GDCD 11 Bài 8: Chủ nghĩa xã hội

Bài học dưới đây sẽ giúp các em hiểu về chủ nghĩa xã hội. Qua đó củng cố niềm tin vào thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta; có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước. Các em hãy cùng nhau tham khảo nhé!

GDCD 11 Bài 8: Chủ nghĩa xã hội

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa

- Giai đoạn đầu:

  • Kinh tế phát triển
  • Lực lượng sản xuất phát triển tới giới hạn
  • Nguyên tắc phân phối “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.

- Giai đoạn sau:

  • Kinh tế phát triển mạnh mẽ
  • Lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng
  • Của cải dồi dào
  • Nguyên tắc phân phối” làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

⇒ XHCSCN là quá trình phát triển lâu dài qua 2 giai đoạn cơ bản, trong đó CNXH là giai đoạn đầu của XHCNCS.

b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam.

  • Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh
  • Do nhân dân lao động làm chủ
  • KT phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
  • Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
  • Con người sống tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện.
  • Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau.
  • Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
  • Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

1.2. Quá độ lên CNXH ở nước ta

a. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam

- Hai hình thức quá độ:

  • Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH
  • Quá độ từ XH tiền TB lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN.

- Tính tất yếu đi lên CNXH:

  • Việc làm đúng đắn
  • Phù hợp với điều kiện lịch sử
  • Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
  • Phù hợp với xu thế của thời đại.

b. Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta

  • Chính trị: Vai trò lãnh đạo của ĐCS, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
  • Kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
  • Văn hóa: Tồn tại nhiều loại, khuynh hướng khác nhau, tồn tại tư tưởng lạc hậu, phản động.
  • Xã hội: Có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, đời sống các vùng chưa đều, tệ nạn xã hội…

⇒ Những đặc điểm trên hiện nay đang tồn tại những có những cái tốt ta nên phát huy, những yếu tố cổ, lạc hậu không phù hợp ta cần loại bỏ, để sớm đưa đất nước ta lên CNXH.

2. Luyện tập

Câu 1: Hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

Gợi ý trả lời:

- Sự khác nhau của của hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa là:

  • Giai đoạn đầu (hay giai đoạn thấp) của xã hội cộng sản chủ nghĩa gọi là chủ nghĩa xã hội với đặc trưng là sự phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của lực lượng sản xuất mới đạt tới giới hạn bảo đảm cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.
  • Giai đoạn sau (hay giai đoạn cao) của xã hội cộng sản chủ nghĩa goi là chủ nghĩa cộng sản. Ở giai đoạn này, sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo ra năng suất lao động rất cao và ngày càng tăng, các nguồn của cải dồi dào, xã hội có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”

Sự khác nhau đó là ở mỗi giai đoạn, sự phát triển kinh tế, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất khác nhau dẫn đến nguyên tắc phân phối sản phẩm xã hội cũng khác nhau.

Câu 2: Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo em, đặc trưng nào được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn cuộc sống hiện nay ở nước ta?

Gợi ý trả lời:

- Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:

  • Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;
  • Do nhân dân làm chủ;
  • Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
  • Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
  • Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;
  • Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;
  • Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
  • Có quan hệ hữu ngị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Đặc trưng được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn hiện nay ở nước ta là “nhà nước do nhân dân làm chủ, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”

Câu 3: Tại sao nói, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan?

Gợi ý trả lời:

Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là sự lựa chọn đúng đắn vì:

  • Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới thực sự độc lập
  • Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ được áp bức, bóc lột
  • Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc; mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện.

Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt những năm đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đã chứng minh điều đó là đúng đắn.

Đảng ta đã khẳng định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tự mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Như vậy, quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại.

Câu 4: Em hiểu thế nào là “quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”?

Gợi ý trả lời:

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa về cơ bản là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN trong nền sản xuất xã hội đang vận động đi lên CNXH, cũng có nghĩa ở đó còn tồn tại ở mức độ nhất định các quan hệ sản xuất tư bản và tiền tư bản, chúng vận động và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đang định hướng đi lên CNXH. Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có những chính sách để các quan hệ này vận động, đóng góp vào sự tăng trưởng chung, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của chúng.

Câu 5: Theo em, chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với các chế độ xã hội trước đây ở nước ta ở điểm nào?

Gợi ý trả lời:

Chế độ xã hội chủ nghĩa là nhà nước do dân và vì dân nên nó khác các xã hội trước như sau:

  • Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
  • Do nhân dân làm chủ.
  • Có nền KT phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
  • Có nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Con người được giải phóng khỏi áp bức , bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện.
  • Các dt trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
  • Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
  • Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Câu 6: Hãy nêu một vài biểu hiện về những tàn dư của xã hội cũ cần phải đấu tranh khắc phục ở nước ta hiện nay (hay ở địa phương mình). Là học sinh phổ thông, em có thể làm gì để khắc phục tàn dư đó?

Gợi ý trả lời:

- Những tàn dư xã hội cũ:

  • Tham nhũng
  • Mê tín dị đoan
  • Tảo hôn
  • Trọng nam, khinh nữ
  • Trọng giàu, khinh nghèo
  • Áp bức bóc lột, coi quan lại cán bộ là có quyền áp bức,…

- Cần làm:

  • Luôn ý thức tự giác học hỏi, nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất đạo đức cá nhân
  • Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật
  • Kiên quyết không làm theo những hành động đó, tuyên truyền nâng cao ý thức cho mọi người
  • Lên án, tố cáo những hành vi vi phạm,…

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Chủ nghĩa xã hội GDCD 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Kết thúc bài học này, các em cần nắm các nội dung chính sau

  • Hiểu được CNXH là giai đoạn đầu của xã hội CSCN
  • Nêu được sự những đặc trưng cơ bản của CNXH ở nước ta
  • Nêu được tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội và đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM