Luận văn: Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Luận văn Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP của các hộ nông dân trên địa bàn huyện từ đó đề ra các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩnVietGAHP, tăng thu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 

Luận văn: Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

1. Mở đầu

1.1  Tính cấp thiết của đề tài

Thực trạng chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Diễn Châu hiện nay như thế nào? Nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng phát  triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP trên địa bàn? Giải pháp nào cần phải thực hiện để đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Để trả lời câu hỏi đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”. 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP của các hộ nông dân trên địa bàn huyện từ đó đề ra các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩnVietGAHP, tăng thu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 

Cụ thể:

  • Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tế về phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP
  • Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  • Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt theo  tiêu chuẩn VietGAHP trong thời gian tới.

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về lý luân và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP 

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP. Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Có các vấn đề lý luận nào liên quan đến phát triển chăn nuôi theo hướng thực hành nông nghiệp tốt?

Các nước phát triển và các nước trong khu vực có điều kiện tương đồng với Việt Nam có những kinh nghiệm gì?

Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP diễn ra như thế nào? 

Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP?

Những hệ thống giải pháp nào có thể đưa ra để đẩy chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP? 

1.5 Những đóng góp mới, Ý nghĩa khoa học thực tiễn

Về học thuật: Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAHP). 

Về thực tiễn: Đề tài được thực hiện  ở Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An một huyện có truyền thống phát triển chăn nuôi lợn thịt với số lượng đầu con lợn thịt luôn đứng tốp đầu tỉnh Nghệ An song những năm gần đây có xu hưởng giảm do dịch bệnh và ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

2. Tổng quan nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

  • Một số khái niệm
  • Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi lợn thịt
  • Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP
  • Cơ sở pháp lý để phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP 
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP

2.2 Cơ sở thực tiễn 

  • Thực trạng phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt ở một nước trên thế giới
  • Thực trạng phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

  • Điều kiện tự nhiên
  • Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2 Phương pháp nghiên cứu

  • Chọn điểm nghiên cứu 
  • Chọn mẫu nghiên cứu
  • Phương pháp thu thập thông tin
  • Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
  • Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài

4. Kết quả và thảo luận

4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt VietGAHP trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

  •  Tình hình chăn nuôi trên dịa bàn huyện Diễn Châu
  • Các chính sách liên quan đến chăn nuôi theo hướng VietGAHP được triển khai trên địa bàn

4.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại các hộ điều tra

  • Thông tin cơ bản của các hộ điều tra
  • Quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP của các hộ
  • Kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi
  • Dịch bệnh trong chăn nuôi
  • Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
  • Đánh giá quá trình áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP vào trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Diễn Châu

  • Yếu tố thị trường
  • Yếu tố chính sách
  • Nhận thức và trình độ người chăn nuôi, cán bộ triển khai VietGAHP
  • Yếu tố đất  
  • Vốn và khả năng huy động vốn

4.4 Giải pháp phát đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP

  • Định hướng phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP 
  • Hệ thống các giải pháp

5. Kết luận và kiến nghị

5.1 Kết luận

Luận văn đã Phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là quá trình từng bước áp tiêu chuẩn cao nhất trong sản xuất nông nghiệp ở giai đoạn sản xuất ban đầu của chuỗi kiểm soát an toàn thực phẩm vào quá trình chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ổn định tâm lý cho người tiêu dùng đồng thời để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, góp phần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và xa hơn nữa là nhu cầu của thị trường thế giới, là chìa khóa để hội nhập xuất khẩu.

5.2 Kiến nghị

Đối với địa phương các cấp: Tổ chức xây dựng trạm khuyến nông có đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, mở rộng các mô hình sản xuất. Công tác thú y cần được quan tâm thường xuyên.

Đối với các hộ nông dân: Cần chủ động trong lĩnh vực tìm kiếm thị trường, chủ động liên kết với các trang trại khác trong xã và các xã lân cận thành l ập hôi chăn nuôi giúp đỡ nhau trong vấn đề kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, mua đầu vào và đặc biệt là chủ động trong việc tiêm phòng chống dịch bệnh.

6. Tài liệu tham khảo

Nguyên An (2015). Sẽ nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008

Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009),Giáo trình ‘Kinh tế nông nghiệp’, NXB nông nghiệp.

Hương Chi (2015). Nghệ An: Nhiều cơ hội nhân rộng mô hình chăn nuôi hiệu quả.

Tạ Việt Hoàng (2013). Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế nông nghiệp trên ---

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM