Cây huyết dụ - Cầm máu, mát máu, bổ huyết, tiêu ứ

Cây huyết dụ là một loại dược liệu trong đông y vì có những tác dụng dược lý như cầm máu, mát máu, bổ huyết, tiêu ứ,… Nhờ vậy, lá cây huyết dụ được dân gian dùng để làm thuốc điều trị bệnh và lưu truyền các bài thuốc ấy đến ngày nay. Cùng eLib.VN tìm hiểu công dụng trong y học của loài cây này qua bài viết dưới đây nhé.

Cây huyết dụ - Cầm máu, mát máu, bổ huyết, tiêu ứ

Tên khoa học Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jacq.).

Thuộc họ Hành Alliaceơe.

Ta dùng lá của cây huyết dụ - Folium Cordyline.

1. Mô tả cây

Có 2 loại huyết dụ:

  • Lá đỏ cả hai mặt.
  • Lá một mặt đỏ một mặt xanh.

Cả hai thứ đều dùng được, nhưng loại toàn đỏ tốt hơn.

Cây thuộc thảo, thân to bằng ngón tay, sống dai, cao độ 1-2m. Toàn thân mang nhiều vết sẹo của lá đã rụng, chỉ có lá ở ngọn. Lá không cuống, hẹp 1,2-4cm, dài 20-35cm. Hoa mọc thành chùy dài. Bầu 3 ô, mỗi ô chứa 1 tiểu noãn, một vòi. Quả mọng 1-2 hạt.

2. Thành phần hóa học

Chưa rõ. Chỉ mới thấy sắc tố anthoxyanozìt.

3. Công dụng

Còn trong phạm vi nhân dân. Nhân dân dùng làm thuốc cầm máu, chữa lỵ, lậu, xích bạch đới. Năm 1961, Bệnh viện Bắc Giang đã dùng trong những trường hợp băng huyết sau khi đẻ vì rò tử cung hoặc trong những trường hợp nhau tiền đạo, thai và nhau ra rồi còn băng huyết.

Chú ý:

Không nên dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi mà còn sót nhau, như vậy cổ tử cung sẽ co vít lại mà huyết vản không cầm.

Liều dùng: Ngày uống 20-25g lá tươi.

Tóm lại, cây huyết dụ mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Do đó, trong dân gian, lá huyết dụ đã trở thành một thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc, dùng đề điều trị các bệnh như trĩ, đau nhức xương, phong thấp, ho ra máu, chảy máu cam,… Tuy nhiên, không phải các bài thuốc này luôn phù hợp và phát huy công hiệu với tất cả mọi người.

Nếu bạn có nhu cầu áp dụng các bài thuốc từ cây huyết dụ để trị bệnh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn kỹ lưỡng hơn.

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM