Những mẫu tờ trình thông dụng nhất hiện nay

Tờ trình là một văn bản được sử dụng để trình bày một sự việc nào đó và được dử dụng với mục đích đề nghị để xin ý kiến hoặc trưng cầu phương pháp giải quyết. Để mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về tờ trình thì hãy cùng eLib tham khảo bài viết Những mẫu tờ trình thông dụng dưới đây nhé!

Những mẫu tờ trình thông dụng nhất hiện nay

1. Bạn hiểu sao về tờ trình

1.1 Khái niệm về mẫu tờ trình

  • Tờ trình là một văn bản sử dụng trong nội bộ đơn vị nào đó về việc trình bày sự việc có thể xảy ra và được cấp dưới đề nghị với cấp trên để hướng tới việc xin ý kiến và phương pháp giải quyết.
  • Mẫu tờ trình cũng chính là văn bản với tính tường trình về sự việc, nội dung nào đó đã xảy ra của cấp dưới đối với cấp trên với mục đích đề nghị cho một hướng giải quyết một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. Và mẫu tờ trình này được sử dụng ở tất cả các cơ quan, đơn vị nhưng để nói nhiều nhất có lẽ là tại các công ty với việc mẫu tờ trình bổ nhiệm các bộ, mẫu tờ trình miễn nhiệm chức danh, mẫu tờ trình xin hỗ trợ kinh phí, mẫu tờ trình giới thiệu nhân sự, mẫu tờ trình xin tuyển dụng nhân sự,..

1.2 Vai trò của mẫu tờ trình

Mẫu tờ trình là một văn bản có vai trò quan trọng và được sử dụng phổ biến bất kì đơn vị, doanh nghiệp nào và chính tờ trình cũng sẽ quy định riêng bắt buộc. Tờ trình giống như một bức thư vậy, bức thứ này được gửi từ cá nhân tới một cá nhân hay cá nhân tới một tổ chức để thể hiện về một yêu cầu nào đó cho việc đề xuất. Yêu cầu đề xuất này sẽ luôn phải hợp lý cùng sự cần thiết và đem lại kết quả cho vấn đề được đặt ra trong tương gần.

1.3 Mẫu tờ trình cần tới những nội dung nào?

Nội dung chung của một mẫu tờ trình là khá đơn giản bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết từ phần mở đầu về nêu rõ được nội dung khi thực hiện tờ trình, đưa ra được chính các ý kiến đề xuất với sự phù hợp và kiến nghị sự cho phép và hỗ trợ đi kèm.

Mỗi một mẫu tờ trình sẽ khác nhau nhưng về cơ bản thì khi có ai đó thực hiện viết tờ trình sẽ cần bao gồm tới các nội dung sau:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ là hai yếu tố bắt buộc luôn đi kèm trong bất kỳ đơn từ nào.
  • Tên của tờ trình hay chính thể hiện cho vấn đề cần trình bày hướng tới.
  • Nội dung chung của tờ trình tại đây bạn cần thể hiện được lý do tại sao lại viết mẫu tờ trình đó.
  • Nội dung đề xuất hay chính là việc thực hiện kiến nghị tới các cấp trên để xin sự hỗ trợ, cấp phép cho một vấn đề nào đó.
  • Sự mong muốn cùng nguyện vòng thì các bạn cần trình bày được yêu cầu quan trọng nhất cho việc phên chuẩn đó là gì. Chính bạn cũng có thể gợi ý một cách cụ thể nhất để cấp trên có thể hiểu và chấp nhận phê duyệt nhanh hơn.
  • Chữ ký kết cùng lời cam kết sẽ là điều cần thiết để bạn có thể cho cấp trên thấy rằng bạn cần tới việc phên duyệt ra sao và khi phê duyệt chắc chắn thực hiện sẽ có hiệu quả.

2. Những mẫu tờ trình phổ biến nhất

2.1 Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự đột xuất

Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự đột xuất là một loại văn bản được trình lên cấp trên về việc bổ sung nhân sự cho một bộ phận nào đó của công ty.
Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự đột xuất chuẩn sẽ được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều trường hợp khi bạn muốn trình bày một vấn đề, một sự việc nào đó và trình gửi lên cấp trên để xin ý kiến giải quyết.
Tờ trình bổ sung nhân sự đột xuất được trình bày ngắn gọn với các tiêu chí được đưa ra theo mẫu để cấp trên có thể dễ dàng nắm được thông tin và những đề xuất của phòng ban/bộ phận trong công ty.

Mẫu tham khảo:

Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự đột xuất

2.2 Mẫu tờ trình xin kinh phí

Mẫu tờ trình xin kinh phí là mẫu tờ trình được các đơn vị cơ quan, tổ chức lập ra và gửi lên cơ quan cấp trên để trình về việc được xin kinh phí sử dụng vào việc nào đó của cơ quan. Mẫu tờ trình nêu rõ cơ quan được gửi, nội dung trình xin kinh phí...

Mẫu tờ trình tham khảo:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .........

TRƯỜNG ..................

Số: ......../..........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

............., ngày.....tháng....năm.....

TỜ TRÌNH
Về việc xin kinh phí mua sắm trang thiết bị

                 
                Kính gửi: - Phòng Giáo dục và Đào tạo

                                - Phòng Giáo dục và Đào tạo

                                - Chủ tịch UBND huyện .................

Căn cứ quyết định số ...../QĐ-PGD&ĐT ngày.....tháng.....năm....... của trưởng phòng Phòng GD&ĐT .......................................... về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm .....................

Căn cứ vào tình hình thực tế tại trường ..............................................................................

Do nhu cầu cấp thiết cần phải mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ công tác giảng dạy năm học .............-.................

Trường ...................................................... kính trình đến Phòng giáo dục và đào tạo huyện ..................................., Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện ..................... xin chủ trương sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục năm ...................... thực hiện mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất cụ thể như sau:

  • 10 bộ máy vi tính x 9.000.000đ/bộ = 90.000.000đ
  • 10 bộ bàn ghế x 1.500.000 đ/bộ = 15.000.000đ
  • 01 Ổn áp 10KVA x 6.000.000 đ/cái = 6.000.000đ
  • Modem + dây kết nối = 3.000.000đ

Tổng cộng: 114.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm mười bốn triệu đồng)

Rất mong sự xem xét chấp thuận của Phòng giáo dục và đào tạo huyện ..............................., Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện .....................................

 

HIỆU TRƯỞNG

 

2.3 Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa

  • Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa là một trong những biểu mẫu tờ trình được sử dụng khá phổ biến hiện nay tại các cơ quan, tổ chức. Như đã giới thiệu ở trên, mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa được các đơn vị sử dụng để gửi lên các cơ quan cấp trên đề nghị về việc sửa chữa cơ sở vật chất và nêu rõ về dự kiến kinh phí, thời hạn hoàn thành.
  • Trong nội dung mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa có 2 bảng nội dung mà người làm tờ trình cần phải hoàn thành là bảng thông tin về hiện trạng tình hình cơ sở vật chất hiện tại của đơn vị và bảng dự toán kinh phí cho việc sửa chữa. Ở mỗi nội dung, người viết đều phải ghi rõ hiện trạng, hạng mục, nhu cầu, dự toán kinh phí và nguồn kinh phí.
  • Tùy vào quy định của từng đơn vị, của từng cơ quan ban ngành đoàn thể dự thảo sẽ nêu rõ kinh phí để thực hiện sửa chữa các công trình, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ các nguồn kinh phí, nguồn kinh phí này sẽ được cấp theo đúng quy định của pháp luật, của ngân sách nhà nước, tại mỗi cơ quan nguyên tắc quản lý kinh phí, sửa chữa bảo dưỡng, mở rộng thuộc ngân ngân sách cấp nào do ngân sách nhà nước đó cấp đảm bảo và được tổng hợp vào dự toán hàng năm của cơ quan, của đơn vị theo đúng quy định của cơ quan nha nước, với yêu cầu chung là tất cả các kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng, bảo trì, nâng cấp mở rộng phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và theo đúng quy định của pháp luật.
  • Bên cạnh đó trong mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cần phải thống kê chi tiết tổng nguồn kinh phí cần cho việc sửa chữa, mức vận động các cơ quan cấp trên hỗ trợ là bao nhiêu để các đơn vị này nắm được và tiến hành xử lý theo đúng quy định. Ngoài ra, thời gian thực hiện và hoàn thành cũng cần ghi rõ ràng, cụ thể để các đơn vị có phương hướng thực hiện.

Mẫu tờ trình tham khảo:

PHÒNG GD&ĐT

TRƯỜNG........

Số:.................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- hạnh phúc

TỜ TRÌNH

V/v xin tu sữa cơ sở vật chất cho lớp.................

Kính gửi: Ban Giám Hiệu trường...................

Căn cứ theo kế hoạch hoạt động thực hiện nhiệm vụ năm học........... của trường...............

Căn cứ biên bản bàn giao tài sản đầu năm học.

Nay tôi xin kính trình Ban giám hiệu một việc như sau:

Để chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho lớp mẫu giáo ghép năm học mới.........9, tôi đã tiến hành kiểm tra, già soát toàn bộ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp nhằm chuẩn bị bước vào năm học mới được thuận lợi. Lớp mẫu giáo ghép xin xây dựng kế hoạch tu sửa cơ sở vật chất và các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho cháu. Tuy nhiên một số đồ dùng đồ chơi của năm trước bị hư hỏng nhiều, hiện tại không đủ để phục vụ cho trẻ hoạt động. Vì vậy tôi mạnh dạn đề nghị ban giám hiệu nhà trường xem xét tu sữa cho lớp mẫu giáo ghép một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc cụ thể:

  • Cửa sau nhà vệ sinh.
  • Bồn cầu....................
  • Vòi nước bị mất khoá.

Vậy để đảm bảo yêu cầu về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong năm học .......................mà ban giám hiệu nhà trường giao cho, kính mong ban giám hiệu trên xem xét, giải quyết tu sữa cho lớp mẫu giáo ghép để trẻ được hoạt động tốt hơn trong năm học...........................

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

  • BGH trường ...............
  • Lưu VT./.

GIÁO VIÊN

 

2.4 Mẫu tờ trình điều động cán bộ

Mẫu tờ trình Điều động cán bộ là mẫu bản tờ trình được lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để trình bày về việc điều động cán bộ từ đơn vị này sang đơn vị khác. Mẫu tờ trình nêu rõ thông tin cá nhân của các cán bộ được điều động, đơn vị cũ và đơn vị mới chuyển đến, thời gian điều động, lý do điều động, mô tả công việc tại đơn vị mới của cán bộ được điều động.

Mẫu tham khảo:

Mẫu tờ trình điều động cán bộ

Phần I: Diễn giải:

(1)- Ghi rõ họ tên cán bộ được đề xuất điều chuyển

(2)- Ghi phòng/ban /đơn vị nơi người được điều động đang làm việc và nơi công tác đến

(3)- Ghi thời gian dự kiến đơn vị sẽ điều động cán bộ

(4)- Liệt kê các mức thu nhập hiện có và mức thu nhập đề xuất (nếu có)

Phần II: Ghi rõ lý do đơn vị muốn đề xuất điều động

Phần III: Ghi rõ các công việc của nhân sự được điều đi sẽ phải thực hiện .

2.5 Mẫu tờ trình đề nghị ra quyết định nghỉ hưu

  • Mẫu tờ trình xin ra quyết định nghỉ hưu là mẫu đơn được lập ra để xin được ra quyết định về việc nghỉ hưu. Đây là văn bản của cá nhân viết và trình bày lên cấp lãnh đạo, cấp trên trực tiếp để trình xin việc ra quyết định nghỉ hưu với người có đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
  • Nghỉ hưu hay hưu trí tên gọi chỉ chung cho những người đã về hưu hoặc nghỉ hưu theo chế độ và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Hưu trí thường là người già, người có thâm niên công tác nhất định (ngoại trừ một số trường hợp nhà nước cho nghỉ mất sức vì thực hiện các công việc nặng nhọc, độc hại...). Theo quy định pháp luật một số nước như ở Việt Nam thì độ tuổi để về hưu gồm đối với nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi. Nếu đạt độ tuổi này cộng với thời gian công tác và thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì những người về hưu sẽ được hưởng một khoản tiền trợ cấp cho đến khi chết gọi là lương hưu. Mức hưởng thường là từ 60% đến 80% lương cơ bản hoặc lương được nhận (tùy ngành nghề).

Mẫu tham khảo:

Mẫu tờ trình xin ra quyết định nghỉ hưu

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Những mẫu tờ trình thông dụng nhất hiện nay!

Ngày:09/07/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM