NCKH: Quá trình phát triển của fintech và những chuyển động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

NCKH: Quá trình phát triển của fintech và những chuyển động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng nghiên cứu về quá trình hình thành và xu hướng phát triển của Fintech cũng như nghiên cứu về những chuyển động của Fintech tại một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt nam trong suốt thập kỷ qua.

NCKH: Quá trình phát triển của fintech và những chuyển động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

1. Mở đầu

Trong suốt thập kỷ qua, công nghệ tài chính đã phát triển rất nhanh chóng trên toàn cầu. Những năm gần đây một làn sóng mới nổi lên khi các công ty khởi nghiệp tập trung vào lĩnh vực công nghệ trong tài chính. Ứng dụng công nghệ tạo nên những kết quả đột phá trong tài chính toàn diện là xu hướng tất yếu và mà nhiều quốc gia đã nhận thức rõ cơ hội mà xu hướng này đem lại. Fintech trở thành đại diện cho một cuộc cách mạng kỹ thuật
số có thể thay đổi toàn cảnh cách thức kinh doanh của ngành Tài chính – Ngân hàng. “
Financial technology” hay “FinTech” được hiểu là “ công nghệ tài chính”. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay chưa có một khái niệm hay định nghĩa chuẩn nào về Fintech. Nhìn chung, Fintech được nhận định có trong những lĩnh vực đặc trưng sau: thanh toán (các định chế tài chính), cho vay ngang hàng (P2P lending platforms9), gọi vốn cộng đồng (crowd  Peer-to-peer lending (P2P) là hình thức cho đầu tư trực tiếp và không cần thế chấp thông qua nền tảng trực tuyến (P2P) và thực hiện qua 1 website. Các khoản đầu tư ở hình thức này thường nhỏ và ngắn hạn.

2. Nội dung

2.1 Quá trình phát triển của Fintech và những chuyển động trên một số thị trường

Fintech được bắt nguồn từ đầu những năm 1990, do Citigroup11 khởi sướng được gọi là “ Hiệp hội Công nghệ Dịch vụ Tài chính” với mục đích tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác về công nghệ. Tuy nhiên, chỉ đến năm 2014 mới thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà quản lý, số lượng người tham gia ngày càng đông. Fintech đã phát triển rất nhanh và như một ngành công nghiệp lớn tại Mỹ. Một số nghiên cứu cho thấy, tổng chi tiêu cho Fintech lên đến hơn 197 tỷ USD vào năm 2014. Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, thì Fintech được kỳ vọng như mang lại nhiều diện mạo mới cho ngành tài chính – ngân hàng. Fintech có thể tái định hình ngành tài chính, tác động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này

2.2 Những chuyển động của Fintech trong lĩnh vực tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam

Theo tạp chí ngân hàng đánh giá, một trong 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2017, đó là “thanh toán điện tử và fintech phát triển mạnh mẽ. Theo đó, các tổ chức tín dụng đã liên tục đưa ra các sản phẩm để đón đầu xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt vốn đang phát triển nhanh chóng trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài nền tảng Internet Banking và Mobile Banking, một số ngân hàng và công ty công nghệ thông tin đã nghiên cứu, hợp tác và đưa vào ứng dụng các công nghệ trên thiết bị điện thoại di động như việc áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc, sử dụng mã QR Code, Tokenization, thanh toán phi tiếp xúc, công ng

2.3 Gợi ý chính sách phát triển Fintech tại Việt Nam

Trong suốt 10 năm qua, công nghệ tài chính đã phát triển rất nhanh chóng trên toàn cầu. Trên nền tảng internet và kỹ thuật số, việc ứng dụng công nghệ đã được các doanh nghiệp Fintech phát triển tạo ra nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Đây là xu hướng tất yếu mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đều nhận rõ những cơ hội và thách thức mà xu hướng này đem lại. Tại Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa, bức tranh kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến ngoạn mục. Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình từ năm 2010. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước công bố tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2017 cho thấy, tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng hiện nay đã lên tới gần 59%. Trước đó, một thống kê của WB từ năm 2014 cho thấy, Việt Nam mới có 31% dân số có tài khoản ngân hàng, tăng gần gấp đôi sau 3 năm. Qua đó cho thấy, Việt Nam là một thị trường còn nhiều cơ hội để khai thác 

3. Kết luận

Sự xuất hiện của Fintech đã dẫn đến các thay đổi mang tính cấu trúc và cách thức vận hành của hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các công ty Fintech ở Việt Nam và trên thế giới là một bằng chứng sinh động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên toàn cầu. Sự xuất hiện của nó đã tạo ra nhiều giá trị cho người sử dụng và xã hội. Fintech đã và đang phát triển ở nhiều nước trong suốt 10 năm qua, tuy nhiên, theo nhận định của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, thì lĩnh vực FinTech tại Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển

4. Tài liệu tham khảo

The Evolution of FinTech: A New Post-Crisis Paradigm, Douglas W. Arner, Jànos Barberis, Ross P. Buckley, 2015, IMS was called a “Financial Information” company and not yet a “Financial Technology” company. See Benjamin Wachenje, “Michael Bloomberg: Wall Street

Data Pioneer and ex-NYC Major (29 April 2014) CNBC, available at

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung NCKH Ngân hàng trên--

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM