Địa lí 11 Bài 11: Kinh tế

Đông Nam Á được mệnh danh là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất Châu Á, vậy thì lý do nào khiến cho kinh tế của khu vực này phát triển như vây? Những đặc điểm của nền kinh tế Đông Nam Á chứng minh điều đó? Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp về Khu vực Đông Nam Á.

Địa lí 11 Bài 11: Kinh tế

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cơ cấu kinh tế

- Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.

- Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ.

1.2. Công nghiệp

- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu → nhằm tích lũy vốn, công nghệ và phát triển thị trường.

- Các ngành phát triển mạnh:

+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử…

+ Khai thác khoáng sản kim loại, dầu khí, than…

+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm… phục vụ xuất khẩu.

1.3. Dịch vụ

- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

→ Phục vụ đời sống, nhu cầu phát triển trong nước và thu hút các nhà đầu tư.

1.4. Nông nghiệp

Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.

a. Trồng lúa nước

- Cây lương thực truyền thống và quan trọng.

- Sản lượng không ngừng tăng.

- Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.

b. Trồng cây công nghiệp

- Có cao su, cà phê, hồ tiêu… chủ yếu để xuất khẩu.

c. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính: trâu, bò, lợn, gia cầm.

- Ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.

Lược đồ phân bố nông nghiệp- công nghiệp của Đông Nam Á

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào hình 11.5, nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của một số quốc gia Đông Nam Á.

Gợi ý làm bài

Cơ cấu GDP các quốc gia có sự thay đổi theo hướng:

- Giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp.

- Tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.

Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch của các quốc gia có sự khác nhau. Campuchia có tốc độ chuyển dịch chậm, Việt Nam có sự chuyển dịch rõ rệt nhất trong cả 4 quốc gia.

Câu 2: Hãy xác định trên hình 11.6  các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á.

Gợi ý làm bài

Các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á: đồng bằng sông Mê Kông (Việt Nam, Campuchia), đồng bằng sông Mê Nam (Thái Lan), duyên hải phía Bắc đảo Xumatra (In-đô-nê-xi-a), đồng bằng sông Hồng (Việt Nam),..

Câu 3: Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Gợi ý làm bài

Nguyên nhân: Nhờ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (nhiệt độ trên 24oC, độ ẩm trên 80%, lượng mưa 1500 -2000 mm) phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu,…).

- Đất badan và feralit phân bố rộng lớn trên các cao nguyên, vùng đồi trung du

⟶ Thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn.

- Có nhiều hệ thống sông với nguồn nước dồi dào: sông Mê Kông, sông Mê Nam,... và nguồn nước ngầm khá phong phú giúp cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Câu 4: Hãy kể tên một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á.

Gợi ý làm bài

Một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á: măng cụt, xoài, cam, mãng cầu, chuối, nhãn, bưởi,…

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Kinh tế khu vực Đông Nam Á Địa lý 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Trình bày được một số đặc điểm kinh tế của các nước Đông Nam Á về: sự thay đổi cơ cấu kinh tế; các ngành, xu hướng phát triển và sự phân bố của công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp của các nước Đông Nam Á.

- Sử dụng bản đồ, biểu đồ để nhận biết và trình bày sự phân bố một số ngành kinh tế của các nước Đông Nam Á.

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM