Tiểu luận: Kinh tế nông nghiệp, nông thôn - Cơ sở và lý luận thực tiễn tại Ấn Độ

Tiểu luận Kinh tế nông nghiệp nông thôn, Cơ sở và lý luận thực tiễn tại Ấn Độ được nghiên cứu với mục tiêu chính là tìm hiểu và đưa ra những con số thống kê cũng như mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp trong suốt thời gian phát triển ở Ấn Độ, tìm hiểu cách thức thực hiện, chính sách, các cuộc cải cách hay các cuộc cách mạng nông nghiệp cũng như các thành tựu đạt được tại Ấn Độ, đồng thời đề tài cũng phân tích các thất bại trong quá trình phát triển đấy và đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển khác. 

Tiểu luận: Kinh tế nông nghiệp, nông thôn - Cơ sở và lý luận thực tiễn tại Ấn Độ

1. Đặt vấn đề

1.1 Lý do chọn đề tài

Là một trong những quốc gia châu Á đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, với các mục tiêu cơ bản là tăng trưởng vững chắc, hiện đại hóa nền kinh tế, tự lực tự cường, công bằng xã hội, xóa bỏ đói nghèo…Ấn Độ - xét một cách tương đối – là nền kinh tế lớn thứ tư nếu tính theo ngang giá sức mua hay tốc độ phát triển kinh tế nhanh thuộc hàng thứ hai trên thế giới.

Đặt Ấn Độ trong những phác họa quá khứ, trong bối cảnh thực tại và cả định hướng về tương lai, vì đâu và làm cách nào mà kinh tế nông nghiệp Ấn Độ, như một phép màu, lại có thể phát triển vượt bậc, đưa Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia đứng đầu trong các nước đang phát triển? Và Việt Nam – một đất nước đi lên từ nông nghiệp, liệu có học hỏi được điều gì từ thành công đó không? Chính bởi tính hấp dẫn của vấn đề này nên nhóm chúng tôi đã quyết định thự hiện đề tài:  “Kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Cơ sở và lý luận thực tiễn tại Ấn Độ” cho tiểu luận môn học của mình. 

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Đề tài tìm hiểu và đưa ra những con số thống kê cũng như mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp trong suốt thời gian phát triển ở Ấn Độ, tìm hiểu cách thức thực hiện, chính sách, các cuộc cải cách hay các cuộc cách mạng nông nghiệp cũng như các thành tựu đạt được tại Ấn Độ, đồng thời đề tài cũng phân tích các thất bại trong quá trình phát triển đấy và đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển khác. Và việc tìm hiểu những nội dung trên có giới hạn không vượt quá phạm vi nghiên cứu của đề tài. 

Cụ thể: 

  • Đề tài phân tích mô hình kinh tế nông nghiệp và cơ sở lý luận của nó tại Ấn Độ
  • Các hình thức thực hiện, chính sách phát triển nông nghiệp qua từng giai đoạn
  • Các cuộc cải cách cũng như các cuộc cách mạng nông nghiệp tại Ấn Độ
  • Kết quả đạt được từ các chính sách trên
  • Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp tổng hợp, phân tích cảđịnh tính lẫn định lượng để xây dựng chính xác mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như các thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp tại Ấn Độ. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp biện chứng duy vật áp dụng trong kinh tế chính trị Mác- Lênin: xem xét hiện tượng biến động của các lĩnh vực có liên quan và chịu ảnh hưởng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, và với các yếu tố kinh tế khác, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng. 

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Kinh tế nông nghiệp là nền tảng phát triển chung cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả đó là nước mạnh nhất hay yếu nhất, thì nó cũng là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có chính sách phát triển riêng của mình, và ở đây, chúng tôi chủ yếu chỉ nghiên cứu nền kinh tế nông nghiệp cũng như cơ sở lý luận của nó ở Ấn Độ, và không phải chỉ hạn định trong một khoảng thời gian nhất định nào cả mà nó luôn luôn biến động không ngừng. Do đây là một vấn đề khá rộng, khó nắm bắt được tình hình khái quát chung cho nhiều nhiều thời điểm và ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đề tài có những giới hạn sau: 

  • Đề tài chỉ nghiên cứu nền kinh tế nông nghiệp cùng với quá trình phát triển của nó qua nhiều giai đoạn. 
  • Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một quốc gia - Ấn Độ. 
  • Đề tài điều tra những số liệu liên quan đến nông nghiệp Ấn Độ trong khoảng thời gian sau độc lập tới nay. 

1.5 Nguồn số liệu

Những số liệu trong đề tài được thu thập qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các công trình nghiên cứu khoa học trước đó, và báo chí. 

2. Cơ sở lý luận

2.1 Khái niệm về nông nghiệp, nông thôn

 Nông nghiệp, theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm… để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. 

Nông thôn, là những vùng nhân dân sinh sống bằng nông nghiệp, dựa vào tiềm năng của môi trường trường tự nhiên để sinh sống và tạo ra của cải mới trong môi trường tự nhiên đó. Từ hái lượm của cải tự nhiên sẵn có, dần  dẫn tiến tới canh tác, tạo ra của cải để nuôi sống mình. 

2.2 Vai trò của nông nghiệp, nông thôn

Các vai trò của ngành nông nghiệp nông thôn:

  • Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội
  • Cung cấp nhiên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ
  • Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hóa
  • Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ
  • Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp

Các yếu tố tự nhiên

  • Đất  đai
  • Khí hậu
  • Thổ nhưỡng
  • Nguồn nước

Các yếu tố kinh tế  - xã hội

  • Vấn đề tiếp cận thị trường
  • Vấn đề cơ sở hạ tầng
  • Vấn đề nghiên cứu phát triển

3. Nội dung

3.1 Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành và phát triển ở Ấn Độ

  • Vị trí địa lý
  • Điều kiện tự nhiên

3.2 Quá trình phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở Ấn Độ 

  • Kinh tế nông nghiệp Ấn Độ trước năm 1963
  • Các cuộc cách mạng nông nghiệp ở Ấn Độ
  • Các cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ từ năn 1991 đến nay

4. Kết luận và bài học kinh nghiệm

4.1 Kết luận chung

Trong gần 5 thập kỷ qua, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ và chính sách phát triển nông nghiệp hợp lý của nhà nước, ngành nông nghiệp Ấn Độ đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một mô hình học tập của thế giới. 

Ấn Độ chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc Chính phủ đã biết tạo và phát triển những hướng đi đúng đắn cho nông nghiệp, biết kết hợp khoa học công nghệ vào nông nghiệp giúp nền kinh tế này phát huy được nguồn lực một cách hiệu quả nhất. 

4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Công nghệ hoá trong nông nghiệp Việt Nam

“Cách mạng xanh” ở Việt Nam

  • Tạo giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất cao, chất lượng tốt
  • Cải tạo và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả
  • Cải tạo hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
  • Giải quyết các vấn đề về người nông dân

Bài học từ công cuộc cải cách

  • Chính phủ Việt Nam nên tăng cường kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống thủy lợi
  • Nâng cao vai trò của nông nghiệp và phát triễn nông thôn

5. Tài liệu tham khảo

Xem “Cách mạng xanh là gì?” từ Tủ sách Khoa học VLOS 

Theo số liệu của AFP và FAO, thông qua cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRY): Hệ canh tác nương rẫy ở châu Á. Ma-li-na, 1980 

Thilde. W.G. Man make in himseld. London, 1936

Wiliam S. Gaul. Speech in the Sociaty for International Development. 1968 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Tiểu luận Kinh tế nông nghiệp trên ---

Ngày:15/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM