GDCD 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Bài học dưới đây cung cấp kiến thức về một số quyền dân chủ của công dân. Qua đó giúp các em rèn luyện thái độ tích cực, có ý thức, trách nhiệm cảu một người trẻ tuổi xây dựng đất nước. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

a. Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử

Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

Người có quyền bầu cử ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân: Công dân đủ 18 trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên dầu có quyền ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân.

Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan đại biểu của nhân dân.

  • Thứ nhất, các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri.
  • Thứ hai, các đại biểu nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.

c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân

  • Là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
  • Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta.

1.2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Ở phạm vi cả nước:

  • Thảo luận, góp ý
  • Biểu quyết

- Ở phạm vi cơ sở:

  • Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”:
  • Những việc phải được thông báo để đân biết mà thực hiện (chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước…).
  • Những việc dân làm và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
  • Những việc dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.
  • Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát, kiểm tra.

c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

1.3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

  • Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
  • Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
  • Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

- Người có quyền khiếu nại, tố cáo:

  • Người khiếu nại: mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
  • Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo.

- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

  • Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.

- Người giải quyết khiếu nại:

  • Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.

Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.

Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.

- Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:

Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.

Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.

c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân

Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.

1.4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các nền dân chủ của công dân

  • Trách nhiệm của nhà nước: Phải đảm bảo các điều kiện để nhân dân thực hiện quyền dân chủ.
  • Trách nhiệm công dân: Thực hiện tốt quyền dân chủ.

2. Luyện tập

Câu 1: Sử dụng hiểu biết về các quyền đã học trong bài, em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

Gợi ý trả lời

- Khái niệm:

  • Dân chủ trực tiếp là một hình thức thực hiện dân chủ mà theo đó các thành viên trong xã hội tự bàn bạc và quyết định công việc của chính mình.
  • Dân chủ gián tiếp là hình thức thực hiện dân chủ mà theo đó các thành viên trong xã hội bầu ra các đại diện và giao cho họ trách nhiệm thay mặt mình bàn bạc và quyết định các công việc chung.

- Ưu diểm và hạn chế cơ bản của hai hình thức dân chủ:

- Dân chủ trực tiếp:

  • Ưu điểm: cử tri được bàn bạc trực tiếp để đi đến thống nhất các quyết sách, chương trình hành động trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội... theo biểu quyết đa số. Mọi công dân bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội...; tập trung được nhiều ý kiến hay, quý báu từ nhân dân để Đảng, Nhà nước xây dựng Luật, các chính sách; Phát huy được tinh thần tự quản của nhân dân. Mang tính quần chúng rộng rãi.
  • Hạn chế: Phạm vi hẹp, chỉ ở tầm vi mô, ban đầu. Phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân.

- Dân chủ gián tiếp:

  • Ưu điểm: Nhân dân được làm chủ thông qua người đại diện nên phạm vi được bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, trên mọi lĩnh vực.
  • Hạn chế: Nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp nên phụ thuộc nhiều vào khả năng của người đại diện.

Do đó, cần kết hợp tốt cả hai hình thức dân chủ.

Câu 2: Là học sinh lớp 12, em và các bạn có thể tham gia vào việc xây dựng và quản lí trường, lớp bằng những hình thức dân chủ nào?

Gợi ý trả lời

  • Dân chủ trực tiếp là tập thể học sinh bàn bạc, đề xuất và đưa ra các quy định chung về tổ chức các hình thức, nội dung học tập và sinh hoạt tập thể, các hoạt động nhân đạo tình nghĩa của lớp, trường trong phạm vi nội quy, điều lệ trường cho phép.
  • Dân chủ gián tiếp là bầu ra ban cán sự lớp thay mặt tập thể học sinh của lớp làm việc với ban giám hiệu với các thầy cô, giáo viên chủ nhiệm trong quá trình điều hành để duy trì trật tự, kỉ cương học tập, sinh hoạt tại trường, lớp.

Câu 3: Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé. Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”.

Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không? Vì sao?

Gợi ý trả lời

  • H tự hào vì lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân là rất chính đáng. Tuy nhiên, việc H hãnh diện vì không chỉ bỏ một phiếu của mình mà còn bỏ phiếu thay cả bà và mẹ lại là một việc làm sai, cần phải phê phán.
  • Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi mỗi công dân phải tự mình lựa chọn các đại biểu xứng đáng mà mình tin cậy, tự mình thể hiện sự tính nhiệm đó trên lá phiếu và tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu.
  • Để đảm bảo nguyên tắc này được thực thi, ngày bầu cử ở nước ta thường được tổ chức vào ngày chủ nhật để mọi người dân đều có điều kiện trực tiếp bỏ phiếu. Đối với những người tàn tật, những người ốm nặng không đến được địa điểm bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải cử người mang hòm phiếu đến tận nơi để giúp họ trực tiếp thực hiện quyền công dân của mình.
  • Việc H làm thay bà và mẹ quyền bỏ phiếu trực tiếp, thực chất là vi phạm luật bầu cử.

Câu 4: Em hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo bằng cách ghi ý kiến của em vào bảng dưới đây.

 

Khiếu

nại

Tố

cáo

Người có quyền

 

 

Mục đích

 

 

Quyền và nghĩa vụ

của người khiếu

nại, tố cáo

 

 

Người có thẩm

quyền giải quyết

 

 

Gợi ý trả lời

 

Khiếu nại

Tố cáo

Người có

quyền

Cá nhân, tổ chức,

cơ quan có quyền,

lợi ích hợp pháp

bị xâm hại

Bất cứ công dân nào

Mục đích

Khôi phục quyền lợi

và lợi ích hợp pháp

của chính người

khiếu nại đã bị

xâm phạm

Phát hiện, ngăn chặn

các việc làm trái pháp

luật xâm phạm đến

quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân,

tổ chức, cơ quan.

Quyền và

nghĩa vụ của

người khiếu

nại, tố cáo

Điều 12 – Luật

Khiếu nại 2011

Điều 9 – Luật

Tố cáo 2011

Người có

thẩm quyền

giải quyết

1. Người đứng đầu cơ

quan hành chính có

quyết định, hành vi

hành chính bị

khiếu nại.

2. Người đứng đầu cơ

quan cấp trên trực tiếp

của cơ quan hành chính

có quyết định, hành vi

hành chính bị khiếu nại.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh, Bộ trưởng,

Thứ trưởng ở cơ quan

ngang bộ, Trưởng

Thanh tra Chính phủ.

1. Người đứng đầu cơ quan,

tổ chức quản lí người

bị tố cáo.

2. Người đứng đầu cơ quan,

tổ chức cấp trên của

cơ quan, tổ chức

có người bị tố cáo.

Chánh Thanh tra các cấp,

Tổng Thanh tra chính phủ.

3. Các cơ quan tố tụng

(Điều tra, Kiểm sát,

Tòa án) nếu hành vi tố

cáo có dấu hiệu hình sự.

Câu 5: Một cán bộ xã nghi một học sinh lớp 8 lấy cắp xe đạp của con mình nên đã bắt em về trụ sở xã, nhốt vào phòng làm việc cả ngày và mắng nhiếc, xoắn tai, dọa dẫm, ép em phải nhận tội. Thực ra, chiếc xe đó bị một bạn khác trong lớp mượn mà không hỏi. Cuối ngày, sau khi chiếc xe đã được trả lại, ông cán bộ xã mới thả cho em học sinh về trong trạng thái tinh thần hoảng loạn. Mẹ em học sinh đó do bị cán bộ xã khống chế, dọa nạt nên không dám nói năng gì.

Em và các bạn có thể làm gì để giúp bạn học sinh trong trường hợp này và cũng để phòng ngừa những việc tương tự có thể xảy ra đối với em và các bạn khác trong trường?

Gợi ý trả lời

- Ông cán bộ xã đã vi phạm pháp luật. Ông đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác.

  • Em có thể tự mình sử dụng quyền tố cáo của mình để đưa sự việc lên cơ quan có thẩm quyền;
  • Giải thích cho gia đình bạn đó hiểu về quyền, trách nhiệm của họ trong việc khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền lợi của con mình;
  • Nhờ Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường can thiệp;
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin mình biết cho cơ quan chức năng để làm rõ trách nhiệm của ông cán bộ xã về hành vi sai phạm của ông ta, ...

Câu 6: Em hãy dùng kiến thức trong bài để trình bày quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của người dân đối với hành vi hành chính của một cán bộ xã (không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã) vì cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân đó.

Gợi ý trả lời

Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Bước 1: Nộp đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật định.

Bước 3:

  • Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân có hiệu lực thi hành.
  • Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết thì họ có thể tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

Bước 4:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại. Nếu quyết định nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện sẽ ra yêu cầu người cán bộ xã kia phải sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, bồi thường thiệt hại (nếu có).
  • Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần thứ hai thì trong thời hạn do luật định, có quyền khởi kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân.

Câu 7: Bài tập thực hành.

a) Mỗi tổ tiến hành khảo sát thực tiễn việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn nơi mình sinh sống (những việc gì trên thực tế dân được biết, việc gì dân được bàn. Việc gì dân được quyết định và việc gì dân được giám sát); cách thức thực hiện các việc đó như thế nào?

b) Mỗi tổ cử một, hai bạn làm nhiệm vụ của các đại diện học sinh để thu thập ý kiến, nguyện vọng của các bạn trong tổ, sau đó tham gia thảo luận với các đại diện của các tổ khác, cuối cùng đưa ra nghị quyết chung của lớp về các vấn đề mọi người cùng quan tâm như: cách tổ chức ôn thi tốt nghiệp, nghe giới thiệu hướng nghiệp tại địa phương, hoạt động văn nghệ, thể thao để chia tay với trường,…

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Công dân với các quyền dân chủ GDCD 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm được các nội dung sau

  • Hiểu được khái niệm nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện một số nội dung quyền dân chủ của công dân
  • Hiểu được mối quan hệ trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân trong việc thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân
Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM