Hội chứng thủng dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thủng dạ dày (dạ dày bị vỡ) khi thành dạ dày xuất hiện một cái lỗ, xảy ra khi có một hoặc nhiều lỗ trên dạ dày, bao gồm cả viêm ruột thừa và viêm túi thừa. Thủng dạ dày cũng có thể là kết quả của chấn thương, như chấn thương do dao hoặc súng gây ra. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hội chứng này nhé!

Hội chứng thủng dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Thủng dạ dày, còn được gọi là dạ dày bị vỡ, khi thành dạ dày xuất hiện một cái lỗ. Thủng dạ dày xảy ra khi có một hoặc nhiều lỗ trên dạ dày, có thể do một số bệnh khác nhau, bao gồm cả viêm ruột thừa và viêm túi thừa. Thủng dạ dày cũng có thể là kết quả của chấn thương, như chấn thương do dao hoặc súng gây ra. Lỗ thủng cũng có thể xảy ra trong túi mật, lúc này bạn có thể gặp phải những triệu chứng tương tự như triệu chứng của thủng dạ dày.

2. Triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng thủng dạ dày là gì?

Thủng dạ dày có nhiều triệu chứng, bao gồm:

Đau dạ dày nặng; Ớn lạnh; Sốt; Buồn nôn; Nôn.

Khi bạn đã có một lỗ thủng dạ dày và bị viêm phúc mạc, vùng bụng sẽ cảm thấy rất mềm, nhũn. Cơn đau thường nặng hơn khi người khác chạm vào hoặc sờ nắn quanh khu vực đó hoặc trong khi di chuyển. Bạn cảm thấy bớt đau khi nằm yên. Vùng bụng bị đau có thể phình ra nhiều hơn so với bình thường và gây khó chịu.

Ngoài các triệu chứng chung của thủng dạ dày, các triệu chứng của viêm phúc mạc có thể bao gồm:

Mệt mỏi; Đi tiểu, phân hoặc thải khí ít; Khó thở; Tim đập nhanh; Chóng mặt.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn phải gặp bác sĩ ngay nếu gặp những triệu chứng của thủng dạ dày vì tình trạng này có thể đe dọa tính mạng. Bạn sẽ có thêm cơ hội phục hồi nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Các bệnh có thể gây thủng dạ dày, bao gồm:

Viêm ruột thừa, phổ biến hơn ở những người lớn tuổi; Viêm túi thừa, đây là một căn bệnh tiêu hóa; Loét dạ dày; Sỏi mật; Nhiễm trùng túi mật; Các bệnh viêm đường ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; Viêm ở túi thừa Meckel, đây là tình trạng bất thường bẩm sinh của ruột non, tương tự như ruột thừa; Ung thư dạ dày.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

Chấn thương vùng bụng; Dao đâm hoặc đạn bắn vào bụng; Phẫu thuật bụng; Loét dạ dày do dùng aspirin, thuốc chống viêm không steroid và steroid (thường gặp ở người lớn tuổi); Nuốt phải của các vật thể lạ hoặc các chất ăn da.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng thủng dạ dày?

Thủng dạ dày có khả năng ảnh hưởng đến bất kỳ cá nhân nào và không có sự phân biệt giữa sắc tộc hay giới tính, cả nam và nữ đều có thể bị ảnh hưởng. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng thủng dạ dày?

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thủng dạ dày có thể bao gồm:

Chấn thương bụng; Vết thương do đâm ở bụng; Ung thư; Thường xuyên dùng steroid, aspirin hoặc thuốc chống viêm (phổ biến ở người già).

Tuy nhiên, bạn mắc phải một yếu tố nguy cơ nêu trên không có nghĩa là sẽ bị tình trạng này, bạn chỉ có thêm nguy cơ mắc phải so với những người không nằm trong những tình trạng trên thôi. Bên cạnh đó, một số yếu tố có tính chất nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, không có một yếu tố nguy cơ nào không có nghĩa là một cá nhân sẽ không bị mắc tình trạng này. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sớm nhận ra mình có bị mắc tình trạng này hay không.

5. Điều trị hiệu quả

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán tình trạng thủng dạ dày?

Việc chẩn đoán thủng dạ dày có thể bao gồm những quy trình sau đây:

Hoàn thành việc đánh giá bệnh án cùng với xét nghiệm vật lý; Đếm các tế bào máu, từ đó cho thấy sự gia tăng số lượng tế bào máu trắng; X-quang ngực và/hoặc bụng; Chụp cắt lớp scan bụng; Nhiều điều kiện lâm sàng có thể có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung để loại trừ các điều kiện lâm sàng khác để đi đến một chẩn đoán nhất định.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng thủng dạ dày?

Thủng dạ dày là một tình trạng đe dọa đến tính mạng, đòi hỏi phải đánh giá nhanh chóng và điều trị bằng phẫu thuật.

Một ca phẫu thuật thành công phụ thuộc vào vị trí, kích thước và khoảng thời gian bị thủng. Chẩn đoán và điều trị càng sớm thì kết quả của phẫu thuật càng tốt.

Thủng dạ dày đòi hỏi phải phẫu thuật ngay lập tức để tránh cho vết thủng ngày càng nghiêm trọng hoặc rò rỉ của các chất dịch dạ dày vào trong khoang bụng.

Phẫu thuật có thể giúp sửa chữa lỗ thủng, xóa bỏ các nguồn lây nhiễm và loại bỏ các bộ phận của cơ quan bị ảnh hưởng trong một số trường hợp.

Nếu một phần của ruột cần phải được loại bỏ, bác sĩ sẽ mở thông ruột tạm thời để cho phép thoát nước. Mở thông ruột là một quy trình trong đó một đầu của ruột được nối thông đến thành bụng. Phân thay vì di chuyển đến ruột sẽ được chuyển đến một cái túi đính ở trước thành bụng.

Trong trường hợp hiếm hoi của thủng dạ dày, các lỗ thủng tự đóng hoặc bạn có thể dùng thuốc kháng sinh để tự điều trị.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Có chế độ dinh dưỡng tốt hoặc chế độ ăn uống đầy đủ; Tránh hút thuốc; Ngăn chặn việc sử dụng rượu quá mức; Không sử dụng ma túy; Vệ sinh sạch sẽ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng thủng dạ dày, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:08/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM