Nghiệm thu

Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận, kiểm tra các hạng mục công việc sau khi hoàn thành. Ngoài ra cũng có thể hiểu, nghiệm thu là quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm (công trình) trước khi được đưa vào sử dụng. Để nắm rõ quy trình nghiệm thu công trình mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Nghiệm thu là gì?

Nghiệm thu được hiểu là quá trình kiểm định, thu nhận, kiểm tra các hạng mục công việc sau khi hoàn thành. Ngoài ra cũng có thể hiểu, nghiệm thu là quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm (công trình) trước khi được đưa vào sử dụng.

2. Nghiệm thu được thực hiện do ai?

Tùy từng lĩnh vực mà công tác nghiệm thu sẽ do những bộ phận khác nhau thực hiện. Trong lĩnh vực dịch vụ, nghiệm thu sẽ do đơn vị sản xuất phối hợp với bộ phận kiểm tra của khách hàng thực hiện.

Trong lĩnh vực xây dựng, nghiệm thu được thực hiện bởi những cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các đơn vị này sẽ dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình để đánh giá xem công trình có đạt chuẩn hay không.

3. Cơ sở để thực hiện công tác nghiệm thu

Mỗi một lĩnh vực sẽ có công tác nghiệm thu riêng, song cơ sở nghiệm thu thường được xây dựng bởi những tiêu chí như sau:

Các tiêu chí đạt chất lượng của sản phẩm (hoặc công trình).

Hợp đồng kinh tế kỹ thuật được ký kết giữa các bên (nếu có).

Các văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể.

Các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan.

4. Điều kiện để tiến hành công tác nghiệm thu

Với các công việc như xây lắp các bộ phận kết cấu, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình và các thiết bị máy móc phù hợp theo quy định của pháp luật.

Những công trình đã được hoàn thành nhưng nó vẫn còn một số tồn tại như chất lượng công trình nhưng không hề ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng của công trình thì bình thường có thể được chấp nhận nghiệm thu nhưng phải tiến hành đầy đủ các công việc sau đây:

- Lập bảng thống kê những tồn tại còn sót về chất lượng, quy định rõ ràng thời gian sửa chữa và khắc phục do nhà thầu thực hiện.

- Các đơn vị liên quan phải có trọng trách theo sát và kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục những tồn tại còn sót lại đã nói như trên.

- Ngay sau khi được nhà thầu sửa chữa, khắc phục xong tình trạng trên thì bắt đầu tiến hành nghiệm thu lại lần nữa.

Trong quá trình nghiệm thu công trình các thiết bị, máy móc phải tuân thủ tuyệt đối các quy định, nội quy về an toàn vệ sinh và tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành.

Trong quá trình xây dựng và bàn giao để đưa công trình vào sử dụng thì các biên bản nghiệm thu dùng để làm căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình khi đã xong.

Nếu trong trường hợp, hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có điều khoản có thể ứng tạm phí khi chưa lập văn bản nghiệm thu công trình hoàn thiện, chưa thanh toán.

Đối với trường hợp tiến hành nghiệm thu lại là do: công việc xây dựng đã nghiệm thu rồi nhưng lại thi công lại lần nữa hoặc các thiết bị máy móc đã được lắp đặt xong nhưng sau đó lại thay đổi bằng thiết bị máy móc khác thì tất nhiên phải nghiệm thu lại.

Đối với việc xây dựng, giai đoạn đang thi công xây dựng, các bộ phận của công trình sau khi được nghiệm thu thì chuyển sang cho các nhà thầu khác thi công thì nhà thầu tiếp theo phải được tiến hành tham gia quá trình nghiệm thu và kí xác nhận vào biên bản.

Lưu ý: Tất cả công việc, kết cấu và bộ phận công trình xây dựng trước khi bị lấp kín thì phải được nghiệm thu xong.

Khi sửa chữa, gia cố các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng thì không nghiệm thu được, thì sau khi sửa chữa - gia cố xong thì phải tiến hành công tác nghiệm thu lại theo các phương pháp xử lí kĩ thuật của đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phê duyệt.

Nhưng sau khi sửa chữa - gia cố xong mà không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu vững chắc, sử dụng bình thường thì các hạng mục công trình, kết cấu và bộ phận công trình xây dựng không được nghiệm thu.

5. Quá trình thực hiện việc nghiệm thu

Cần căn cứ vào mỗi một lĩnh vực mà công tác nghiệm thu được tiến hành sao cho phù hợp. Trong lĩnh vực may mặc gia công xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, việc nghiệm thu thường được tiến hành sau khi đội ngũ công nhân đã may xong sản phẩm.

Riêng về lĩnh vực xây dựng, các chủ đầu tư và đơn vị thầu sẽ thực hiện công tác nghiệm thu được chia ra thành nhiều công đoạn. Cụ thể như:

- Nghiệm thu vật liệu xây dựng, trang thiết bị, những sản phẩm chế tạo sẵn sẽ được đưa vào sử dụng trong công trình.

- Nghiệm thu từng công đoạn trong quá trình xây dựng, cụ thể như: đổ móng, lợp mái, sơn tường, vv.

- Nghiệm thu từng bộ phận của công trình, hoặc từng giai đoạn thi công. Ví dụ: bộ phận tiền sảnh của khách sạn, bộ phận khuôn viên, vv.

- Nghiệm thu từng hạng mục của công trình để đưa vào sử dụng. Ví dụ: trạm biến áp, hệ thống đường điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Trong lĩnh vực xây dựng, cơ cấu thành phần được tham gia trực tiếp vào quá trình nghiệm thu bao gồm:

- Đại diện phía chủ đầu tư.

- Đại diện phía nhà thầu.

- Đại diện phía thiết kế, các đơn vị liên quan được mời.

6. Những lưu ý trong quá trình nghiệm thu

Các bước nghiệm thu công trình xây dựng

Khi nghiệm thu công trình xây dựng, bao giờ cũng trải qua 3 bước sau:

Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng

Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp

Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.

Thành phần tham gia nghiệm thu

Có 3 thành phần tham gia nghiệm thu, đó là:

Đơn vị thi công

Người hoặc đơn vị giám sát

Chủ nhà

Các tiêu chí giám sát và các nội dung cần giám sát

Khi giám sát nghiệm thu công trình xây dựng, bạn cần đảm bảo hai tiêu chí sau:

Đúng và đủ

Công việc kiểm tra giám sát cần được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình thi công

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý các nội dung cơ bản cần xem xét như sau:

Thường xuyên theo dõi chất lượng thi công của nhà thầu

Kiểm tra công tác an toàn lao động thường xuyên

Nên cử người nhà hoặc người thân tham gia giám sát

Kiểm tra chất lượng, quy cách và mẫu mã vật tư xây dựng

Và chú ý khi hoàn thành xem xét các nội dung trên cần:

Khi kiểm tra cần có biên bản kiểm tra từng giai đoạn, từng hạng mục thi công

Nếu có vấn đề cần báo ngay cho bên thi công để khắc phục lại đảm bảo đúng yêu cầu

Cần phải thận trọng, tỉ mỉ khi kiểm tra chất lượng công trình

Các hạng mục nghiệm thu

Có 2 hạng mục cơ bản cần nghiệm thu đó là:

Việc nghiệm thu được thực hiện với tất cả các hạng mục thi công từ bê tông tươi, xây trát đến hệ thống kỹ thuật và kiểm tra xem hoàn thiện có đúng với yêu cầu thực tế đã đề ra hay không, đã đúng với các tiêu chuẩn kỹ thuật và bản vẽ chưa?

Đối với các bộ phận bị che khuất, khó nhìn thấy được thì cần được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành công việc tiếp theo. Các giấy tờ này chính là cơ sở pháp lý để quyết toán sau đó và tránh trường hợp không đáng có

Trong quá trình nghiệm thu các hạng mục trên cần lưu ý một vài điểm sau:

Phải thực hiện nghiệm thu cẩn trọng, chi tiết và có biên bản nghiệm thu

Nghiệm thu kết thúc và các hạng mục thì bàn giao lại cho chủ đầu tư

Cần ký hợp đồng bảo hành công trình để đảm bảo chất lượng công trình theo cam kết và nhà thầy sửa chữa kịp thời trong thời gian bảo hành

Trên đây là bài viết tham khảo mà eLib chia sẽ nhằm giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về nghiệm thu như: Khái niệm về nghiệm thu, nghiệm thu được thực hiện do ai, cơ sở để thực hiện công tác nghiệm thu, điều kiện và quá trình thực hiện việc nghiệm thu. Ngoài ra còn có một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu. Mời các bạn tham khảo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM