Hoạch định chiến lược là gì?

Hoạch định chiến lược là một giai đoạn trong tiến trình quản trị chiến lược, nhằm phát triển và duy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của công ty và bên kia là các cơ may thị trường đầy biến động. Dưới đây là chi tiết các bước giúp bạn xác định nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh của tổ chức nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Hoạch định chiến lược là gì?

Thực tiễn kinh doanh cũng đòi hỏi công ty phải có một kế hoach tốt để đứng vững trong các ngành kinh doanh hiện tại, đồng thời phát triển những ngành kinh doanh mới. Môi trường thì đầy rẫy những bất ngờ nên cấp quản trị phải trù liệu được cho công ty đương đầu với mọi sự biến động. Hoạch định chiến lược giúp cho công ty thích nghi và tận dụng được các cơ may trong môi trường luôn luôn biến động.

Hoạch định chiến lược là một giai đoạn trong tiến trình quản trị chiến lược, nhằm phát triển và duy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của công ty và bên kia là các cơ may thị trường đầy biến động.

Các bước trong hoạch định chiến lược

1. Xác định nhiệm vụ kinh doanh của tổ chức

Mỗi tổ chức tồn tại để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong môi trường hoạt động rộng lớn mà mục đích và sứ mệnh ban đầu của họ đã được xác định rõ ràng. Tuy nhiên qua thời gian, quy mô tổ chức mở rộng, môi trường thay đổi và sự thay đổi người quản lý, một hoặc nhiều vấn đề về nhiệm vụ của tổ chức chắc chắn nảy sinh.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp phải là cái nhìn dài hạn về cái mà họ đang cố gắng đạt tới: Công cụ duy nhất để phân biệt doanh nghiệp với những nhà cạnh tranh khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp sẽ cung cấp định hướng và tín hiệu cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp hoạt động.

Câu hỏi đơn giản đặt ra khi một doanh nghiệp quyết định đánh giá và xác định lại nhiệm vụ của nó là “Công việc kinh doanh của chúng ta là cái gì?” “Nó nên thế nào?”. Những câu hỏi như vậy bề ngoài rất đơn giản nhưng chúng thực sự rất quan trọng và khó khăn mà trách nhiệm chính phải trả lời chúng nằm ở cấp quản lý cao nhất. Để phát triển một tuyên bố về nhiệm vụ, người quản lý cần tính toán 3 nhân tố cơ bản:

  • Lịch sử của tổ chức
  • Năng lực phân biệt của tổ chức
  • Môi trường của tổ chức

Yêu cầu khi xác định nhiệm vụ kinh doanh:

  • Xác định nhiệm vụ kinh doanh cần xác định rõ các lãnh vực kinh doanh mà công ty hoạt động trong đó.
  • Nhiệm vụ kinh doanh cần phải có thể đạt được.
  • Nhiệm vụ kinh doanh phải có tính chất thúc đẩy
  • Nhiệm vụ kinh doanh phải cụ thể

2. Các mục tiêu của tổ chức

Sau khi đã xác định được nhiệm vụ, bước tiếp theo là phải đề ra các mục tiêu cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra

Mục tiêu phải:

  • Các mục tiêu này phải cụ thể, có thể đo lường được. Các mục tiêu đều nên chuyển sang các con số cụ thể, ví dụ mục tiêu tăng lợi nhuận để hỗ trợ công tác nghiên cứu thì cụ thể là tăng bao nhiêu %?
  • Chúng có thể đạt được qua các hành động cụ thể .Ví dụ “Phải làm cho nhãn hiệu của chúng ta trở thành số 1 “một mục tiêu như thế này rất mơ hồ và khó đạt được do đó phải là “Phải làm cho nhãn hiệu của chúng ta trở thành nhãn hiệu dẫn đầu về thị phần trong ngành kinh doanh mà chúng ta đang theo đuổi”.
  • Chúng phải cung cấp định hướng. Nghĩa là chúng cung cấp điểm xuất phát cho các mục tiêu cụ thể và chi tiết ở cấp độ quản lý thấp hơn trong tổ chức. Quan điểm quản trị theo mục tiêu.
  • Chúng thiết lập thứ tự ưu tiên dài hạn cho tổ chức
  • Chúng là những tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của toàn bộ tổ chức.

Điểm quan trọng là ngươì quản lý phải chuyển nhiệm vụ của tổ chức thành các mục tiêu cụ thể mà sẽ giúp cho nhiệm vụ trở thành hiện thực.

Các mục tiêu của tổ chức cần được xác lập trong tất cả các lĩnh vực có thể ảnh hưởng đến hoạt động và sự tồn tại dài hạn của tổ chức. Sau đây là một số ví dụ về mục tiêu của một tổ chức sản xuất:

3. Phân tích chiến lược kinh doanh và lựa chọn

Nhà quản trị cần xác định danh mục kinh doanh gồm các ngành kinh doanh và sản phẩm gì phù hợp nhất với những điểm mạnh, điểm yếu của công ty trước cơ may của môi trường luôn biến động. Tất nhiên để đến được bước này thì trước đó đòi hỏi một quá trình đánh giá các yếu tố bên ngoài cũng như tình hình nội bộ của công ty để có được các thông số đưa vào phân tích và lựa chọn chiến lược.

Nhà quản trị cần (1) Phân tích danh mục kinh doanh hiện tại và quyết định xem những ngành kinh doanh nào cần được chú trọng về tài lực nhiều hơn hoặc ít hơn hoặc cần loại bỏ, (2) Triển khai các chiến lược phát triển nhằm đưa thêm sản phẩm mới hoặc những ngành kinh doanh mới vào danh mục.

3.1 Các chiến lược cho ngành kinh doanh hiện tại

a. Phương pháp ma trận thị phần-tăng trưởng BCG của nhóm tư vấn Boston (Boston Consulting Group)

b. Phương pháp mạng hoạch kinh doanh chiến lược (strategic Business-Planning Grid) của hãng General Electric)

3.2 Các chiến lược phát triển

a. Các chiến lược phát triển dựa vào mạng lưới phát triển sản phẩm trên thị trường (do Ansoff đề xướng)

b. Phương pháp phân tích ma trận SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ)

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu Hoạch định chiến lược ---

Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM