Bài học Địa lý 12

Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập thật tốt môn Địa lý lớp 12 và chuẩn bị hành trang vững chắc cho kì thi THPT, eLib xin giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh bộ nội dung bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 45. Ở mỗi bài giảng sẽ tóm tắt lý thuyết trọng tâm của bài học, bên cạnh đó là những bài tập luyện tập có hướng dẫn giải cụ thể để củng cố và ôn luyện kiến thức đã học. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo!

1. Giới thiệu bài học Địa lý 12

Hệ thống bài học Điạ Lý lớp 12 được eLib hệ thống hóa kiến thức cơ bản theo chương trình SGK môn Địa lớp 12. Bao gồm tổng hợp kiến thức môn Địa lý rất hay, hệ thống đầy đủ kiến thức giúp các bạn đang ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lý một cách dễ dàng hơn. Nội dung các bài giảng trải dài theo 10 chuơng và 45 bài theo chuơng trình học ở lớp các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Địa lý 12

Môn Địa lý là môn học không quá gây khó khăn đối với học sinh lớp 12. Tuy nhiên nếu không biết cách học rất dễ gây nhầm lẫn dẫn đến sai, lộn kiến thức và điểm kém là điều sễ gặp phải. Để ôn tập tốt môn Địa lý cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học khối C thì bạn cần có giải pháp khoa học, hợp lý. Những thông tin dưới đây sẽ định hướng cho bạn cách ôn tập hiệu quả môn học này.

2.1. Ôn tập theo từng chủ đề

Theo đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Địa lý thể hiện rõ sự phân hóa với 7 câu về tự nhiên, 3 câu dân cư, xã hội; 10 câu về các ngành; 10 câu về vùng kinh tế; còn lại 10 câu kỹ năng làm bài đọc bản số liệu Alat. Với cấu trúc đề thi như vậy, bạn nên ôn tập theo từng chủ đề để dễ dàng vận dụng sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức một cách chính xác.

Kiến thức Địa lý lớp 12 chia ra làm 4 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế và Địa lí vùng kinh tế, mỗi phần đều có mối liên hệ qua lại với nhau. Có thể hệ thống lại những kiến hức này bằng sơ đồ tư duy, bằng sơ đồ hình cây, bằng bảng hệ thống… Đây là cách hệ thống hóa lại bài học giúp bạn dễ nhớ và đăc biệt là không bỏ sót kiến thức.

Sau khi hệ thống chủ đề lớn cần phân tích những nội dung nhỏ, bôi đậm những nội dung quan trọng. Cách làm theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Các bạn học Địa lý thường rất e ngại các số liệu. Tuy nhiên, các bạn cần biết là không nhất thiết phải nhớ hết số liệu, chúng ta chỉ cần một dẫn chứng ở mỗi ý, nếu có hai số liệu (phần trăm hoặc số liệu thực tế), có thể chọn một trong hai. Nếu không thể nhớ chính xác số liệu thì có thể nhớ gần đúng theo dạng khoảng, gần bằng, lớn hơn... Ví dụ: nước ta có 2.360 con sông dài trên 10km thì các bạn có thể nhớ là hơn 2.000 con sông…

Các phần trong môn Địa lý đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu bạn đã nắm chắc kiến thức phần tự nhiên, dân cư thì phần Địa lý kinh tế và Địa lí vùng kinh tế cũng sẽ trở nên dễ dàng bởi kiến thức ở đây chủ yếu là sự lặp lại của phần kiến thức chung.

Các bạn cũng nên lưu ý đến những nội dung mang tính thời sự liên quan đến kiến thức Địa lý, bởi đây là câu hỏi thường gặp trong các đề thi những năm gần đây. Vì vậy, ngoài việc học thuộc lý thuyết, các bạn nên tìm hiểu thêm một số vấn đề mang tính thời sự nóng hổi về biển đảo, kinh tế qua sách báo, Internet để phần làm bài có tính thuyết phục hơn.

2.2. Thực hành vẽ biểu đồ

Thông thường, phần này chiếm 3 điểm trong bài thi. Bài tập biểu đồ không đánh đố như toán hay lý, hóa nên các bạn chỉ cần để ý một chút là dễ dàng nhận diện bài tập và ăn điểm cho phần này. Bài tập biểu đồ Địa lý thường có 6 dạng sau:

- Biểu đồ tròn: biểu đồ dạng này thường thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới 2 năm.

- Biểu đồ cột (đơn, đôi...): thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm. VD: thể hiện sự biến động dân số, diện tích đất đai...

- Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): dùng khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm. Ví dụ: yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số…

- Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: dùng khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị có mối quan hệ với nhau. Hoặc những đề bài có từ 3 loại số liệu trở lên và yêu cầu biểu diễn trên cùng một biểu đồ.

- Biểu đồ miền: vẽ biểu đồ này khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng từ 3 năm trở lên.

- Biểu đồ cột chồng: khi đề bài yêu cầu thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

- Ngoài ra còn có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường thường dùng trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỉ lệ cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên…

Nhận xét biểu đồ: cần theo nguyên tắc chung là nhận xét chung, nhận xét từng phần rồi tổng kết lại bằng cách nhận định xu hướng phát triển hoặc giải thích (tùy theo đề bài yêu cầu).

2.3. Không học vẹt

Địa lý là môn học cần cập nhật những kiến thức xã hội và thời sự. Vì vậy bạn không nên học vẹt hay học tủ. Trước hết cần nắm chắc kiến thức lý thuyết và vận dụng vào cuộc sống. Có thể kết hợp với những dữ kiện thời sự mà bài yêu cầu.

2.4. Sử dụng Atlat

Atlat có vai trò hết sức quan trọng đối với môn Địa lý. Thông thường, học sinh được mang atlat vào phòng thi và bạn nên tận dụng nó để bài thi hiệu quả, atlat sẽ là phương tiện nhớ kiến thức, giúp thi sinh giảm bớt việc học.

Để sử dụng hiệu quả cuốn alat phục vụ bài thi, thí sinh nên nhớ mục lục nằm ở đâu, nhớ trang ký hiệu, ngôn ngữ bản đồ, nên rèn luyện, làm thường xuyên. Cần biết rõ câu hỏi để có thể dùng Atlat như những câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó... đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat và sử dụng số bản đồ trong Atlat cho một những câu hỏi có liên quan.

3. Những lưu ý để học tốt môn Địa lý lớp 12

3.1. Để làm tốt bài thi trắc nghiệm Địa lý

- Trước tiên các em cần nắm vững kiến thức cơ bản sách giáo khoa, kể cả các định nghĩa, khái niệm, các nhận xét, nhận định.

- Khi làm bài thi, các em cần đọc kĩ đề thi và gạch chân ngay các từ chìa khóa, khi xác định được các từ chìa khóa của câu hỏi, lại có kiến thức cơ bản vững vàng chắc chắn các em sẽ dễ dàng ghi điểm ở những câu hỏi nhận biết.

3.2. Đối với các số liệu

Các em không cần ghi nhớ quá nhiều số liệu phức tạp mà chỉ cần nhớ các số liệu chính, đối với những câu hỏi cần số liệu, nếu đề thi không cho sẵn các em hoàn toàn có thể khai thác Atlat Địa lý Việt Nam.

3.3. Đối với phần bài tập bảng số liệu, biểu đồ

- Nắm chắc các công thức tính toán như mật độ dân số, công thức tính sản lượng, năng suất, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu…

- Đối với dạng bài tập biểu đồ, các em không còn phải vẽ biểu đồ nhưng cần có được kĩ năng rất quan trọng là nhận biết dạng biểu đồ, nhận xét biểu đồ.

- Một số dạng, từ khóa thường gặp và cách lựa chọn biểu đồ thích hợp

+ Biểu đồ thể hiện “ tốc độ tăng trưởng”, sự tăng trưởng/ gia tăng -> vẽ bđ đường: ví dụ tốc độ tăng trưởng dân số qua các năm, tốc độ tăng trưởng sản lượng qua các năm….

+ Biểu đồ thể hiện cơ cấu hoặc sự thay đổi/ sự chuyển dịch cơ cấu ( hoặc quy mô và cơ cấu) nếu =< 3 năm ( hoặc 3 đối tượng) => vẽ biểu đồ tròn : ví dụ biểu đồ thể hiện quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010…

+ Biểu đồ thể hiện cơ cấu hoặc sự thay đổi/ sự chuyển dịch cơ cấu nếu > 3 năm => vẽ bđ miền, ví dụ: biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta năm từ năm 1990 đến 2010 ( bảng số liệu có 4 năm trở lên)…

+ Biểu đồ thể hiện giá trị đối tượng, sự phát triển của đối tượng (thường có giá trị thực với đơn vị là: triệu tấn, triệu dân…) => vẽ bđ cột : ví dụ biểu đồ thể hiện giá trị sản lượng thủy sản bắc Trung Bộ và DHNTB qua các năm

+ Biểu đồ thể hiện được các đối tượng có đơn vị khác nhau: => vẽ biểu đồ kết hợp, ví dụ: biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản ( nghìn tấn) và giá trị sản xuất thủy sản ( tỉ đồng)….

- Tuy không phải vẽ biểu đồ nhưng thí sinh vẫn nên nắm được 1 biểu đồ đẩy đủ bao gồm các yếu tố: đơn vị, năm, khoảng cách năm, bảng chú giải, tên biểu đồ để có thể trả lời được những câu dạng tìm yếu tố bị thiếu hoặc sai trong biểu đồ

- Nhận xét bảng số liệu, biểu đồ: chú ý xu hướng thay đổi tăng, giảm (có liên tục hay không, tăng nhanh hay chậm…) dựa vào giá trị năm đầu, năm cuối, năm đột biến, tính toán tốc độ tăng trưởng, chú ý vị trí của đối tượng trong tổng cơ cấu…

3.4. Đối với bài tập Atlat

- Kĩ năng khai thác Atlat thì không thể thiếu dù thi với hình thức nào. Sai lầm lớn của nhiều học sinh thường cố gắng học ngay vào các trang Atlat mà không nắm được bảng chú giải, các kí hiệu chung thường dùng trong Atlat dẫn đến việc khi có đáp án câu hỏi các em cũng không hiểu được tại sao lại có đáp án đó.

- Một số câu hỏi nhận biết như câu hỏi về phân cấp đô thị loại 1,2 các em rất dễ nhầm sang quy mô đô thị > 1 triệu người, từ 500001 – 1 triệu người; hay câu hỏi về số vùng khí hậu trong miền khí hậu hầu hết các em đều nhầm lẫn; nguyên nhân chính cũng là do các em không nắm được bảng chú giải.

- Các em nên thuộc được nội dung cơ bản của các trang Atlat để khi đề thi không đưa ra 1 trang Atlat cụ thể hoặc đề thi không có mệnh đề “Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam” , các em vẫn có thể mở ngay được trang cần sử dụng, khai thác được các kiến thức của trang Atlat đó.

3.5. Chú ý những câu hỏi dạng phủ định

Đọc kĩ đề sẽ giúp các em phát hiện ra dạng câu hỏi phủ định, những câu hỏi này thường không quá khó nhưng do đọc đề nhanh, vội nên thường bỏ sót điểm , rất lãng phí

3.6. Khi làm bài thi

Nên đọc đề một lượt, gặp câu hỏi dễ trả lời ngay, câu hỏi khó đánh dấu lại để chuyển sang câu khác. Sau đó quay lại giải quyết các câu khó, dành nhiều thời gian để suy nghĩ, tính toán, loại trừ các phương án, tham khảo Atlat.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM