Tiểu luận: Hướng đến phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là đề xuất những thước đo và chiến lược để cung cấp cho các nhà lập kế hoạch, các chuyên gia và những người xây dựng chính sách cái nhìn mấu chốt trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tiểu luận: Hướng đến phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực có hoạt động kinh tế năng động bậc nhất cả nước với mức tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh. 

Việc nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vô cùng cấp thiết, để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các điểm bất hợp lý, phát huy hiệu quả nguồn lực của vùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững. 

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đã có không ít đề tài nghiên cứu, bài báo kinh tế bàn về vấn đề phát triển kinh té bền vững tại Việt Nam nói chung và phát triển kinh tế bền vững cho các VKTTĐ nói riêng, trong đó có VKTTĐPN. Điển hình như:

  • Đề tài “Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn” của TS Nguyễn Văn Huân, Phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế vùng, Viện Kinh tế Việt Nam
  • Đề tài “Các VKTTĐ: Thực trạng và các giải pháp phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2012-2020” của TS Nguyễn Văn Cường
  • Đề tài “Phát triển bền vững các VKTTĐ: Kinh nghiệm các nước và quan điểm đối với VN” của GS.TS Nguyễn Văn Nam – PGS.TS Lê Thu Hoa

1.3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Mục đích thực hiện nghiên cứu: đề xuất những thước đo và chiến lược để cung cấp cho các nhà lập kế hoạch, các chuyên gia và những người xây dựng chính sách cái nhìn mấu chốt trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mục tiêu thực hiện nghiên cứu: 

  • Bàn luận về các vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển kinh tế vùng bền vững.
  • Chỉ ra tình trạng phát triển kinh tế hiện tại của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
  • Xác định được những nguyên nhân cũng như hậu quả của vấn đề phát triển kinh tế thiếu tính bền vững ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
  • Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Tình hình phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian qua như thế nào? Nhanh hay chậm, bền vững hay chưa bền vững? 

Nguyên nhân tại sao Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang đối mặt với vấn đề tăng trưởng kinh tế không bền vững? 

Những tác động tích cực và tiêu cực của sự tăng trưởng, phát triển kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian qua? 

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Vấn đề phát triển kinh tế bền vững, mà cụ thể hơn là phát triển kinh tế bền vững của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Phạm vi:

  • Không gian: Nhóm sẽ khái quát hóa các nội dung liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế bền vững mà trọng tâm là vấn đề phát triển kinh tế bền vững trên phạm vi lãnh thổ là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
  • Thời gian: Nhóm sẽ nghiên cứu đối tượng nghiên cứu của đề tài trong giai đoạn từ năm 2004 (khi Chính phủ bổ sung thêm Tiền Giang vào để có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh thành như hiện nay) đến năm 2015.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

1.7 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Nguồn thứ cấp: Nguồn dữ liệu chủ yếu được thu thập và khai thác từ các nghiên cứu khoa học, bài báo kinh tế trong và ngoài nước, các tạp chí chuyên ngành, nguồn dữ liệu công khai của các cơ quan ban ngành như: Tổng cục thống kê, v.v… từ một số website uy tín cũng như những trang báo mạng đáng tin cậy.

1.8 Dự kiến đóng góp mới của đề tài

Về mặt học thuật:

  • Người viết dựa trên một số quan điểm khoa học về vùng kinh tế
  • Người viết cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng phát triển kinh tế hiện tại ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
  • Người viết trình bày những nguyên nhân cũng như hậu quả của việc phát triển kinh tế thiếu tính bền vững

Về mặt thực tiễn:

Nghiên cứu đưa ra những đánh giá của chính người viết về tính bền vững trong sự phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý thuyết về phát triển kinh tế vùng bền vững

  • Phát triển kinh tế vùng
  • Phát triển kinh tế vùng bền vững

2.2 Đánh giá tính bền vững trong sự phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

  • Giới thiệu về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
  • Phân tích sự phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam theo các tiêu chí của nền kinh tế phát triển bền vững
  • Tính bền vững trong sự phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam

2.3 Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

  • Bài học kinh nghiệm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng theo hướng bền vững ở một số quốc gia
  • Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam

3. Kết luận

Những phân tích trong phạm vi của đề tài này căn cứ theo số liệu sơ cấp được thu thập qua tài liệu sẵn có và độ tin cậy là chấp nhận được. Tuy nhiên, đề tài cũng sử dụng những nhưng phân tích định tính dựa vào cảm nhận chủ quan của các tác giả theo hiện tượng thực tế. Đề tài cũng nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển vùng bền vững của một số quốc gia, từ đó tìm ra các bài học và đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế bền vững ở VKTTĐPN. Để các giải pháp này phát huy được hiệu quả, cần thể chế hóa thành chính sách và có một quyết tâm chính trị cao độ và sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành, địa phương và sự đồng thuận của nhân dân.

4. Tài liệu tham khảo

Phùng Quốc Anh, 2014, VKTTĐPN: Chuẩn bị "cất cánh"

PGS.TS Lý Hoàng Ánh và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch, Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy VKTTĐPN phát triển nhanh và bền vững. 

Phan Thúc Huân, 2006, Giáo trình Kinh tế Phát Triển. TPHCM: NXB Thống Kê

TS. Nguyễn Xuân Cường - Viện Nghiên cứu Trung Quốc “Liên kết phát triển vùng miền ở Trung Quốc Nhìn từ hợp tác Vùng Chu Giang mở rộng”

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Tiểu luận Kinh tế phát triển trên ---

Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM