TCVN 12514:2018 tiêu chuẩn về thép có lớp phủ kẽm dùng làm cốt bê tông

TCVN 12514:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 17, Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Mời các bạn cung·tham khảo 

TCVN 12514:2018 tiêu chuẩn về thép có lớp phủ kẽm dùng làm cốt bê tông

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12514:2018

ISO 14657:2005

THÉP CÓ LỚP PHỦ KẼM DÙNG LÀM CỐT BÊ TÔNG

Zinc-coated steel for the reinforcement of concrete

Lời nói đầu

TCVN 12514:2018 hoàn toàn tương đương ISO 14657:2005.

TCVN 12514:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 17, Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THÉP CÓ LỚP PHỦ KẼM DÙNG LÀM CỐT BÊ TÔNG

Zinc-coated steel for the reinforcement of concrete

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho lớp phủ mạ kẽm nhúng nóng trên các thép thanh, thép dây và lưới thép hàn dùng làm cốt thép của bê tông.

Tiêu chuẩn quy định ba cấp lớp phủ, cấp A, cấp B và cấp C, các cấp này khác nhau về khối lượng của lớp phủ.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cốt thép có lớp phủ mạ kẽm nhúng nóng dùng cho các cốt thép dự ứng lực hoặc các bộ phận cấu thành của các cốt thép này.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì chỉ áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, nếu có.

  • TCVN 1651-11), Thép cốt bê tông - Phần 1: Thép thanh tròn trơn.
  • TCVN 1651-2 2), Thép cốt bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn.
  • TCVN 1651-3 (ISO 6935-3), Thép cốt bê tông - Phần 3: Lưới thép hàn.
  • TCVN 5408:2007 (ISO 1461:1999), Lớp phủ kẽm nhúng nóng trên bề mặt sản phẩm gang và thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
  • TCVN 5878 (ISO 2178), Lớp phủ không từ trên chất nền từ - Đo chiều dày lớp phủ - Phương pháp từ.
  • TCVN 6288 (ISO 10544), Dây thép vuốt nguội để làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt.
  • TCVN 7665 (ISO 1460), Lớp phủ kim loại - Lớp phủ kẽm nhúng nóng trên vật liệu chứa sắt - Xác định khối lượng lớp mạ trên đơn vị diện tích.
  • TCVN 7937-1 (ISO 15630-1), Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 1: Thanh, dảnh và dày dùng làm cốt.
  • TCVN 7937-2 (ISO 15630-2), Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 2: Lưới hàn.
  • TCVN 11236 (ISO 10474), Thép và sản phẩm thép - Tài liệu kiểm tra.
  • ISO 752:2004, Zinc ingots (Thỏi kẽm đúc).
  • ISO 16020:2004, Steel for the reinforcement and prestressing of concrete - Vocabulary (Thép dùng làm cốt bê tông và cốt dự ứng lực bê tông - Từ vựng).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa cho trong ISO 16020 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Mạ kẽm nhúng nóng (Hot-dip galvanizing)

Quá trình sản phẩm mạ được nhúng chìm trong một bể kẽm nóng chảy.

3.2

Bó (sản phẩm) (Bundle)

Hai hoặc nhiều thanh hoặc các tấm lưới thép hàn được buộc chặt với nhau.

3.3

Nhà sản xuất (Manufacturer)

Tổ chức sản xuất ra thép thanh, thép dây hoặc lưới thép có lớp phủ dùng làm cốt thép.

4  Vật liệu

4.1 Thép làm cốt bê tông

Thép làm cốt bê tông có lớp phủ kẽm phải tuân theo tiêu chuẩn sản phẩm do khách hàng quy định. Nếu khách hàng không quy định tiêu chuẩn sản phẩm thì thép làm cốt bê tông phải tuân theo TCVN1651-1, TCVN 1651-2, TCVN 1651-3 (ISO 6935-3) hoặc TCVN 6288 (ISO 10544).

4.2 Kẽm dùng cho lớp phủ

Kẽm dùng cho lớp phủ phải tuân theo ISO 752.

4.3 Vật liệu sửa chữa

Vật liệu dùng cho sửa chữa lớp phủ bị hư hỏng và phục hồi các bề mặt không có lớp phủ phải là một hỗn hợp thích hợp giàu kẽm.

CHÚ THÍCH: Các loại vật liệu thích hợp cho sửa chữa các lớp phủ bị hư hỏng và phục hồi các bề mặt không có lớp phủ được giới thiệu trong, ví dụ. ASTM A 780.

5  Quá trình chế tạo

Nhà sản xuất phải có trách nhiệm duy trì tính đồng nhất của cốt thép trong suốt quá trình mạ kẽm và tới thời điểm giao hàng.

Nếu có quy định của khách hàng, lớp phủ mạ kẽm phải được xử lý cromat (xem Phụ lục A).

CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất nôn có sự chú ý:

- Tránh làm biến dạng hoặc tạo ra vết nứt của cốt thép có thể xảy ra trong quá trình mạ kẽm;

- Khi mạ kẽm, cốt thép rất nhạy cảm với hóa giòn.

6  Yêu cầu đối với các thanh thép, dây thép và lưới thép hàn có lớp phủ kẽm dùng làm cốt thép

6.1 Đặc tính cơ học và hình học

Về các đặc tính hình học và cơ học của thép, các yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm áp dụng cho thép không có lớp phủ cũng áp dụng cho thép sau khi phủ kẽm.

6.2 Đặc tính của lớp phủ kẽm

6.2.1 Hoàn thiện và dạng bên ngoài

Chất lượng hoàn thiện và dạng bên ngoài của bề mặt phải tuân theo 6.1 của TCVN 5408 (ISO1461).

Cốt thép gắn chặt với nhau sau khi mạ kẽm phải được loại bỏ. Ngoài ra sự hiện diện của các vết rách hoặc các đỉnh sắc nhọn có thể làm cho cốt thép trở nên nguy hiểm trong quá trình xử lý bằng tay cũng phải loại bỏ.

6.2.2 Sự bám dính

Đối với cốt thép được mạ kẽm như một pha tích hợp của quá trình luyện thép, phải đánh giá sự bám dính của lớp phủ kẽm bằng phép thử uốn hoặc phép thử uốn lại tùy thuộc vào tiêu chuẩn sản phẩm quy định. Sau khi thử, lớp phủ không được xuất hiện vết nứt và bong tróc trên bán kính phía ngoài của thanh uốn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc nhìn có hiệu chỉnh. Ngoài ra, lớp phủ phải bám dính tốt để không thể bị loại bỏ bằng bất cứ quá trình xử lý hợp lý nào.

Đối với cốt thép được sản xuất, thử nghiệm và tuân theo tiêu chuẩn sản phẩm áp dụng và sau đó được mạ kẽm, phải đánh giá sự bám dính bằng phép thử với dao (xem B.1.2). Ngoài ra, lớp phủ phải bám dính để không thể loại bỏ được bằng bất cứ quá trình xử lý hợp lý nào.

6.2.3 Khối lượng kẽm mạ phủ trên một đơn vị diện tích

Khối lượng kẽm mạ phủ trên một đơn vị diện tích không được nhỏ hơn:

- Đối với lớp phủ cấp A: 600 g/m2 cho cốt thép có d > 6mm, và 500 g/m2 cho d ≤ 6mm, trong đó d là đường kính danh nghĩa của thanh hoặc dây thép;

- Đối với lớp phủ cấp B: 300 g/m2 cho tất cả các đường kính danh nghĩa.

- Đối với lớp phủ cấp C: 140 g/m2 cho tất cả các đường kính danh nghĩa.

CHÚ THÍCH: Các khối lượng lớp phủ lớn hơn 600 g/m2 có thể được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua.

Nếu cần có sự tương ứng của chiều dày lớp phủ tính bằng micromet thì phải tính toán theo công thức:

{e} = {m} / 7,14

Trong đó:

{e} là trị số của chiều dày được biểu thị bằng micromet (µm).

{m} là trị số của khối lượng kẽm trên một đơn vị diện tích được biểu thị bằng gam trên mét vuông (g/m2).

Phải xác định khối lượng khi sử dụng các điều khoản cho trong B 1.3.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của TCVN 12514:2018 ----

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM