Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hóa

Nước ta đang trong quá trình thực hiện đô thị hóa. Những năm gần đây quá trình đô thị hóa của chúng ta mặc dù đã tăng lên mạnh mẽ tuy nhiên vẫn đứng sau nhiều nước trong cùng khu vực. Cụ thể như thế nào mời các bạn cùng đến với bài học “ đô thị hóa”

Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hóa

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm

a. Diễn ra chậm, trình độ thấp

- Thế kỷ thứ III(trước cn): thành Cổ loa là đô thị đầu tiên

- Thời phong kiến: chức năng:hành chính, thương mại, quân sự ( Thăng long,Phú xuân, Hội an,Đà nẳng, Phố hiến)

- Thời Pháp thuộc: chậm phát triển (Hà nội, Hải phòng, Nam định)

- Sau CM tháng 8: diễn ra chậm

- 1954-1975: diễn ra 2 xu hướng

  • Miền Nam: chính quyền Sài Gòn -> phục vụ chiến tranh
  • Miền Bắc: gắn với công nghiệp hóa

- 1965-1972: bị gián đoạn do Mỹ phá hoại

- 1975- nay: chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng còn thấp so với thế giới

b. Tỷ lệ dân thành thị tăng

  • Năm 1990, tỉ lệ dân thành thị nước ta là 19,5%
  • Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng lên là 26,9%
  • Tỉ lệ này còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực.

c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

  • Số lượng đô thị: Trung du, miền núi Bắc bộ: nhiều nhất đô thị vừa và nhỏ. Tiếp đến là đồng bằng sông Cửu long, đồng bằng sông Hồng.
  • Quy mô đô thị: Đông nam bộ có quy mô đô thị lớn nhất sau đó đến đồng bằng sông Hồng.
  • Số đô thị lớn: quá ít so với mạng lưới đô thị

1.2. Mạng lưới đô thị

  • 6 loại: đặc biệt, loại 1,2,3,4,5.
  • 5 đô thị trực thuộc T.Ư: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, tp.Hồ Chí Minh , Cần thơ.

1.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển KT-XH

  • Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • Phát triển KT- XH vùng và địa phương trong cả nước (đóng góp GDP cao)
  • Thành phố, thị xã: là thị trường tiêu thụ, sử dụng lao động có kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
  • Thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
  • Hạn chế: gây ô nhiễm môi trường,, an ninh trật tự, xã hội… không đảm bảo, phân hóa giàu nghèo

Việt Nam nỗ lực tham gia mạng lưới đô thị phát triển bền vững

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu khái niệm đô thị hóa?

Gợi ý làm bài

Khái niệm về đô thị hóa gồm có 3 ý chính sau:

+ Tăng nhanh số lượng, quy mô các điểm dân cư đô thị

+ Tập trung dân cư trong thành phố( nhất là thành phố lớn)

+ Phổ biến rộng rãi lối sống đô thị. 

Câu 2: Dựa vào bảng 18.1, nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2005.

Gợi ý làm bài

Giai đoạn 1990-2005:

- Số dân thành thị ngày càng tăng từ 12,9 triệu người (năm 1990) lên 22,3 triệu người (năm 2005), tăng gấp 1,73 lần.

- Tỉ lệ dân thành thị cũng ngày càng tăng từ 19,5% (năm 1990) lên 26,9% (năm 2005).

- Mặc dù có xu hướng tăng nhưng tỉ lệ này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.

Câu 3: Dựa vào bảng 18.2, nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước.

Gợi ý làm bài

  • Sự phân bố đô thị ở nước ta không đồng đều giữa các vùng: vùng có nhiều đô thị nhất (Trung du và miền núi Bắc Bộ) gấp 3,3 lần vùng có ít đô thị nhất (Đông Nam Bộ).
  • Số lượng đô thị nhiều nhưng số lượng thành phố còn rất ít.
  • Số dân đô thị cũng có sự không đồng đều vùng có số dân đô thị đông nhất (Đông Nam Bộ) gấp 5,0 lần so với vùng có số dân đô thị ít nhất (Tây Nguyên).

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Đô thị hóa Địa lý 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

  • Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta.
  • Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội.
  • Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM