 3C + 4Al " Al4C3                                              D. C+O2 " CO2

Câu 15: Trường hợp nào sau đây các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. K+, CO32-, SO42-                                                 B. Al3+ , SO42-, Mg2+, Cl-

C. H+, NO3-, SO42-, Mg2+                                        D. Fe2+, NO3-, S2-, Na+

Câu 16: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là

A. liên kết đơn.                                                       B. liên kết cho nhận.

C. liên kết cộng hóa trị.                                          D. liên kết ion.

Câu 17: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng:

A. SiO2 + 4HF →SiF4 + 2H2O                              B. SiO2 + Na2CO3 →Na2SiO3 + CO2

C. SiO2 + 2NaOH →Na2SiO3 + CO2                   D. SiO2 + Mg → 2MgO + Si

Câu 18: Dung dịch amoniac trong nước có chứa các ion nào sau đây ( bỏ qua sự phân li của nước) :

A. NH4+, NH3, H+.         B. NH4+, OH-.             C. NH4+, NH3.            D. NH4+, NH3, OH-.

Câu 19: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 11,28 gam.                   B. 20,50 gam.              C. 8,60 gam.                D. 9,40 gam.

Câu 20: Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng %:

A. H3PO4.                          B. P.                               C. PO43-.                       D. P2O5.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21-30 của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi HK1 môn Hóa 11 số 3

 

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Thuốc muối nabica được dùng trong công nghiệp thực phẩm và dùng làm thuốc chữa đau dạ dày. Công thức hóa học của nabica là

A. CaCO3.                           B. Na2CO3.                    C. NH4HCO3.                 D. NaHCO3.

Câu 2: Dung dịch chất  nào sau đây ( cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất ?

A. K2SO4 .                           B. Al2(SO4)3.                  C. NaOH.                       D. KNO3.

Câu 3: Công thức của phân urê là

A. (NH2)2CO.                      B. (NH2)2CO3.                C. NH4NO3.                    D. (NH4)2CO3.

Câu 4: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?

A. 2C + Ca → CaC2.                                                 B. 3C + 4Al → Al4C3.

C. C + 2H2 → CH4.                                                    D. 3C + 2KClO3 → 2KCl+ 3CO2.

Câu 5: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li mạnh?

A. HF.                                  B. NaCl.                         C. H2O.                           D. Fe(OH)2.

Câu 6: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.                   

2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.

5. dễ bay hơi, khó cháy.                            

6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.

Nhóm các ý không đúng là:

A. 4, 5, 6.                            B. 1, 2, 3.                       C. 1, 3, 5.                      D. 1,4,5.

Câu 7: Cho dung dịch amoniac dư vào dung dịch muối FeCl2. Hiện tượng là

A. Có kết tủa màu trắng xanh không tan.             B. Có kết tủa keo trắng sau đó tan trong NH3 dư.

C. Có kết tủa keo trắng không tan.                       D. Có kết tủa màu nâu đỏ không tan.

Câu 8: Để phân biệt 4 lọ mất nhẫn, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaCl, người ta chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là

A. BaCl2.                             B. HCl.                            C. NaOH.                       D. Ba(OH)2.

Câu 9: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính là:

A. N2.                                   B. H2.                              C. CO2.                           D. O2.

Câu 10: Glucozơ có nhiều trong quả nho, công thức phân tử là C6H12O6. Công thức đơn giản nhất của glucozơ là

A. CH2O.                            B. C2H4O2.                    C. C4H8O4.                    D. C6H12O6.

Câu 11: Kim loại không phản ứng với axit HNO3 đặc nguội là

A. Ca.                                  B. Al.                               C. Ag.                              D. Cu.

Câu 12: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch có pH =12, thì

A. quỳ tím không đổi màu.                                       B. quỳ tím hoá xanh.

C. quỳ tím hoá đỏ.                                                     D. quỳ tím bị mất màu.

Câu 13: Khí CO2 không thể dùng để dập tắt đám cháy chất nào sau đây?

A. Mêtan.                            B. Cacbon.                    C. Magiê.                        D. Photpho.

Câu 14: Cặp dung dịch nào sau đây khi trộn với nhau thì có phản ứng trao đổi ion xảy ra?

A. KCl và NaNO3.                                                      B. Na2CO3 và KNO3.

C. Fe2(SO4)3 và HNO3.                                             D. K2SO4 và Ba(NO3)2.

Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng: M + HNO3 → M(NO3)n + X + H2O. X là sản phẩm khử của N. X không thể là chất nào sau đây?

A. NO2.                                B. NH3NO3.                    C. N2O5.                          D. N2.

Câu 16: Khi nhiệt phân hoàn toàn các muối AgNO3, NaNO3, Zn(NO3)2 thì chất rắn thu được sẽ là:

A. Ag2O, NaNO2, ZnO.                                             B. Ag, NaNO2, ZnO.

C. A2O, Na2O, ZnO.                                                  D. Ag, NaNO2, Zn.

Câu 17: Người ta điều chế HNO3 bằng  phản ứng sau: NH3 NO NO2  HNO3. Khối lượng axit HNO3 thu được từ 0,85 tấn NH3 là ( hiệu suất chung của cả quá trình là 90%)

A. 2,835 tấn.                      B. 3,150 tấn.                  C. 3,500 tấn.                  D. 1,7955 tấn.

Câu 18: Hoà tan vừa hết 3,6 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít khí NO2 (đktc). M là kim loại nào sau đây? ( cho NTK Mg=24, Al =27, Fe=56,  Cu=64)

A. Al.                                    B. Cu.                             C. Fe.                         D. Mg.

Câu 19: Dẫn V lít khí (đktc) CO2 vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được  6 gam kết tủa và dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa và lấy dung dịch A đun nóng thì  thu đươc kêt tủa nữa. Giá trị của v là

A. 3,136.                             B. 1,344.                        C. 1,344 và 3,136.        D. 3,36 và 1,12.

Câu 20: Phân tích hợp chất hữu cơ X, người ta thu được 54,54% C; 9,10% H và 36,36%O. Công thức đơn giản nhất của X là

A. C4H10O.                        B. CH2O.                       C. C2H4O.                       D. C4H8O2.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21-30 của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi HK1 môn Hóa 11 số 4

 

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm)

Câu 1. Silic đioxit (SiO2) tan được trong dung dịch của chất nào sau đây?

A. HF.                                     B. HNO3 đặc.               C. H2SO4 đặc.               D. H3PO4.

Câu 2. Một loại nước thải công nghiệp có pH = 9. Nước thải đó có môi trường

A. bazơ.                                 B. lưỡng tính.              C. axit.                            D. trung tính.

Câu 3. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch Y chứa 8m gam muối và x mol một chất khí duy nhất là N2O. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, kết thúc thí nghiệm có 64,6 gam NaOH đã phản ứng. Giá trị của x gần nhất với

A. 0,148.                               B. 0,136.                      C. 0,122.                         D. 0,082.

Câu 4. Khí X không màu, không mùi, rất độc nhưng được dùng trong luyện kim để khử các oxit kim loại. Khí X là                          

A. CO.                                 B. H2.                             C. CO2.                           D. NH3.

Câu 5. Nhỏ từ từ dung dịch HNO3 đến dư vào dung dịch NH4HCO3, hiện tượng xảy ra là

A. xuất hiện kết tủa trắng. 

B. thoát ra khí không màu.

C. thoát ra khí mùi khai.   

D. có kết tủa và sủi bọt khí.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi HK1 môn Hóa 11 số 5

 

TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối là do

A. chúng dễ hòa tan trong nước.                       

B. trong dd chúng phân li ra các ion.

C. sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan.    

D. chúng ở trạng thài lỏng.

Câu 2: Dung dịch một chất có pH= 8 thì nồng độ mol/lít của ion OH- trong dd là

A. 10-8                                   B. 8.10-1                     C. 8.10-3                     D. 10-6

Câu 3: Trường hợp nào sau đây các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Al3+ , SO42-, Mg2+, Cl-                                        B. K+, CO32-, SO42-

C. H+, NO3-, SO42-, Mg2+                                       D. Fe2+, NO3-, S2-, Na+

Câu 4: Cho Fe(III) oxit tác dụng với axit nitric thì sản phẩm thu được là:

A. Fe(NO3)2, NO và H2O                                        B. Fe(NO3)2, NO2 và H2O    

C. Fe(NO3)2, N2                                                     D. Fe(NO3)3 và H2O

Câu 5: Ở điều kiện thường photpho hoạt động hóa học khá hơn nitơ là do

A. Photpho ở trạng thái rắn còn nitơ ở trạng thái khí. 

B. Độ âm điện của P nhỏ hơn nitơ.

C. Photpho chỉ có liên kết đơn, còn nitơ có liên kết ba .        

D. P có đô âm điện lớn hơn nitơ.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi HK1 môn Hóa 11 số 6

TRƯỜNG THPT HÒA VANG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian 45 phút

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của

A. P2O5.                            

B. nguyên tố P.           

C. K2O.                         

D. N2O5.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây  khi nhiệt phân tạo ra sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?

A. KNO3,  Pb(NO3)2.

B. Fe(NO3)3, AgNO3.

C. Zn(NO3)2, Mg(NO3)2.         

D. Pb(NO3)2, Ca(NO3)2.

Câu 3: Silic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. Si  +  2F2 → SiF4.                                 

B. Si  +  O2   → SiO2.

C. 2Mg  +  Si  → Mg2Si.                           

D. Si  +  2NaOH  +  H2O → Na2SiO3  +  2H2.

Câu 4: Dung dịch  HCl  0,01M có pH bằng

A. 2,0.         

B. 3,0.

C. 1,0.

D. 4,0.

Câu 5: Trộn 150 dung dịch KOH 1M tác dụng với 50ml dung dịch H3PO4 2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Muối có trong dung dịch T

A. KH2PO4 và K2HPO4.

B. KH2PO4 và K3PO4.

C. K2HPO4 và K3PO4

D. KH2PO4.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi HK1 môn Hóa 11 số 7

Trường: THPT Nguyễn Hiền

Số câu: 24 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề thi HK1 môn Hóa 11 số 8

Trường: THPT Phan Chu Trinh

Số câu: 18 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề thi HK1 môn Hóa 11 số 9

Trường: THPT Ngô Quyền

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề thi HK1 môn Hóa 11 số 10

Trường: THPT Cẩm Lệ

Số câu: 18 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

...

 

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM