Tiểu luận: Phát triển nông sản vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Tiểu luận Kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long được hoàn thành với mục tiêu nhằm tiềm kiếm những biện pháp giúp nâng cao chất lượng nông sản. Giúp cho nông sản ở ĐBSCL có đầu ra ổn định, đời sống của nông dân ngày càng được nâng cao.

Tiểu luận: Phát triển nông sản vùng đồng bằng Sông Cửu Long

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Hàng hóa nông sản đóng vai trò quyết định trong chiến lược tăng tốc nền kinh tế của cả nước nói chung và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Tuy nhiên, thời gian qua ĐBSCL chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh vốn có của hàng hóa nông sản. Nông dân luôn trong tình trạng được mùa lại rớt giá mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu thực trạng sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản của vùng ĐBSCL nhằm tiềm kiếm những biện pháp giúp nâng cao chất lượng nông sản. Giúp cho nông sản ở ĐBSCL có đầu ra ổn định, đời sống của nông dân ngày càng được nâng cao.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các khái niệm lý thuyết sản xuất nông sản.

Phương pháp nghiên phi thực nghiệm: quan sát thực tế thu thập và phân tích số liệu.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 đến 2008

Không gian: vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và một thành phố trực thuộc Trung Ương.

2. Nội dung

2.1  Điều kiện tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long

  • Vị trí địa lý: Đồng bằng sông Cửu Long nằm tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông, biên giới với Campuchia, và được bao bọc bởi biển Đông, biển Tây – vịnh Thái Lan.
  • Địa hình: Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông thủy và bộ.
  • Khí hậu: ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình là 280 C
  • Nguồn nước: ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. 

2.2 Tình hình sản xuất nông sản và những khó khăn

Các nhóm nông sản chủ lực:

  • Lúa
  • Rau màu
  • Cây ăn trái
  • Thủy sản

Những khó khăn:

  • Sản xuất manh mún nhỏ lẽ, khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật. Do đó năng suất và chất lượng nông sản thấp.
  • Vấn đề chế biến, bảo quản nông sản.
  • Vấn đề thị trường cho nông sản của ÐBSCL.
  • Nông sản mua rẻ, bán đắt và  phân phối nông sản có quá nhiều trung gian. 

2.3 Nâng cao chất lượng nông sản của vùng

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp: Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất nông sản; Xây dựng hệ thống thủy lợi; Hệ thống giao thông vận tải
  • Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là mối quan tâm của các nhà khoa học tâm huyết với đồng bằng sông Cửu Long. 
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực phải được làm đồng bộ từ nâng cao dân trí, tăng số lượng và nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, phát triển các hình thức đào tạo ngành nghề phong phú, phù hợp với từng đối tượng, từng ngành nghề cần phát triển ở mỗi địa phương.

2.4 Giải quyết đầu ra cho nông sản

  • Sự can thiệp của chính phủThành lập hợp tác xã nông nghiệpMở rộng thị trường tiêu thụ
  • Thiết lập hệ thống thông tin thị trường
  • Sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp
  • Bảo hiểm nông sản
  • Xây dựng thương hiệu nông sản
  • Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nông sản

2.5 Các mô hình sản xuất kết hợp hiệu quả

  • Mô hình trang trại
  • VAC
  • VACR
  • VACB

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Vùng chưa có những sản phẩm nông nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng để có thể cạnh tranh với khu vực và thế giới trong xuất khẩu. Các vùng trồng lúa tuy nhiều, nhưng lúa đặc sản, chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chưa phát triển; các vùng trồng cây chuyên canh, hàng hóa xuất khẩu... còn nhỏ và manh mún.

Vì thế, hướng đi cho nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long là tập trung vào công nghệ sinh học, tạo ra các vùng chuyên canh sản phẩm hàng hóa đủ tiêu chuẩn, chất lượng và có khối lượng lớn, có sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. 

3.2 Kiến nghị

Giữ ổn định diện tích đất trồng lúa có điều kiện thuỷ lợi để thâm canh tăng năng suất; đưa vào trồng đại trà các giống lúa có chất lượng cao dành cho xuất khẩu.

Phát triển mạnh trồng cây ăn quả, rau và hoa, cây cảnh ở những nơi có điều kiện, hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả, hoa, cây cảnh có giá trị xuất khẩu.

Chủ động đầu tư máy móc thiết bị của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo, người nông dân chú trọng hơn trong khâu chọn giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc hóa học...

Xây dựng các nhà máy chế biến,  các ngành công nghiệp chế biến để chế biến nông sản.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Tiểu luận Kinh tế nông nghiệp trên ---

Ngày:22/07/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM