Các hàm xử lý mảng trong PHP

Trong một dự án PHP mảng là thành phần rất quan trọng, tuy nhiên để làm việc được với mảng bạn cần phải xử lý. Trong ngôn ngữ lập trình bậc trung thì để xử lý mảng chúng ta phải sử dụng thuật toán kết hợp với vòng lặp. Nhưng trong ngôn ngữ lập trình PHP đã hỗ trợ sẵn rất nhiều hàm để xử lý mảng. Cùng eLib tìm hiểu về các hàm xử lý mảng trong PHP qua bài viết dưới đây.

Các hàm xử lý mảng trong PHP

1. Hàm array() trong PHP

Hàm PHP array() được sử dụng để tạo và trả về một mảng. Nó cho phép bạn tạo các mảng được lập chỉ mục, mảng liên kết và mảng đa chiều.

Cú pháp:

array();

Ví dụ 1: array1.php

<?php
$season = array(
    "summer",
    "winter",
    "spring",
    "autumn"
);

// tính độ dài của mảng
$arrlength = count($season);
// hiển thị các phần tử của mảng
for ($i = 0;$i < $arrlength;$i++)
{
    echo $season[$i];
    echo "<br>";
}
?>

Kết quả:

summer
winter
spring
autumn

2. Hàm array_change_key_case() trong PHP

Hàm array_change_key_case() trong PHP được sử dụng để thay đổi khóa (key) của một mảng.

Nó chỉ được sử dụng để thay đổi chữ hoa chữ thường cho khóa (key) của mảng.

Cú pháp:

array array_change_key_case ( array $array [, int $case = CASE_LOWER ])

Ví dụ 1:

<?php
$salary = array(
    "Cong" => "550000",
    "Dung" => "250000",
    "Vu" => "200000"
);
print_r(array_change_key_case($salary, CASE_UPPER));
?>

Kết quả:

Array ( [CONG] => 550000 [DUNG] => 250000 [VU] => 200000 )

Ví dụ 2:

<?php
$salary = array(
    "Cong" => "550000",
    "Dung" => "250000",
    "Vu" => "200000"
);
print_r(array_change_key_case($salary, CASE_LOWER));
?>

Kết quả:

Array ( [cong] => 550000 [dung] => 250000 [vu] => 200000 )

3. Hàm array_chunk() trong PHP

Hàm array_chunk() trong PHP chia mảng thành các khối. Bằng cách sử dụng phương thức array_chunk(), bạn có thể chia mảng thành nhiều phần.

Cú pháp:

array array_chunk ( array $array , int $size [, bool $preserve_keys = false ] )

Ví dụ:

<?php
$salary = array(
    "Cong" => "550000",
    "Dung" => "250000",
    "Vu" => "200000"
);
print_r(array_chunk($salary, 2));
?>
Kết quả:
Array ( [0] => Array ( [0] => 550000 [1] => 250000 ) 
        [1] => Array ( [0] => 200000 ) )

4. Hàm count() trong PHP

Hàm PHP count() đếm tất cả các phần tử trong một mảng.

Cú pháp:

int count ( mixed $array_or_countable [, int $mode = COUNT_NORMAL ] ) 

Ví dụ:

<?php
$season = array(
    "summer",
    "winter",
    "spring",
    "autumn"
);
echo count($season);
?>

Kết quả:

4

5. Hàm sort() trong PHP

Hàm PHP sort() sắp xếp tất cả các phần tử trong một mảng.

Cú pháp:

bool sort ( array &$array [, int $sort_flags = SORT_REGULAR ] )

Ví dụ:

<?php
$season = array(
    "summer",
    "winter",
    "spring",
    "autumn"
);
sort($season);
foreach ($season as $s)
{
    echo "$s<br />";
}
?>

Kết quả:

autumn
spring
summer
winter

6. Hàm array_reverse() trong PHP

Hàm array_reverse() trong PHP trả về một mảng chứa các phần tử theo thứ tự đảo ngược.

Cú pháp:

array array_reverse ( array $array [, bool $preserve_keys = false ])

Ví dụ:

<?php
$season = array(
    "summer",
    "winter",
    "spring",
    "autumn"
);
$reverseseason = array_reverse($season);
foreach ($reverseseason as $s)
{
    echo "$s<br />";
}
?>

Kết quả:

autumn
spring
winter
summer

7. Hàm array_search() trong PHP

Hàm array_search () trong PHP tìm kiếm giá trị được chỉ định trong một mảng. Nó trả về khóa nếu tìm kiếm thành công.

Cú pháp:

mixed array_search ( mixed $needle , array $haystack [, bool $strict = false ])

Ví dụ:

<?php
$season = array(
    "summer",
    "winter",
    "spring",
    "autumn"
);
$key = array_search("spring", $season);
echo $key;
?>

Kết quả:

2

8. Hàm array_intersect() trong PHP

Hàm array_intersect() trong PHP trả về giao điểm của hai mảng. Nói cách khác, nó trả về các phần tử giống nhau của hai mảng.

Cú pháp:

array array_intersect ( array $array1 , array $array2 [, array $... ])

Ví dụ:

<?php
$name1 = array(
    "Java",
    "PHP",
    "C++",
    "VBA"
);
$name2 = array(
    "PHP",
    "HTML",
    "CSS",
    "Java"
);
$name3 = array_intersect($name1, $name2);
foreach ($name3 as $n)
{
    echo "$n<br />";
}
?>
Kết quả:
Java
PHP

Trên đây là bài viết về các hàm xử lý mảng và ví dụ cụ thể mà eLib đã tổng hợp được. Chúng tôi hy vọng, qua bài viết, bạn đọc sẽ hiểu hơn về mảng và áp dụng được vào quá trình lập trình. Chúc các bạn thành công!

Ngày:09/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM