Cây địa du - Chữa cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa vết loét, khí hư

Thành phần chủ yếu trong địa du là tanin, saponosit, flavon. Người xưa, dựa vào màu đỏ của hoa, liên hệ đến tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu. Để biết được công dụng trong y học của vị thuốc mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Cây địa du - Chữa cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa vết loét, khí hư

Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpemel (Anh).

Tên khoa học Sanguisorba officinalis L.

Tên địa du vì địa là đất, du là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.

1. Mô tả cây

 Loài cây sống dai, cao 0,30m đến 1,5m, có khi đạt 2m. Thân rỗng, mọc thẳng đứng, nhẵn, mang ít lá. Lá dài 30-40cm, kép lông chim lẻ, 5- 15 lá chét, hình trứng, mép răng cưa to, tù. Hoa màu đỏ máu sẫm, lưỡng tính, nhỏ, tụ thành cụm hình trứng, ra hoa suốt mùa hè (từ tháng 7-9), quả nhẵn, màu nâu, hơi bốn cạnh, chứa một hạt. Rễ bò ngẫm dưới đất, màu nâu.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Vốn không mọc ở Việt Nam. Nhập trồng nhưng chưa nhiều. Dùng làm thuốc: Toàn cây và rẽ (thu hoạch trước khi cây ra hoa).

3. Thành phần hoá học

Thành phần chủ yếu trong địa du là tanin, saponosit, flavon. Người xưa, dựa vào màu đỏ của hoa, liên hệ đến tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu, thận, còn dùng trong ỉa chảy, khí hư. Có lẽ chất tanìn là thành phần chủ yếu trong địa du.

4. Công dụng và liều dùng

Địa du được dùng trong cả đông y và tây y. Táy y dùng tính chất cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa vết loét, khí hư. Y học cổ truyền đánh giá tính chất địa du vị đắng, tính hơi hàn (lạnh), không có độc. Có tính chất mát huyết, cầm máu.

Dùng trong những trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, thấy kinh đau bụng, còn dùng chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ sau khi sinh nở. Ngày uống 5-10g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

5. Đơn thuốc có địa du

Dùng trong mọi trường hợp băng huyết, cháy máu cam, đi ngoài ra máu. Địa du 7g, a giao 3g, đại táo 50g, cam thảo 2g. Nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Những thông tin mà bài viết tổng hợp được từ cây địa duchỉ có giá trị tham khảo. Bạn đừng nên tự ý áp dụng bài thuốc nào từ dược liệu này khi chưa tham vấn thầy thuốc hay những người có chuyên môn

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM