Kế hoạch Marketing là gì?

Nhiều người cho rằng lập kế hoạch marketing rất không cần thiết và nó là sự lãng phí thời gian và công sức mà không mang lại kết quả gì, hoặc cho rằng các kết quả của kế hoạch marketing không đúng với thực tế, và họ nghĩ chỉ cần xử lý các vấn đề hiện tại của doanh nghiệp để gia tăng doanh số hằng ngày là được. Tuy nhiên sự thật có đúng là như vậy? Tài liệu dưới đây sẽ giúp bạn hiểu như thế nào là một kế hoạch marketing và nó có quan trọng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

Kế hoạch Marketing là gì?

1. Kế hoạch marketing là gì?

Trước khi tìm hiểu về định nghĩa kế hoạch marketing hãy cùng tìm hiểu trước về khái niệm Marketing là gì? Theo Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn thông qua trao đổi. Đây là một hoạt động thiết yếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và là một yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm và phát triển tối đa nhất để tồn tại lâu dài trên thị trường.

Kế hoạch marketing (marketing plan) là một tài liệu bằng văn bản bao gồm những nội dung triển khai lộ trình của hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Kế hoạch marketing được xây dựng từ những phân tích, nghiên cứu từ môi trường và thị trường để đề ra những chiến lược lớn với mục tiêu trung hạn, ngắn hạn cho cả công ty hoặc cho một nhóm sản phẩm, dịch vụ cụ thể của công ty. Trong bản kế hoạch marketing sẽ nêu rõ các phương tiện cần thực hiện, những hành động cần thực hiện, khoản ngân sách chi ra và thu vào để thực hiện mục tiêu trên. Một kế hoạch marketing hiệu quả sẽ giúp một công ty hiểu được thị trường mà nó nhắm đến và sự cạnh tranh trong không gian đó, hiểu được tác động và kết quả của các quyết định marketing. Bản kế hoạch marketing sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những định hướng những chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp trong tương lai.

2. Tầm quan trọng của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp

Bản kế hoạch marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong doanh nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường mục tiêu. Giúp bạn thực hiện các hoạt động marketing tốt nhất, từ đó giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mục tiêu so với các đối thủ cạnh tranh. Các lợi ích mà doanh nghiệp của bạn nhận lại được khi xây dựng một bản kế hoạch marketing:

  • Xác định được thị trường mục tiêu của bạn và hiểu cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu của họ
  • Xác định được đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu của bạn nghĩ gì về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ
  • Định vị được thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn để thị trường mục tiêu của bạn thấy doanh nghiệp của bạn tốt hơn hoặc khác với đối thủ cạnh tranh
  • Đặt các mục tiêu và khung thời gian cụ thể, có thể đo lường được cho các hoạt động tiếp thị của bạn
  • Giúp doanh nghiệp bạn vạch ra một chiến lược để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn, bao gồm các thông điệp, kênh và công cụ bạn sẽ sử dụng.
  • Giúp mọi người trong công ty hành động trên cùng một định hướng của những nỗ lực marketing.

Để xây dựng một bản kế hoạch marketing hiệu quả có thể tốn thời gian, ngân sách của doanh nghiệp tuy nhiên nó là một quá trình rất có giá trị có thể đóng góp rất lớn cho thành công kinh doanh của bạn và là một quá trình cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện.

3. Cách lập bản kế hoạch marketing hiệu quả

Các doanh nghiệp có thể có sự khác nhau về ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ, mục tiêu kinh doanh hay kế hoạch kinh doanh nhưng có một số yếu tố cần thiết nhất định mà hầu hết các kế hoạch marketing đều có bao gồm:

3.1 Phân tích cơ hội thị trường

Các doanh nghiệp cần tìm ra những cơ hội thị trường mới để tạo ra những cơ hội thuận lợi, nhận biết được những biến đổi nào có thể trở thành cơ hội mà doanh nghiệp có thể khai thác, hoặc những tác động nào của môi trường có thể tạo thành những nguy cơ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT để liệt kê ưu, nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển; thông qua phân tích các yếu tố trong môi marketing hay thông qua các phương pháp để xác định các cơ hội thị trường như phương pháp “kẻ hở trên thị trường“ của Richard M. White, đó là phát hiện những nhu cầu chưa được thỏa mãn của khách hàng để đáp ứng hoặc phương pháp phân tích bằng mạng mở rộng sản phẩm/ thị trường (thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường, phát triển thị trường, đa dạng hóa),...

3.2 Lựa chọn các thị trường mục tiêu

Đây là bước vô cùng quan trọng trong hoạt động marketing mà doanh nghiệp cần phải xác định rõ cho các kế hoạch marketing của mình. Các câu hỏi bạn cần làm rõ trong bước này đó là:

  • Khách hàng mục tiêu của mình là ai ?
  • Họ có những nhu cầu và mong muốn gì cần được thỏa mãn?
  • Các chiến lược marketing cần hướng đến cho tất cả khách hàng của công ty hay một nhóm khách hàng mục tiêu?

Tại bước này doanh nghiệp cần:

  • Đo lường và dự báo nhu cầu thị trường để đảm bảo tính khả thi của các nỗ lực marketing. Việc đo lường nhu cầu thị trường giúp doanh nghiệp ước lượng được các nhu cầu hiện tại, tương lai của thị trường, các yếu tố tác động giúp doanh nghiệp quyết thức cách thức xâm nhập thị trường.
  • Phân đoạn thị trường là công việc tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm bởi đối với mỗi thị trường khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đều có những yếu tố không đồng nhất tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm và dịch vụ của mỗi doanh nghiệp như giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, trình độ văn hóa - xã hội,... Tùy thuộc vào từng yếu tố khách hàng sẽ có nhu cầu và mong muốn khác nhau. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phân chia khách hàng theo các nhóm khác nhau (hay gọi là phân đoạn thị trường) để có thể nhận rõ sự khác biệt về nhu cầu, hành vi tiêu dùng được gọi là phân đoạn (hay phân khúc) thị trường. Mỗi một thị trường đều được tạo ra từ những phân đoạn thị trường.
  • Cuối cùng, doanh nghiệp cần định vị thị trường doanh nghiệp của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác để tìm ra các lợi thế cạnh tranh về đặc điểm, tính chất khác biệt của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình để thu hút khách hàng về phía doanh nghiệp.

3.3 Triển khai marketing – mix

Sau khi đã xác định được các mục tiêu trong hoạt động marketing thì công việc tiếp theo doanh nghiệp cần thực hiện đó là triển khai các hoạt động marketing - mix. Marketing - mix (hay còn gọi là Marketing hỗn hợp) là công cụ phổ biến nhất giúp các Marketers tìm đúng kênh phân phối và tiếp thị quảng cáo trên thị trường. Thuật ngữ này chỉ tập hợp các công cụ marketing được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường. Marketing - mix trong doanh nghiệp thường bao gồm 4P: Sản phẩm (Product), Giá (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến (Promotions) và thường thêm 3P trong ngành dịch vụ đó là: Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (cơ sở vật chất).

Thứ tự và cấu trúc của marketing – mix được triển khai thống nhất hoặc khác biệt tùy thuộc vào phương án chiến lược marketing đã được xác định và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quyết định định vị thị trường của doanh nghiệp.

3.4 Tổ chức thực hiện các chiến lược marketing

Sau khi đã lên kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện các bước khởi thảo trên trong bản kế hoạch marketing. Một kế hoạch khởi thảo có hay bao nhiêu nhưng nếu doanh nghiệp không biết cách tổ chức và hành động theo kế hoạch hiệu quả cũng sẽ không mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp. Một số các kỹ năng cần thiết trong tổ chức thực hiện các hoạt động marketing trong doanh nghiệp bạn cần biết đến như:

  • Tổ chức bộ phận marketing phối hợp với nhau để thực thi các chiến lược marketing
  • Tổ chức bộ phận marketing thích hợp với quy mô hoạt động marketing của doanh nghiệp
  • Xác định và phân chia nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhân viên cụ thể
  • Phát triển hệ thống khen thưởng giúp thúc đẩy các bộ phận trong doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực làm việc.
  • Xây dựng bầu không khí tổ chức tích cực có khả năng động viên toàn bộ nỗ lực của nhân viên trong việc thành đạt mục tiêu.

3.5 Kiểm tra hoạt động marketing

Mặc dù đã triển khai và thực hiện các hoạt động marketing một cách hiệu quả, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn cần kiểm tra thường xuyên từng tiến trình của hoạt động marketing tránh sai sót nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng luôn luôn đổi theo thời gian và đối thủ cạnh tranh cũng luôn không ngừng đưa ra những chiến lược marketing khác nhau nhằm thao túng thị trường. Chính vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động marketing sẽ giúp doanh nghiệp rút kinh nghiệm và điều chỉnh các chiến lược marketing của mình cho tốt hơn, nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xây dựng bản kế hoạch marketing cho doanh nghiệp giúp bạn tiếp cận nhanh chóng và chính xác đến đối tượng mục tiêu, tăng lượng khách hàng và cuối cùng là tăng lợi nhuận của bạn.

4. 22 quy luật bất biến trong Marketing cần nắm vững

22 quy luật bất biến trong Marketing được biết đến là một cuốn sách “không thể không biết đến” của các Marketer và đặc biệt là các doanh nhân khởi nghiệp. Việc áp dụng linh hoạt các quy tắc sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp từng bước nhanh nhất tới thành công.

4.1 Quy luật tiên phong

4.2 Quy luật chủng loại

4.3 Quy luật ghi nhớ

4.4 Quy luật nhận thức

4.5 Quy luật tập trung

4.6 Quy luật độc quyền

4.7 Quy luật nấc thang

4.8 Quy luật song đôi

4.9 Quy luật đối nghịch

4.10 Quy luật phân chia

4.11 Quy luật viễn cảnh

4.12 Quy luật mở rộng

4.13 Quy luật hy sinh

4.14 Quy luật đặc tính

4.15 Quy luật thành thật

4.16 Quy luật đòn then chốt

4.17 Quy luật không thể dự đoán

4.18 Quy luật thành công

4.19 Quy luật thất bại

4.20 Quy luật cường điệu

4.21 Quy luật gia tốc

4.22 Quy luật nguồn lực

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu Kế hoạch Marketing là gì? ---

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM