Câu hỏi ôn thi cuối kỳ môn Triết học có lời giải - ĐH Khoa Học Tự Nhiên, TP.HCM

Cùng nhau ôn tập và củng cố kiến thức thông qua Câu hỏi ôn thi cuối kỳ môn Triết học có lời giải của trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên, TP.HCM mà eLib.VN đã tổng hợp dưới đây nhé. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích, giúp các bạn chuẩn bị cho kì thi kết thúc môn đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo!

Câu hỏi ôn thi cuối kỳ môn Triết học có lời giải - ĐH Khoa Học Tự Nhiên, TP.HCM

Câu 1: Những hình thức lịch sử của phép biên chứng ? Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và những yêu cầu có tính nguyên tắc mà phép biện chứng duy vật đòi hỏi?

Trả lời:

Phép biện chứng là học thuyết về các mối liên hệ về sự vận động và phát triển.  (là sự hiểu biết của con người về sự vận động và phát triển).

Căn cứ vào sự vận động và phát triển phép biện chứng hay căn cứ vào sự hiểu biết của con người, người ta chia phép biện chứng thành 3 hình thức cơ bản:

- Phép biện chứng chất phát thể hiện rõ nét ở thời cổ đại. Tiêu biểu cho phép biện chứng chất phác thời cổ đại ở phương Đông là quan điểm về Dich, về Âm Dương ngũ hành ở Trung Quốc, ở phương Tây là quan điểm của Hêraclit ở Hy Lạp. Những đặc trưng cơ bản là tính chất phác, thuần phác tự nhiên. Các nhà triết học cổ đại nghiên cứu sự vận động , phát triển của đối tượng trong bức tranh chung, tổng thể về thế giới. Do trình độ khoa học chưa phát triển, nên phép biện chứng cổ đại mởi chỉ là những quan điểm biện chứng mộc mạc, mang tính phỏng đoán trên cơ sở kinh nghiệm trực quan.

- Phép biện chứng duy tâm (học thuyết này nói về các mối liên hệ, sự vận động và phát triển của các nhà triết học duy tâm) đạt đỉnh cao ở thế kỉ XIX đặc biệt là trong triết học của Hegel. Đặc trưng cơ bản của nó là tính chất duy tâm.  Công lao lơn nhất của Hegel là lần đầu tiên trong lịch sử ông đã trình bày các nội dung cơ bản của phép biện chứng một cách cụ thể và chặt chẻ thông qua các nguyên lý, các quy luật, các phạm trù  và phép biện chứng Hegel đã trở thành một trong ly luận để hình thành phép biện chứng duy vật. Hạn chế của Hegel chính là duy tâm.

- Phép biện chứng duy vật do Mác và Angghen xây dựng dựa trên những nội dung hợp lý của phép biện chứng Hegel. Đặc trưng của cơ bản của phép biện chứng duy vật là: phép biện chứng duy vật được xây dựng trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học, phép biện chứng duy vật không chỉ giải thích các mối liên hệ, trạng thái vận động và phát triển của thế giới mà nó còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.

Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật được khái quát thành 2 nguyên lý:

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Nguyên lý về sự phát triển

Nội dung của 2 nguyên lý của phép biện chứng duy vật:

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại cô lập, tách rời những sự vật, hiện tượng khác mà chúng nằm trong mối liên hệ với nhau.

Mối liên hệ đây chính là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc nhau, góp phần quy định sự tồn tại của nhau, chuyển hoá nhau của các sự vật, hiện tượng. Bất kì mối liên hệ nào thì đều có 3 tính chất cơ bản là:

Tính khách quan: các mối liên hệ tồn tại ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

Tính phổ biến: bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có mối liên hệ, ở đâu (về không gian) cũng có mối liên hệ, lúc nào (về thời gian) cũng có mối liên hệ.

Tính đa dạng phong phú: sự vật khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì mối liên hệ khác nhau.

- Nguyên lý về sự phát triển: Mọi sự vật ở trạng thái vận động thì nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển là mâu thuẫn của sự vật, cách thức của sự vận động và phát triển là lượng sự vật đổi dẫn đến chất biến đổi và ngược lại. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển là một quá trình quanh co, phức tạp được biểu diễn bằng đường xoáy ốc đi lên, đây là quá trình phủ định của phủ định mà hết mỗi chu kì sự vật lập lại dường như cái ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.

Vận động ở đây được hiểu là moi sự biến đổi, đây là sự biến đổi chưa xác định về hương. Phát triển cũng đề cập đến sự biến đổi nhưng sự biến đổi đã được xác định hướng đó là từ chưa hoàn thiện đến sự hoàn thiện, từ trình độ thấp đến trình độ cao. Vận động và phát triển cũng có 3 tính chất cơ bản là : Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng và phong phú.

Hai nguyên lý này được cụ thể hoá qua các quy luật, các quy luật này được chia làm 2 loại:

Các quy luật không cơ bản (các cặp phạm trù cơ bản), có 6 quy luật không cơ bản:

- Cái riêng và cái chung

- Nguyên nhân và kết quả

- Tất nhiên và ngẫu nhiên

- Nội dung và hình thức

- Bản chất và hiện tượng

- Khả năng và hiện thưc

Tất cả các cặp phạm trù cho ta hiểu tính đa dạng giữa các mối liên hệ.

Các quy luật cơ bản bao gồm 3 quy luật:

- Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.( quy luật lượng - chất). Đây là quy luật về cách thức của sự vận động và phát triển.

Tóm tắt nội dung:  mọi sự vật, hiện tượng đều có lượng và chất. Chất tương đối ổn định còn lượng thì thường xuyên biến đổi. Lượng biến đổi đến một mức nhất định và trong những điều kiện nhất định thì chất sẽ thay đổi, khi đó sự vật, hiện tượng sẽ chuyển hoá. Sự vật mới ra đời có chất mới, lượng mơi. Lượng vẫn thường xuyên biến đối nhưng sự biến đổi của lượng mới khác sự biến đổi của lượng củ. Sự khác nhau này do chất quy định. Như vậy, từ những thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.

Chất là khái niệm dùng để chỉ quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, làm cho nó phân  biệt được với những cái khác.

Lượng là khái niệm để chỉ tính khách quan vốn có về số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ,tốc độ nhanh hay chậm,  trình độ cao hay thấp, v.v. Của sự vật hiện tượng song lượng chưa là cơ sở để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.

Từ những thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất, từ những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến sự thay đổi về lượng đây chính là cách thức của sự vận động và phát triển.

- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ( quy luật mâu thuẫn ) Cho chúng ta hiều về nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

Câu 2: Tại sao phải thống nhất giữa lý luận với thực tiễn lại là một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng hay triết học thực tiễn?

Trả lời:

Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là lý luận và thực tiễn phải gắn bó với nhau, trong sự gắn bó này thì thực tiễn phải có lý luận dẫn đường, lý luận phải lấy thực tiễn làm cơ sở, động lực, mục đích và là nơi để kiểm tra lý luận là đúng hay sai.

Thực tiễn và những hình thức cơ bản của thực tiễn:

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất mang tính lịch sử, xã hội của con người nhằm cải tạo hiện thực.

Thực tiễn rất đa dạng nhưng được biểu hiện dưới 3 hình thức cơ bản:

- Hoạt động sản xuất vật chất

- Hoạt động chính trị xã hội (là hoạt động  cải tạo xã hội của các tổ chức người, hoạt động cao nhất đó chính là đấu tranh giai cấp)

- Thực nghiệm khoa học ( con người sử dụng những công cụ vật chất để kiểm tra tính đúng sai)

Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất. 3 hoạt động trên tuy khác nhau nhưng lại thống nhất với nhau, ảnh hưởng nhau và hổ trợ nhau.

(Quá trình hình thành lý luận trong hoạt động nhận thưc:  kết quả của quá trình nhận thức là tri thức. Tri thức có thể chia làm 2 cấp độ: Tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận.

Tri thức kinh nghiệm là những tri thức có được do sự quan sát các hiện tượng, vật chất chất xảy ra xung quanh cuộc sống của họ hoặc thực hiện 1 công việc lặp đi lặp lại nhiều lần. Tri thức kinh nghiệm có mặt tích cưc là hình thành ở diện rất rộng từ trẻ con đến người gia, từ người mu muội đến nhà khoa học, nó đem lại cho con người hiệu quả cao khi điều kiện chưa thay đổi. )

Tri thức lý luận ( lý luận)

Lý luận là hệ thống tri thức được rút ra từ quá trình đúc kết kinh nghiệm, tổng kết của quá trình học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc trên nền tảng của một vốn kiến thức nhất định và có một năng lực tư duy nhất định.

Mặt tích cực và hạn chế của lý luận:

- Mặt tích cực:

+ Đây là một loại kiến thức sâu sắc, nó giúp định hướng cho hoạt động của con người.

+ Cho phép con người thành công ngay cả khi điều kiện đã hoàn toàn thay đổi

- Hạn chế:

+ Giữa tri thức lý luận và hiện thực bao giờ cũng có một khoảng cách.

+ Khi lý luận vừa được hình thành thì nó tự mang trong mình 2 khả năng là có thể đúng hoặc có thể là không đúng.

Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:

- Thực tiễn

+ Là cơ sở của lý luận.

+ Là động lực của lý luận.

+ Là mục đích của lý luận.

+ Là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:

Lý luận đóng vai trò định hướng, dẫn đường cho thực tiễn

Nó định hướng mục tiêu, xác định chiến lược, sách lược, đường lối, chủ trương, chính sách. Xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện. Dự báo ( thành quả, hậu quả, rủi ro,v.v. ) để con người chuẩn bị ứng phó.

Nếu con người tách lý luận và thực tiễn thì lý luận mất đi tính cơ sở, động lực, mục địch, tiêu chuẩn kiểm tra. …

Nếu con người hoạt động của thực tiễn tách ra khỏi lý luận thì thực tiễn không biết đi về đâu, không định hướng, vu vơ. Theo HCM  gọi là thực tiễn mù quán.

Nếu con người hoạt động theo nguyên tắc lý luận và thực tiễn thì khi hoạt động con người sẽ được dẫn đường định hướng dựa trên cơ sở động lực mục tiêu của thực tiễn và được kiểm tra đúng hay sai.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Câu hỏi ôn thi cuối kỳ môn Triết học có lời giải - ĐH Khoa Học Tự Nhiên, TP.HCM!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ 1000 câu hỏi trắc nghiệm môn Triết học có đáp án dưới đây.

Trắc Nghiệm

Ngày:13/01/2021 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM