10 cuốn sách nhập môn Triết học hay gần gũi và giản dị

Sách triết học là một trong những dòng sách kén người đọc nhất. Để có thể thấu hiểu những triết lý, nội dung mà người viết muốn truyền tải người đọc cần phải có một nền tảng kiến thức nhất định về lịch sử, văn hóa, tôn hóa,… thậm chỉ cả các quy luật, ý thức và ngôn ngữ. Dưới đây là 10 cuốn sách nhập môn Triết học hay gần gũi và giản dị giúp bạn hiểu rõ hơn về triết học một cách dễ dàng nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

10 cuốn sách nhập môn Triết học hay gần gũi và giản dị

Sách triết học là một trong những dòng sách kén người đọc nhất. Để có thể thấu hiểu những triết lý, nội dung mà người viết muốn truyền tải người đọc cần phải có một nền tảng kiến thức nhất định về lịch sử, văn hóa, tôn hóa,… thậm chỉ cả các quy luật, ý thức và ngôn ngữ.  Tuy nhiên có những quyển sách triết học không đòi hỏi kiến thức thâm sâu, không quá trừu tượng, “hack não” người đọc. Điển hình là 10 quyển sách triết học sau đây sẽ giúp bạn “nhập môn” vào môn triết học một cách dễ dàng nhất:

1. Thế giới của Sophie

Thế giới của Sophie

Cuộc sống bình lặng của cô bé Sophie mười lăm tuổi bất ngờ bị xáo trộn bởi những mẩu tin nhắn nặc danh trong thùng thư với những câu hỏi như “Bạn là ai?” “Thế giới từ đâu đến?”…, và những tấm bưu ảnh bí hiểm gửi từ Lebanon đề địa chỉ người nhận “Hilde Møller Knag, gửi qua Sophie Amundsen”. Nhiều câu hỏi và những điều bí hiểm khác tiếp tục nảy sinh trong thế giới của Sophie, mà để giải đáp những điều bí hiểm đó, ta cần một hiểu biết về triết học phương Tây. Hilde Møller Knag là ai? Tại sao Sophie liên tục nhặt được những đồ vật của Hilde? Tại sao cô nhận được thư gửi cho Hilde? Câu chuyện kết thúc trong khu vườn nhà Hilde tại thành phố nhỏ Lillesand trên bờ biển phía nam Na Uy. Nhưng có khi đó là nơi nó bắt đầu. Alberto Knox, nhà triết học bí ẩn, đưa Sophie đến với tư tưởng của các triết gia lớn của châu Âu. Nhờ đó, dần dần Sophie đã trang bị được kiến thức cần thiết để giải đáp được những bí ẩn xung quanh cô.

Với cách tư duy trong sáng và hồn nhiên, những tư tưởng triết học tinh túy, lấp lánh của nhân loại, từ những triết gia cổ xưa như Socrates, Plato, Democrites… đến Hegel, Marx, đến những đại diện của triết học hiện sinh, triết học sinh thái v.v…, đã được tái hiện cô đọng và trung thực. Ngoài các triết gia, những nhà khoa học và những phát minh có ảnh hưởng to lớn tới việc giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học và có tính cách mạng trong nhận thức của nhân loại của họ cũng được đưa vào như Sigmund Freud, Charles Darwin…

Thế Giới Của Sophie khép lại bằng những trang viết về nhận thức của nhân loại về vũ trụ qua thành tựu của thiên văn học và vật lý học hiện đại, khiến chúng ta thấy được sức mạnh lớn lao của nhận thức, cũng như giới hạn của nó nơi con người, nhưng lại đầy kích thích đối với bản chất tò mò của những đầu óc không bao giờ thỏa mãn bởi những gì đã biết.

Link download sách: Tại đây

2. Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar

Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar

Plato là triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, là học trò của Socrates và là thầy của Aristotle. Vậy một người lỗi lạc như vậy, minh triết như vậy thì có chuyện gì để nói với một con thú mỏ vịt, nhất là lại nói chuyện trong quán bar? Một cuốn sách nói về cuộc đàm đạo ấy, hẳn là toàn chuyện bông đùa, tếu táo tầm phào. Nhưng trong Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… tếu thì có, mà tầm phào thì không.

Sẽ khó để hình dung ra triết học và truyện cười lại có mối liên hệ với nhau. Một bên là những gì chuẩn xác, kết tinh của các tư duy để giải đáp những bí ẩn trong cuộc sống, một bên là chỉ để vui cười. Thế nhưng Thomas Cathcart và Daniel Klein đã viết một cuốn sách để tìm hiểu triết học thông qua truyện cười.

Cả hai tác giả đều tốt nghiệp chuyên ngành Triết học tại trường Harvard, nhưng lại theo đuổi những nghề nghiệp không liên quan tới triết học. Thomas nghiên cứu đời sống các băng đảng đường phố ở Chicago và ra vào nhiều trường Thần học, còn Daniel viết truyện cười cho các diễn viên hài, thiết kế quảng cáo và viết những truyện ly kỳ, hồi hộp.

Xuất phát từ ý tưởng “kiếm tiền lúc về già từ những gì đã được học ở trường Harvard và những câu chuyện cười” mà hai người bạn ăn ý này đã bắt tay vào viết một cuốn sách với mục đích “Lĩnh hội triết học thông qua truyện cười”.

Hai tác giả kể ra rất nhiều câu chuyện để từ đó giúp người đọc đến và tìm hiểu về các khái niệm của Triết học như: Siêu hình học, Logic, Nhận thức luận, Đạo đức học, Chủ nghĩa hiện sinh… Trong mỗi phần đều có những câu chuyện cười, thoạt tiên đọc vui vẻ, sau đó, các tác giả sẽ bàn luận, đưa ra những câu hỏi, dẫn giải các vấn đề Triết học từ câu chuyện cười ấy. Hai tác giả thường xuyên đặt những câu hỏi mang tính ra bài tập cho độc giả, đến cuối sách thì có hẳn bài Thi cuối khóa bằng cách đưa ra ba truyện cười và đố độc giả mô tả quan điểm triết học mà ba truyện đó minh họa. Tới cuối sách, các tác giả vẫn giữ giọng văn hài hước: “Nếu bạn gửi bài thi đến website của chúng tôi, bạn nhận được một bằng danh dự cao nhất cho bài viết, chúng tôi sẽ gửi đến bạn là một chai retsina (vang Hy Lạp) hoặc một cốc nhỏ chứa độc cần (chất độc có thể đã giết chết nhà triết học Socrates), do người thắng cuộc tự chọn”.

Giải thích về sự kết hợp giữa truyện cười và triết học, hai tác giả nói: Kết cấu và yếu tố gây cười của truyện tiếu lâm cũng như kết cấu và kết luận đúc rút từ các khái niệm triết học được tạo nên từ cùng thứ chất liệu. Chúng chọc ghẹo tâm trí theo cùng một cách. Đó là bởi triết học và tiếu lâm xuất phát từ cùng một thôi thúc: xáo trộn cảm thức của chúng ta về cách mà sự vật hiện hữu, lật ngược thế giới của chúng ta lên, và lôi ra những sự thật bị che giấu, thường là không hay ho gì, về cuộc đời. Cái mà các triết gia gọi là thấu thị thì các tếu gia gọi là châm biếm.

Cuốn sách Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… trước khi được phát hành đã bị 40 nhà xuất bản từ chối in. Nhưng đến khi nhà xuất bản thứ 41 phát hành thì sách nhanh chóng lọt vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times và được dịch ra 20 thứ tiếng.

Bằng cách viết kết hài hước, lôi cuốn, hai tác giả Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… mở ra một cánh cửa gần gũi, giản dị để tiếp nhận triết học.

Link download sách: Tại đây

3. Heidegger và con hà mã bước qua cổng thiên đường

Heidegger và con hà mã bước qua cổng thiên đường

“Để thấy Thế Giới trong một hạt cát
Thiên Đường trong một bông hoa dại
Hãy giữ Vô Hạn trong lòng bàn tay
Và Vĩnh Hằng trong một giờ.”

William Blake, nhà thơ thần bí Anh

Sau Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… lại đến bestseller Heidegger và con hà mã bước qua cổng Thiên đường, Thomas Cathcart và Daniel Klein lần nữa kích thích trí tò mò của độc giả.

Heiddegger thông thái cưỡi trên lưng Hà mã ư! Chuyện gì kỳ cục vậy? Thì ra họ lại làm cuộc chu du mới, dùng ống kính vạn hoa soi rọi những đề tài huyền hoặc về sống, chết và nỗi sợ chết khiến đời người bị hủy hoại, về Thiên đường, Địa ngục, bật mí những trò lừa thô sơ hoặc tinh quái dồn ép Thần Chết vào đường cùng thất nghiệp, và nhiều thứ thú vị không ngờ khác… trong lịch sử tinh thần và khoa học của nhân loại.

Với Heidegger và con hà mã bước qua cổng Thiên đường, nếu Freud, Jung, Groucho Marx, Socrates, Woody Allen, Kierkegaard, Lily Tomlin, Đức Phật, Heidegger… gây xoắn não, đã có ngay những họa sĩ truyện tranh New York, xác sống, tất nhiên là cả hà mã và các truyện tiếu lâm độc đáo làm bạn phá lên cười, sáng cả óc. Hàn lâm và vui vẻ, cuốn sách này đúng là triết tếu để lĩnh hội triết – thật là hay, thật là nhộn, thật đấy!

Link download sách: Tại đây

4. Tôi là ai – Và nếu vậy thì bao nhiêu?

Tôi là ai – Và nếu vậy thì bao nhiêu?

Có rất nhiều cuốn sách về triết học, nhưng Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu? là một sự khác biệt. Trước nay chưa từng có một ai dẫn dắt người đọc đến với những câu hỏi lớn của triết học bằng một cách am tường chuyên môn, đồng thời nhẹ nhàng tinh tế như vậy. Thông qua môn khoa học nghiên cứu não bộ, tâm lý học, lịch sử, và thậm chí văn hóa đại chúng (pop-culture), triết gia đương đại người Đức Richard David Precht đã khéo léo soi sáng những vấn đề ở tâm điểm của tồn tại con người như: Sự thật là gì? Cuộc sống có ý nghĩa gì? Tại sao tôi nên tốt? và trình bày chúng qua lối văn ngắn gọn, thông tuệ, uốn hút. Kết quả là một chuyến du hành xuyên lịch sử triết học và một dẫn nhập sáng tỏ vào những nghiên cứu hiện thời về não bộ. Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu? đích thực là một cuốn sách xuất sắc để tiếp cận triết học. Cuốn sách như một lăng kính vạn hoa của những vấn đề triết luận, những kiến thức thú vị và hài hước, các vấn đề thuộc môn thần kinh học và sinh vật học cũng như nghiên cứu tâm lý học. Sách chia được chia làm ba phần:

1) Tôi có thể biết gì? – tập trung vào các mô tả não bộ, bản tính cũng như phạm vi của tri thức nhân loại, khởi đầu từ các câu hỏi được mổ xẻ bởi Kant, Descartes, Nietzsch, Freud, và các triết gia khác.

2) Tôi nên làm gì? – giải quyết các vấn đề đạo đức và luân lý, sử dụng các nghiên cứu thần kinh học và xã hội học để lý giải tại sao chúng ta có thiện cảm với người khác và buộc phải hành động có đạo đức. Các cuộc tranh luận về trợ tử, phá thai, nhân bản vô tính và những chủ đề gây tranh cãi khác.

3) Tôi có thể hy vọng gì? – xoay quanh những câu hỏi quan trọng nhất của cuộc đời: Hạnh phúc là gì và tại sao chúng ta yêu? Có Chúa không và chúng ta có thể chứng minh sự tồn tại của Chúa như thế nào? Tự do là gì? Mục đích của cuộc sống là gì?

Là quyển sách dành cho giới trẻ, cuốn sách Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu? là chuyến khám phá hồi hộp, thông minh, hài hước và thú vị xuyên qua thế giới bộn bề kiến thức để đến với chính bản thể con người!

Link download sách: Tại đây

5. Đối thoại với Thượng Đế

Đối thoại với Thượng Đế

Cuốn sách này đề cập hầu hết, nếu không phải tất cả, các câu hỏi mà chúng ta vẫn luôn đặt ra về cuộc sống và tình yêu, mục đích và chức năng, con người và các mối quan hệ, thiện và ác, mặc cảm và tội lỗi, tha thứ và cứu độ, đường đưa đến Thượng đế cũng như lối vào hoả ngục… tất tần tật mọi thứ. Nó cũng bàn đến các đề tài tính dục, quyền lực, tiền bạc, chuyện con cái, hôn nhân, ly dị, về sự nghiệp, sức khoẻ, về đời sau, đời trước… về mọi thứ. Nó phân tích chiến tranh và hoà bình, biết và không biết, cho và nhận, vui và buồn. Nó xem xét cái cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, chân lý và phi chân lý.

Bạn có thể nói rằng cuốn sách này là “những lời mới nhất của Thượng đế về mọi sự”, dù có một số người sẽ cảm thấy khó chịu vì điều này. Nhất là nếu họ cho rằng Thượng đế đã ngưng nói từ 2.000 năm trước đây, hoặc nếu Thượng đế còn tiếp thụ thông truyền, Người sẽ chỉ làm điều đó với những bậc thánh nhân, hoặc với những người đã cầu nguyện trong vòng 30 năm, hay 20 năm, hay ít ra là 10 năm.

Sự thật, Thượng đế nói với tất cả mọi người. Người tốt cũng như kẻ xấu. Thánh nhân và kẻ gian tà. Và chắc chắn, Người nói chuyện với tất cả chúng ta, những người nằm giữa hai loại trên. Cứ lấy chính bạn làm thí dụ. Trogn đời bạn, Thượng đế đã đến với bạn bằn nhiều cách và cuốn sách này là một trong những cách ấy. Đã có khi nào bạn nghe câu châm ngôn này chưa: Hữu cầu vi sư? Cuốn sách này là thầy của chúng ta đấy.

Là một cuốn sách phi hư cấu và có đề tài tôn giáo, nhưng Đối Thoại Với Thượng Đế đã được dựng thành bộ phim nổi tiếng, còn tác giả của nó, Neale Donald Walsch, thì lừng danh khắp thế giới, thậm chí còn cả một blog cá nhân rất đông người xem. Từng ấy thông tin đã nó lên mức độ hấp dẫn của cuốn sách, nơi suy tư siêu hình được diễn giải bằng một giọng văn hài hước nhẹ nhõm nhưng không bất kính, và Thượng đế đáp lại lời một con người phàm tục bằng lối nói bình dị, gần gũi, nhiều khi bông đùa. Ý tưởng về tác phẩm hết sức đặc biệt này, như chính tác giả kể lại trong một lần trả lời phỏng vấn của Larry King trên kênh CNN, xuất phát từ một lần Walch viết một lá thư cho Thượng đế phàn nàn về cuộc đời không suôn sẻ của mình – cũng giống như tất cả chúng ta, luôn bị ám ảnh bởi một số câu hỏi cốt tử về cuộc sống hàng ngày…

Link download sách: Tại đây

6. Phải trái đúng sai

Phải trái đúng sai

Đây là 1 cuốn sách khó đọc. Tuy nhiên, phần thưởng dành cho những độc giả kiên nhẫn thực sự là một trái táo vàng. Đọc cuốn sách này xong, bạn sẽ nhìn những vấn đề mâu thuẫn, trái ngược xung quanh bạn dưới con mắt khác: Hiểu và Thấu đáo.

Trong cuộc sống, điều Đúng – Sai, Phải – Trái luôn luôn tồn tại song song. Cùng 1 vấn đề đó, có người nói Đúng, người bảo Sai, người khăng khăng nói Phải, người quả quyết là Trái. Mỗi người 1 quan điểm, ai cũng có lý. Tuy nhiên, cách hành xử của mỗi người hoàn toàn khác nhau và hầu như những cách hành xử đó không hề có 1 chuẩn gọi là pháp lý hay đạo đức nào cả. Tất cả phán quyết đôi khi không nằm ở đầu, nhưng nằm ở trái tim.

Đảm bảo khi đọc xong cuốn sách Phải Trái Đúng Sai này, bạn sẽ nhìn, xử lý những sự việc xung quanh một cách có lý trí và điềm đạm.

Link download sách: Tại đây

7. Thuật tư tưởng

Thuật tư tưởng

Không giống như những cuốn giáo trình triết học siêu trường siêu trọng khô khan ở đại học, “Thuật tư tưởng” – kết tinh những vấn đề căn bản nhất của luận lý và tâm lý học – lại có một văn phong giản dị và chi tiết đến không ngờ; mổ xẻ “từ gốc tới ngọn” cái tư tưởng và hành vi của con người; chỉ rõ cho ta thấy những sai lầm, nguyên nhân và cách sửa chữa.

Đây thực sự là một quyển sách nhất-định-phải-có nếu bạn là một người muốn được khai sáng tư tưởng, mở rộng thế giới quan, để hiểu bản thân mình và để hiểu mọi người xung quanh.

Link download sách: Tại đây

8. Con ngựa bước vào quán bar

Con ngựa bước vào quán bar

Những độc giả trung thành của David Grossman hẳn sẽ sửng sốt khi đọc tên cuốn tiểu thuyết này. Con ngựa bước vào quán bar ư? Câu mở đầu quen thuộc của các truyện cười ư? David Grossman đây sao- một người viết nghiêm nghị đầy lòng trắc ẩn, một người cha mất con trai vì chiến tranh?

Một con ngựa bước vào quán bar. Gã pha chế hất hàm, “Ê, sao mặt dài thuỗn ra vậy?”

Không, cuốn sách này sẽ không khiến bạn cười. Cho dù câu chuyện gói gọn trong buổi diễn hài độc thoại hơn hai tiếng đồng hồ. Cho dù nhân vật chính, Dovaleh Greenstein, một diễn viên hài hết thời, sắp trao cho các bạn một buổi diễn độc nhất vô nhị, sô diễn kết thúc sự nghiệp, khi anh nhìn lại cuộc đời, di sản, cùng một mất mát đã định hình nên con người mình. Một lần nữa, đừng trông đợi tiếng cười, bởi chỉ có sự ngượng nghịu, nỗi chán ghét bản thân, cơn choáng váng, và nỗi đau.

Bởi ở đây nỗi đau, chứ không phải tiếng cười, chính là liều thuốc chữa lành.  

Link download sách: Tại đây

9. Hạnh phúc tại tâm

Hạnh phúc tại tâm

Một trong các bậc thầy tâm linh được nhắc tới nhiều nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất trong thời hiện đại chính là Osho. Người ta gọi ông là đạo sư, nhà triết học và kể cả là kẻ nổi loạn, ma quỷ.

Hạnh phúc tại tâm là cuốn sách nằm trong số lượng đồ sộ các tác phẩm của Osho được học trò ghi lại. Những mẩu chuyện hài hước, những ngụ ngôn triết học, những tâm sự đầy trải nghiệm cá nhân, những đúc kết hiền về hạnh phúc chân thật là tất cả những gì mà Osho dành cho người lắng nghe ông. Toàn bộ các chương mục trong cuốn sách này tập trung vào bản chất của đời sống và khả năng hạnh phúc của con người, sẽ cho bạn một cái nhìn sâu sắc về con đường tìm kiếm hạnh phúc của Osho.

Hạnh phúc tại tâm - quyển sách sẽ giúp bạn hiểu rằng hạnh phúc không ở đâu xa mà ở ngay bên trong con người bạn. Với những lý giải tinh tế của, Osho sẽ giúp bạn đọc có những trải nghiệm thật thú vị khi đọc quyển sách này, hệt như bạn đang được nói chuyện với chính mình - một cách thông minh nhất.

Link download sách: Tại đây

10. Trò chuyện Triết học

Trò chuyện Triết học

“Ta không đến với triết học để tìm ra những giải pháp nhanh chóng, nhất thời mà để phát hiện những con đường xưa nay chưa biết để đi đến giải pháp.”

Trò Chuyện Triết Học là tập hợp 92 bài viết của nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị gần 2 năm (25.5.2010 – 16.4.2012).

Triết học là một môn học không khó nhưng để nói chuyện về triết học cho mọi người nghe, mọi người cùng hiểu thì không phải dễ. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn đã làm được điều ở vế thứ hai thông qua cuốn sách quý này. “Đây không phải là cuốn sách nhập môn triết học và cũng không hẳn là cuốn sách về lịch sử triết học, tuy nhiên nó có đủ các yếu tố của 2 loại sách đó.” – Huỳnh Như Phương

Tinh hoa triết học 25 thế kỷ được gói ghém trong 4 phần qua 2 tập sách: Đường vào triết học, Khoa học và giáo dục, Con người tự nhiên và văn hóa, Kỹ thuật và công nghệ. Các vấn đề hóc búa của triết học được tác giả giản dị hóa tối đa có thể, các thuật ngữ triết học hay khái niệm trừu tượng được thay thế bằng ngôn ngữ đời thường, bằng những ví dụ thực tế và hình tượng cụ thể: chuyện bán phở và quán phở, chuyện người thợ hớt tóc và máy gặt đập liên hợp, chuyện gai nhọn và hoa hồng,… hay những tiêu đề đầy chất thơ: Cổ thụ ngàn năm hay chậu kiểng một mùa? Sáng như tơ mà chiều đã như sương, Sáng mai xõa tóc thả thuyền ta chơi, Như ong ăn mật, Từ tiếng hát nhân ngư, Quà tặng của thánh thần…

Những người đọc không chuyên có thể dễ dàng tìm hiểu về triết học, các khái niệm cơ bản của triết học, các trào lưu và các triết gia kinh điển thông qua những lời văn nhẹ nhàng, cô đọng và hóm hỉnh. Qua cuốn sách, bạn đọc có thể hiểu được triết học là gì và lợi ích của nó đối với cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, tác giả không định nghĩa nó rõ ràng như cách thông thường người ta hay làm, việc hiểu được khái niệm là sản phẩm của quá trình tư duy biết – hiểu – cảm – ngộ mà tác giả là người thầy, người dẫn đường tin cậy và uyên thâm: cung cấp tư liệu, hướng dẫn phương pháp và giảng giải một cách dễ hiểu nhất. “Không thể có triết học nếu không có sự tự giải phóng tâm hồn. Điều ấy đòi hỏi sự dũng cảm, kể cả sự dũng cảm dấn mình vào chỗ bấp bênh, nghi ngờ, thất vọng."

Triết học không phải là công cụ, không phải là phương pháp, “và khi triết học trở thành một cuộc trò chuyện, nó có thể tự nhiên đến với mọi người, có thể tìm thấy sự đồng cảm.” – Đỗ Hồng Ngọc

Link download sách: Tại đây

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM