Địa lí 12 Bài 19: TH: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng

Hôm nay, eLib.vn sẽ hướng dẫn các bạn làm bài thực hành "vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng". Hi vọng qua bài thực hành này, các bạn sẽ nắm được mức thu nhập bình quân của từng vùng.

Địa lí 12 Bài 19: TH: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Nhận biết và hiểu được sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.

- Biết được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.

1.2. Dụng cụ

- Bảng số liệu về thu nhập bình quân theo đầu người của các vùng nước ta.

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ

Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng nước ta, năm 2004 ?

Gợi ý làm bài

2.2. Hoạt động 2: So sánh, nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm

So sánh và nhận xét:

Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giũa các vùng có sự chênh lệch nhau khá lớn.

- Các vùng có thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả mức trung bình cả nước là :

+ Đồng bằng sông Hồng (488,2) và Đông Nam Bộ (833) trong đó Đông Nam Bộ có mức thu nhập cao nhất cả nước.

- Các vùng có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước là : Đông Bắc (379,9), Tây Bắc (265,7), Bắc Trung Bộ (317,1), Tây Nguyên (390,2), Duyên hải Nam Trung Bộ (414,9), đồng bằng sông Cửu Long (471).

Trong đó vùng Tây Bắc có mức thu nhập thấp nhất cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ.

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng đồng bằng : Đồng bằng sông Hồng (488,2), đồng bằng sông Cửu Long (471) trong khi Đông Nam Bộ là 833 nghìn đồng (gấp gần 2 lần).

- Giữa các vùng núi cũng có sự chênh lệch : vùng Tây Bắc là 265,7 nghìn đồng, trong khi Đông Bắc là 379,9 nghìn đồng, Tây Nguyên (390,2 nghìn đồng).

Giai đoạn 1999 – 2004, mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng đều có xu hướng tăng.

- Đông Bắc có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

- Tây Nguyên từ 1999 đển 2002 giảm, đến năm 2004 tăng.

=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội giữa các vùng 

- Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước; điều kiện sinh sống làm việc rất thuận lợi, dân cư chủ yếu hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ => đời sống người dân cao, thu nhập ổn định hơn.

- Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế thấp => thu nhập và mức sống thấp.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần nắm:

  • Sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
  • Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.
  • Vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu.
  • So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM