Bài 3: Triển vọng của Chủ nghĩa Xã hội

Bài giảng Triết học: Bài 3 Triển vọng của chủ nghĩa xã hội cung cấp các nội dung chính như: Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người; Chủ nghĩa xã hội - tương lai của xã hội loài người. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 3: Triển vọng của Chủ nghĩa Xã hội

1. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người

Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi

Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập kỷ qua, do biết “tự điều chỉnh và thích ứng” đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đã vượt qua một sô' cuộc khủng hoảng và vẫn còn khả năng phát triển. Nhưng đó không phải là chế độ xã hội tương lai của nhân loại bởi bản chất bóc lột, phản dân chủ, vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản không thay đổi. Chính phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa gây ra những ung nhọt không thể chửa khỏi.

Trong cuốn sách Ngoài vòng kiểm soát (xuất bản năm 1993), Brêdinxky đã cay đắng thừa nhận 20 khuyết tật của xã hội Mỹ vào thời điểm đó và dự báo Mỹ sẽ mất vai trò siêu cường vào thế kỷ XXI. Trong 20 khuyết tật ấy, có những khuyết tật đã trỏ thành phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa, như: chăm sóc y tế không đầy đủ, giáo dục trung học chất lượng kém, vâri đề phân biệt chủng tộc, nghèo đói ngày càng sâu sắc, tội ác bạo lực tràn lan, cảm giác trống rỗng về tinh thần, v.v. làm cho xã hội lâm vào khủng hoảng và vô phương cứu chữa.

Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, dù là chủ nghĩa tư bản hiện đại, trên thế giới ngày nay vẫn có đến 2,2 tỉ người phải tiếp tục chịu nghèo đói, tật bệnh, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu nhập dưới 1,25 USD/ngày, trong đó gần 50% số người nghèo cùng cực là ữẻ em, 25.000 người chết đói mỗi ngày; 3,5 tỉ người nghèo có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập của 85 tỉ phú, triệu phú lớn nhất thê giới gộp lại; 1/3 lực lượng lao động toàn thế giới bị thất nghiệp ở các mức khác nhau; tại hơn 100 nước đang hoặc kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người giảm đi so với thập niên trước, hằng ngày có đến 30.000 trẻ em chết bệnh mà lẽ ra có thể được cứu sống, số người lớn mù chữ lên đến hơn 850 triệu người, chiếm 20% dân số thế giới.

Sự kiện giới cầm quyền Mỹ và giới cầm quyền Anh tán công Irắc năm 2003 càng khăng định bản chất hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc.

Những mâu thuẫn cơ bản vôn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Xã hội tư bản không thể thay đổi bản chất của mình chỉ bằng lối xưng danh mới: “phi hệ tư tưởng hoá”, “xã hội hậu công nghiệp”, “xã hội tin hoá”, “xã hội kinh tê' tri thức hoá”,...

Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản

Chủ nghĩa tư bản hiện đại sẽ còn tiếp tục phát triển thông qua chính những cuộc khủng hoảng, những cuộc cải cách để thích ứng, và quá trình phát triển đó cũng chính là quá trình quá độ sang một xã hội mới. Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện những yếu tố của xã hội mới, những yếu tố của nền văn minh hậu công nghiệp, kinh tế tri thức nảy sinh và phát triển; tinh chất xã hội của sở hữu ngày càng gia tăng; sự điều tiết của nhà nước đối với thị trường ngày càng hữu hiệu; tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên; những vân đề phúc lợi xã hội và môi trường... ngày càng được giải quyết tốt hơn. Những đặc điểm trên đây cũng có thể xem là những đặc điểm của những xã hội quá độ, vì nó chứa đựng cả các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội tương lai.

2. Chủ nghĩa xã hội - tương lai của xã hội loài người

2.1 Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

Kẻ thù đã và đang ra sức khai thác sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ để rêu rao về “cái chết của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung”. Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình của chủ nghĩa xã hội trong quá trình đi tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Nó không đồng nghĩa với sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội mà loài người đang vươn tới. Tương lai của xã hội loài người vẫn là chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử. Tính chất của thời đại hoàn toàn không thay đổi, loài người vẫn trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Các mâu thuẫn của thời đại vẫn tồn tại, chỉ thay đổi hình thức biểu hiện và đặt ra yêu cầu mới phải giải quyết.

2.2 Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, đổi mới và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn

Trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục đẩy manh cổng cuộc cải cách, đổi mới một cách toàn diện, nhờ đó chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này không chỉ đứng vững mà còn tiếp tục được đổi mới và phát triển. Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đã tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới tương đối thành công nhất Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thê của mỗi nước, Trung Quốc và Việt Nam đã tìm ra mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ữong điều kiện lịch sử mới. Tuy Trung Quốc và Việt Nam có những sự khác biệt nhất định trên nhiều phương diện, nhưng công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc và công cuộc đổi mới ở Việt Nam có những nét tương đồng sau đầy:

Đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung, chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc) hoặc theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam). Với những đặc trưng: đa dạng hóa hình thức sở hữu, trong đó quốc hữu giử vai trò chủ thể (Trung Quốc), hoặc công hữu là nền tảng (Việt Nam), kinh tế nhà nước là chủ đạo; sở hữu cổ phần được xem là hình thức chủ yếu của chê độ công hữu (Trung Quốc), hoặc doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tô chức kinh tế phổ biến (Việt Nam); đa dạng hóa hình thức phân phối, xem trọng phân phối theo lao động, bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt đối xử; giá cả, tỷ giá, lãi suât do thị trường xác định có sự điều tiết của Nhà nước; phát triển đồng bô các loai thị trường từ hàng hóa đên dịch vụ, thị trường chứng khoán; thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội rộng lớn, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn môi trường, v.v.. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng hệ thống luật pháp ngày càng tương đồng với hệ thông luật pháp hiện đại, đặc biệt là phù hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý vĩ mô, gia tăng sự phân quyền cho các địa phương; thực hiện chế độ dân chủ nói chung, đặc biệt là ỏ các cơ sỏ theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp, của công luận, của Quốc hội, của hội đồng nhân dân các cấp, của các tổ chức xã hội, tình giản bộ máy và biên chế, v.v.. Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các hội nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo, xã hội...; các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực như từ thiện, cứu trợ người nghèo, v.v.. Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tô’ chức quốc tế, Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, đặc biệt là đã gia nhập WTO, ữở thành những quốc gia tích cực trong hội nhập khu vực ASEAN, Đông Á. Bảo đảm sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. Sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Trung Quốc và Việt Nam.

Tổng kết gần 30 năm cải cách, mỏ cửa của Trung Quốc (1978 - 2007), Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10-2007) đã khăng định: Cuộc đại cải cách, đại mở cửa chưa từng diễn ra trong lịch sử đã huy động tính tích cực của hàng trăm triệu người khắp các địa phương, làm cho Trung Quốc thực hiện thành công bước ngoặt lịch sử vĩ đại từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tràn đầy sức sống, từ đóng cửa, hé cửa đến mở cửa toàn diện... Thực tế chứng minh một cách hùng hồn rằng, cải cách, mở cửa là sự lựa chọn then chốt của vận mệnh Trung Quốc đương đại, là con đường tất yếu phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện chán hưng dân tộc Trung Hoa; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được Trung Quốc, phát triển được chủ nghĩa xã hội và phát triển được chủ nghĩa Mác.

Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 01-2016) đã khảng định: “Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tưu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa... Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triên mạnh mẽ ữong những năm tới; khẳng định đường lốì đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử*, Đại hội cũng chỉ rõ: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững manh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững manh. Phát huy sức manh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đâu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sông vật chất và tính thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đâu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”.

Thế và lực của các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng tăng lên.

Bất chấp sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, các nước xã hội chủ nghĩa đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Theo các số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế công bố tháng 4-2008 (không có số liệu của Cuba và Triều Tiên), tỷ trọng GDP của ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Lào trong GDP toàn thế giới đã tăng từ hơn 1,72% năm 1991 lên 6,12% năm 2007. GDP của Trung Quốc năm 2007 đã tăng gẵp hơn 2,7 lần so với năm 2000 và gấp hơn 8,38 lần so với năm 1990. Các số liệu tương ứng của Việt Nam là 2,25 và 10,2 lần; của Lào là 2,35 và 4,68 lần. Năm 2017, GDP của Trung Quốc là 12,1 ngàn tỉ USD, so với năm 1999 (990,9 tỉ USD), GDP tăng gấp 12,2 lần. Tương tự, Việt Nam, năm 2017 đạt 224,6 tỉ USD, năm 2000 đạt 30,6 tỉ USD, GDP tăng 7,3 lần; Lào so năm 2010 với năm 2000, GDP tăng gấp 4 lần.

Gần 40 năm qua, Trung Quốc luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu thế giới, thường xuyên ở mức hai con sô'. Năm 2005, GDP của Trung Quốc tăng 10,4%; năm 2008 tăng 11,4%. Vào năm 2005, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Đức (đạt 3.251 tỉ USD năm 2007; năm 2017 đạt 12,1 ngàn tỉ USD, là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ). Tốc độ táng trưởng kinh tế của Lào 5 năm qua liên tục đạt ữên 7%/năm. Kinh tế Cuba liên tục tăng trưởng khá cao; tốc độ tăng trưỏng GDP năm 2005 đạt 11,8%, năm 2006 đạt 12,5%, năm 2007 đạt trên 7,5%, năm 2015 đạt 40%.

Những đóng góp, uy tín và vị thế của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Trung Quốc được quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Các nước xã hội chủ nghĩa tích cực hoạt động tại các diễn đàn đa phương lớn của thế giới.

2.3 Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia trong thế giới đương đại

Trong tình hình chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latinh, từ những năm 1990 đã xuất hiện xu thế thiên tả và ngày càng phát triển manh lên thành một trào lưu vào đầu thế kỷ XXI. Từ năm 1998 đến nay, thông qua bầu cử dân chủ, các chính phủ cánh tả, tiến bộ đã lên cầm quyền ở 11 nước khu vực Mỹ Latinh.

Trong số các nước khu vực Mỹ Latinh do cánh tả cầm quyền hiện nay, nhiều nước tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội.

Từ năm 2005, Tông thống Vênêxuêla Hugo Chavez nhiều lần công khai tuyên bố mục tiêu của cuộc cách mạng ở Vênêxuêla lầ đưa đất nước đi lên “chủ nghĩa xã hội”. Trong bài phát biểu ngày 03-12-2006, ngay sau khi tái đắc cử, Tổng thống Hugo Chavez đã một lần nữa kháng định: “Vênêxuêla sẽ tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” với các nội dung cơ bản sau:

Về tư tưởng: lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của Ximôn Bôiiva, tư tưởng nhân đạo Thiên Chúa giáo làm nền tảng.

Về chính trị: nhấn mạnh tư tưởng “dân chủ cách mạng” và “chính quyền nhân dân”, theo đó nhân dân có trách nhiệm cùng tham gia quyết định vận mệnh của đất nước, tham gia vào công việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, thực hiện công bằng xã hội; xây dựng một mô hình xã hội mới, nơi mà mọi người dân đều có chỗ đứng cho dù đó là một thổ dân...

Về kinh tế: chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thánh phần, trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo; nhãh manh việc giành lại chủ quyền quốc gia dân tộc đối với tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ, nước sạch và môi sinh...

Về xã hội: chủ trương thực hiện phân phối công bằng của cải xã hội để giải quyết vẫn đề bất bình đăng và phân hóa xã hội...

Về đối ngoại: thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; lấy hợp tác thay thế cho cạnh tranh; lây hội nhập thay cho bóc lột; đấu tranh cho một thếgiới đa cực, dân chủ... Về cách làm, bước đi: kế thừa những mặt tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu trước đây; không rập khuôn, sao chép, mà phải thường xuyên đổi mới và sáng tạo; bên cạnh phát triển kinh tế, coi trọng các giá trị đạo đức, tinh thần; đoàn kết dân tộc; chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa như Cuba, Việt Nam, Trung Quôc, v.v.. 

Tổng thống Bôlivia Êvô Môralét nói rằng, chủ nghĩa xã hội là ước mơ của các dân tộc Mỹ Latinh. Chủ nghĩa xã hội này dựa ữên chủ nghĩa Mác - Lênin, nó phải có sức manh như thế nào để người ta cổ vũ dân tộc họ vươn tới.

Êcuađo và Nicaragoa cũng đã tuyên bô' lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa.

Sự xuất hiện của “Chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI” còn điểm này, điểm khác phải tiếp tục nghiên cứu và theo dõi, nhưng rõ ràng những biểu hiện đó đã và đang thế hiện sự tác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với các dân tộc Mỹ Latinh, thể hiện bước tiến mới của chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Đó là một thực tế lịch sử chứng minh cho sức sống và khả năng phát triển của chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tín vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Tóm lại, từ diễn biến của tình hình thế giới từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay, có thể khăng đinh rằng: chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại và sự thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới; theo quy luật khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội nhất định là tương lai của xã hội loài người. Song cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội vẫn đang còn rất nhiều khó khăn, phức tạp, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chông phá chủ nghĩa xã hội một cách quyết liệt “Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bĩnh, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu...”.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 3: Triển vọng của chủ nghĩa xã hội mà eLib chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn.

Như vậy là các bạn đã hoàn thành Chương 9: Chủ Nghĩa Xã Hội Thực Hiện Và Triển Vọng. Để giúp các bạn cũng cố và nắm vững kiến thức, eLib.VN mời bạn làm các câu hỏi trắc nghiệm trong "Bộ 1000 câu trắc nghiệm Triết học có đáp án" tại đây

Trắc Nghiệm

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM