Luận án TS: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung, vấn đề và giải pháp

Luận án Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh): Vấn đề và giải pháp được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển kinh tế biên giới khu vực này nhằm chỉ ra vấn đề đặt ra và giải pháp trong chính sách phát triển kinh tế biên giới Việt Nam – Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh.

Luận án TS: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung, vấn đề và giải pháp

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Những nghiên cứu về kinh tế biên giới, nhất là kinh tế biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh, còn khá khiêm tốn. Điều này đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu cơ bản cung cấp những luận chứng khoa học cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo, từ đó có thể xây dựng nên những kế hoạch phát triển kinh tế biên giới địa phương mình cho phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng địa phương và tận dụng được lợi thế từ bối cảnh mới. Cho nên, nghiên cứu trường hợp cụ thể kinh tế biên giới tỉnh Quảng Ninh là đề tài có giá trị thực tiễn. Chính vì những lý do trên, đê tài nghiên cứu “Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh): Vấn đề và giải pháp” vừa có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, lại vừa có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển kinh tế biên giới khu vực này nhằm chỉ ra vấn đề đặt ra và giải pháp trong chính sách phát triển kinh tế biên giới Việt Nam – Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ sở (lý luận và thực tiễn) của kinh tế biên giới Việt Nam – Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh.

Phân tích thực trạng các loại hình cụ thể của kinh tế biên giới tỉnh Quảng Ninh nhằm tìm ra các vấn đề đang gặp phải là gì;

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tế biên giới Việt – Trung tỉnh Quảng Ninh.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh hiện nay (nghiên cứu biên giới trên đất liền) và giải pháp.

Phạm vi không gian: nghiên cứu tập trung vào khảo cứu khu vực biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Phạm vi thời gian: luận án chủ yếu tập trung phân tích khoảng thời gian từ năm 2012, mốc thời gian theo Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg ngày 10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

1.4  Phương pháp nghiên cứu 

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu

1.5 Đóng góp mới về mặt khoa học

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế biên giới;

Trình bày, phân tích, đánh giá về thực tiễn của hoạt động kinh tế biên giới Việt Nam – Trung Quốc tỉnh Quảng Ninh;

Cung cấp những bằng chứng khoa học và những khuyến nghị cho phát triển kinh tế biên giới cho tỉnh Quảng Ninh.

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Về mặt lý luận: trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh, luận án sẽ góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận về kinh tế biên giới, nhất là lý luận về phát triển Khu KTCK/Khu Kinh tế qua biên giới, cũng nhưng góp phần làm rõ hơn trong nhận thức về sự tương tác giữa kinh tế và các vấn đề khác như quốc phòng – an ninh, xã hội và quan hệ quốc tế.

Về mặt thực tiễn: Luận án cung cấp tài liệu có tính hệ thống về nghiên cứu kinh tế biên giới phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo; Cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo thêm.

2. Nội dung

2.1  Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan luận án

Nhóm nghiên cứu về các vấn đề lý thuyết kinh tế biên giới

Nhóm nghiên cứu về kinh tế biên giới Trung Quốc với một số quốc gia láng giềng

Nhóm nghiên cứu về quan hệ kinh tế biên giới Việt – Trung, trong đó có các công trình nghiên cứu về kinh tế biên giới Việt – Trung khu vực biên giới tỉnh Quảng Ninh

Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của đề tài.

2.2 Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và nhân tố tác động đối với phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh

Khái niệm và lý thuyết phát triển kinh tế biên giới

Kinh nghiệm một số nước trong phát triển kinh tế biên giới

Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế biên giới Việt - Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh.

2.3 Thực trạng phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh

Chính sách liên quan đến phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh

Tình hình cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh

Thực trạng phát triển kinh tế biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh

Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế biên giới.

2.4 Định hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh

Bối cảnh mới đến năm 2030 tác động đến phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh

Quan điểm phát triển bền vững kinh tế biên giới Việt – Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh

Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh

Một số khuyến nghị.

3. Kết luận

Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá ở địa phương Quảng Ninh, các tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một mô hình mới hứa hẹn khả năng phát triển tốt trong thời gian tới, đồng thời đòi hỏi các nhà quản lý từ Trung ương đến địa phương phải tổng kết, rút kinh nghiệm, đặc biệt là đưa ra những cơ chế, chính sách thí điểm phù hợp để triển khai thực hiện. Luận án đã đi sâu phân tích, đưa ra khái niệm về phát triển kinh tế biên giới, khu kinh tế cửa khẩu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển, mô hình quản lý…, từ đó chỉ ra tính đặc thù của mô hình kinh tế này, cũng như những ưu thế riêng của khu vực biên giới Quảng Ninh cần khai thác một cách có hiệu quả. Đây là cơ sở để đúc rút kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, xây dựng các mô hình cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể của khu kinh tế cửa khẩu các tỉnh biên giới.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn Bá Ân (2002), “Phân tích một số yếu tố nội lực và ngoại lực tác động đến phát triển dải miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (2007),“Báo cáo tóm tắt hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai giai đoạn 2000 - 2007”, tài liệu làm việc với Ty thương vụ tỉnh Vân Nam.

Ban Tư tưởng - Văn hoá trung ương (2006), “Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Báo cáo tình hình thực hiện Đề án “Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số Khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015” của Ban kinh tế cửa khẩu, UBND tỷnh Quảng Ninh năm 2015.

Bộ Công Thương (2010), Báo cáo quy hoạch phát triển Kết cấu hạ tầng thương mại tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn 2009- 2020, có xét đến năm 2025.

4.2 Tiếng Anh

Gao Ge, The Research on Establishing A Harmonious Guangxi by Building a Special to Promote the Relationship between China and the Peripheral Countries – Taking China-Vietnam’s Two Corridors One Cricle as Example, Around Southeast Asia, vol.1, 2007.

Guan Han-zhi, A Primary into the Developing Situtation of China – ASEAN Bilateral Land Trade Port, Around Southeast Asia, vol.11, 2007

He Yueai), Carrying forward the Conventional Friendship, Strenghthening the Cooperation in Trade and Tourism, Around Southeast Asia, vol.6, 2006

Hồ Quốc Phi (Hu Guofei), Taking the Comparative Advantage, Strenghthening the Trade Relationship between China and the Seven Provinces in the North of Vietnam, as well as That of Gaoping Vietnam and Longzhou Quangxi, Around Southeast Asia, vol.6, 2006

Lu Zhongshan, The Construction Situation of Vietnamese Border with Guangxi, Around Southeast Asia, vol.7, 2006 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Thương mại trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM