Lệnh IF/ELSE, Lệnh SWITCH/CASE trong Java

Lệnh điều kiện và lệnh lựa chọn gọi chung là lệnh điều khiển logic. Chúng được sử dụng để dựa vào các điều kiện để lựa chọn công việc thực thi. Cùng eLib.VN tìm hiểu về lệnh if và switch trong ngôn ngữ Java qua bài viết dưới đây. 

Lệnh IF/ELSE, Lệnh SWITCH/CASE trong Java

1. Mệnh đề if-else trong java

1.1 Mệnh đề if

Mệnh đề if được sử dụng để kiểm tra giá trị dạng boolean của điều kiện. Khối lệnh sau if được thực thi nếu giá trị của điều kiện là True

Cú pháp:

if (condition) { 
    // khối lệnh này thực thi 
    // nếu condition = true
} 
 

Ví dụ:

public class Test {
    public static void main(String[] args) {
        int age = 20;
        if (age > 18) {
            System.out.print("Tuổi lớn hơn 18");
        }
    }
}

 

Kết quả:
Tuổi lớn hơn 18

1.2 Mệnh đề if-else

Mệnh đề if-else cũng kiểm tra giá trị dạng boolean của điều kiện. Nếu giá trị điều kiện là True thì chỉ có khối lệnh sau if sẽ được thực hiện, nếu là False thì chỉ có khối lệnh sau else được thực hiện.

Cú pháp:

if (condition) {
    // khối lệnh này được thực thi
    // nếu condition = true
} else {
    // khối lệnh này được thực thi
    // nếu condition = false
}

Ví dụ

public class Test {
    public static void main(String[] args) {
        int number = 13;
        if (number % 2 == 0) {
            System.out.println("Số " + number + " là số chẵn.");
        } else {
            System.out.println("Số " + number + " là số lẻ.");
        }
    }
}
Kết quả:
Số 13 là số lẻ.

1.3 Mệnh đề if-else-if

Mệnh đề if-else-if cũng kiểm tra giá trị dạng boolean của điều kiện. Nếu giá trị điều kiện if là True thì chỉ có khối lệnh sau if sẽ được thực hiện. Nếu giá trị điều kiện if else nào là True thì chỉ có khối lệnh sau else if đó sẽ được thực hiện... Nếu tất cả điều kiện của if và else if là False thì chỉ có khối lệnh sau else sẽ được thực hiện.

Cú pháp:

if (condition1) { 
    // khối lệnh này được thực thi
    // nếu condition1 là true 
} else if (condition2) { 
    // khối lệnh này được thực thi
    // nếu condition2 là true 
}  else if (condition3) { 
    // khối lệnh này được thực thi
    // nếu condition3 là true 
} 
... 
else { 
    // khối lệnh này được thực thi
    // nếu tất cả những điều kiện trên là false                 
}

Ví dụ

public class Test {
    public static void main(String[] args) {
        int marks = 65;

        if (marks < 50) {
            System.out.println("Tạch!");
        } else if (marks >= 50 && marks < 60) {
            System.out.println("Xếp loại D");
        } else if (marks >= 60 && marks < 70) {
            System.out.println("Xếp loại C");
        } else if (marks >= 70 && marks < 80) {
            System.out.println("Xếp loại B");
        } else if (marks >= 80 && marks < 90) {
            System.out.println("Xếp loại A");
        } else if (marks >= 90 && marks < 100) {
            System.out.println("Xếp loại A+");
        } else {
            System.out.println("Giá trị không hợp lệ!");
        }
    }
}

Kết quả:

Xếp loại C

2. Mệnh đề Switch-case trong java

2.1 Mệnh đề Switch-case

Mệnh đề switch-case trong java được sử dụng để thực thi 1 hoặc nhiều khối lệnh từ nhiều điều kiện.

Cú pháp:

switch (bieu_thuc) {   
case gia_tri_1:
    // Khối lệnh 1
    break;  //tùy chọn
case gia_tri_2:   
    // Khối lệnh 2
    break;  //tùy chọn
......   
case gia_tri_n:   
    // Khối lệnh n
    break;  //tùy chọn   
default:    
    // Khối lệnh này được thực thi
    // nếu tất cả các điều kiện trên không thỏa mãn 
}  

Ví dụ về mệnh đề switch-case:

public class SwitchExample {
    public static void main(String[] args) {
        int number = 20;
        switch (number) {
        case 10:
            System.out.println("10");
            break;
        case 20:
            System.out.println("20");
            break;
        case 30:
            System.out.println("30");
            break;
        default:
            System.out.println("Not in 10, 20 or 30");
        }
    }
}

Kết quả:

Kết quả:
20

2.2 Mệnh đề Switch-case khi không sử dụng 'break'

Khi không sử dụng từ khóa 'break' trong mệnh đề switch-case. Điều này có nghĩa là các khối lệnh sau case có giá trị phù hợp sẽ được thực thi.

Ví dụ về mệnh đề switch-case:

public class SwitchExample2 {
    public static void main(String[] args) {
        int number = 20;
        switch (number) {
        case 10:
            System.out.println("10");
        case 20:
            System.out.println("20");
        case 30:
            System.out.println("30");
        default:
            System.out.println("Not in 10, 20 or 30");
        }
    }
}

Kết quả:

20
30
Not in 10, 20 or 30

Trên đây là bài viết về cú pháp và một số ví dụ về các lệnh điều kiện trong Java. Hy vọng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn thực thi các dòng lệnh một cách tối ưu nhất.

Ngày:28/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM