Bệnh ứ sắt mô - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh ứ sắt mô, hay còn gọi là bệnh ứ sắt, là rối loạn gây ra khi cơ thể hấp thu quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống. Vậy bệnh ứ sắc mô có ảnh hưởng gì đến cơ thể? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh ứ sắt mô - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Ứ săt mô (bệnh ứ sắt) là bệnh gì?

Bệnh ứ sắt mô, hay còn gọi là bệnh ứ sắt, là rối loạn gây ra khi cơ thể hấp thu quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống. Lượng sắt dư thừa được lưu trữ trong các mô và các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là da, tim, gan, tuyến tụy và khớp xương. Lượng sắt dư thừa này không được bài tiết sẽ phá hủy mô và các cơ quan dẫn đến tình trạng đe dọa tính mạng như ung thư, rối loạn nhịp tim và xơ gan.

Những ai thường mắc phải ứ săt mô (bệnh ứ sắt)?

Đàn ông thường mắc phải bệnh lý này nhiều hơn và ở độ tuổi sớm hơn so với phụ nữ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng và dấu hiệu của ứ sắt mô (bệnh ứ sắt) là gì?

Các triệu chứng thường gặp khi bị bệnh ứ sắt mô bao gồm:

Đau bụng; Mệt mỏi; Sạm da; Đau khớp; Rụng tóc; Giảm ham muốn tình dục; Giảm cân.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn gặp bất kỳ những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ứ sắt. Nếu có thành viên nào trong gia đình bị mắc bệnh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các xét nghiệm di truyền để có thể xác định xem bạn có mang gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh hay không. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ứ sắt mô (bệnh ứ sắt) là gì?

Bệnh ứ sắt gây ra bởi đột biến gen kiểm soát lượng sắt trong cơ thể. Gen bị đột biến này sẽ được di truyền từ cha mẹ sang con cái. Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc bệnh này nếu bạn đang gặp phải những rối loạn liên quan đến máu khác.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ứ sắt mô (bệnh ứ sắt)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc ứ sắt mô bao gồm:

Đột biến trong gen HFE. Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với di truyền bệnh ứ sắt mô. Tiền sử gia đình: bạn có khả năng mắc ứ sắt mô cao hơn nếu trong gia đình có người thân đã bị bệnh này. Giới tính: nam giới có nhiều khả năng gặp các triệu chứng của ứ sắt mô ở độ tuổi sớm. Phụ nữ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn vì họ đã bị mất sắt trong quá trình kinh nguyệt và mang thai. Vì vậy, họ có xu hướng lưu trữ ít chất sắt hơn so với nam giới. Tuy nhiên, sau khi mãn kinh hoặc cắt bỏ tử cung, nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ sẽ tăng lên.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ứ sắt mô (bệnh ứ sắt)?

Phương pháp điều trị truyền thống cho bệnh thừa sắt là loại bỏ máu một hoặc hai lần một tuần cho đến khi mức sắt bình thường hoặc trở lại gần bình thường. Nếu phương pháp này không hiệu quả, bạn sẽ được sử dụng thuốc deferoxamine. Thuốc này đóng vai trò như một tác nhân tạo liên kết với chất sắt và giúp loại bỏ sắt ra khỏi cơ thể.

Đối với nam giới bị giảm ham muốn tình dục do bệnh này gây ra, họ sẽ được bổ sung hormone testosterone để cải thiện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần điều trị các căn bệnh như tiểu đường, viêm khớp, suy gan, suy tim để tránh các bệnh này ảnh hường đến bệnh ứ sắt mô.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn không uống rượu hoặc các chất có cồn nếu nhận thấy gan bị tổn thương, không dùng các dụng cụ bằng sắt để nấu thức ăn, không ăn hải sản sống và không ăn hoặc uống những chất bổ sung thêm chất sắt.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ứ sắt mô (bệnh ứ sắt)?

Phương pháp chẩn đoán bệnh ứ sắt bao gồm:

Xét nghiệm máu: nhằm xác định nồng độ các chất trong máu và lượng đường trong máu. Xét nghiệm di truyền. Siêu âm tim. Điện tâm đồ. Chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI. Xét nghiệm chức năng gan hoặc sinh thiết gan.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ứ sắt mô (bệnh ứ sắt) ?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến ứ sắt mô:

Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất sắt. Tránh sử dụng các thực phẩm có chứa vitamin C. Đây là chất hỗ trợ cho việc hấp thụ sắt tốt hơn. Tránh dùng các hải sản sống. Uống trà thường xuyên hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh ứ sắc mô, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM