Địa lí 11 bài 11: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á

Để tiếp tục tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á, hôm nay, eLib.vn hướng dẫn cho các bạn tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của khu vực này. Cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động du lịch và xuất nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á. Chúng ta cùng bắt đầu bài học.

Địa lí 11 bài 11: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Nhắc lại được một số địa điểm du lịch nổi tiếng của từng khu vực: Đông Nam Á, Đông Á và Tây Nam Á.

- So sánh được mức chi tiêu, số khách, doanh thu du lịch của từng khu vực.

- So sánh được tình hình xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Đề xuất những sáng kiến để có thể nâng cao doanh thu từ khách du lịch.

1.2. Dụng cụ

- SGK – Địa lí 11.

- Biểu đồ số khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch theo bảng 11 ở SGK.

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ

Vẽ biểu đổ cột thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ờ một số khu vực châu Á, năm 2003.

- Tính mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch.

- So sánh về số khách và chi tiêu của khách.

Gợi ý làm bài

 - Vẽ biểu đồ:

- Bình quân mỗi lượt khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực

Áp dụng công thức:

bình quân = Chi tiêu của khách du lịch / Số khách du lịch đến

Ta có:

  • Bình quân khu vực Đông Á = 70594 / 67230 = 1,05 (triệu USD/nghìn lượt người) = 1050 (USD/lượt người)
  • Bình quân khu vực Đông Nam Á = 18356/38468 = 0,477 (triệu USD/nghìn lượt người) = 477 (USD/lượt người)
  • Bình quân khu vực Tây Nam Á= 18419/41394 = 0, 4449 (triệu USD/nghìn lượt người) = 445 (USD/lượt người).

- So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và Tây Nam Á

  • Số lượng khách du lịch quốc tế năm 2003 của Đông Nam Á chỉ ngang với Tây Nam Á và thấp hơn nhiều so với khu vực Đông Á. Cụ thể ở Đông Á cao nhất với 67230 nghìn lượt người. Đông Nam Á và Tây Nam Á chỉ có 3848 và 41394 nghìn lượt khách.
  • Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến ĐNA Không bằng 1/2 khu vực Đông Á và gần như ngang với Tây Nam Á. Cụ thể, khách du lịch đến Đông Nam Á chi tiêu chỉ 445 USD/ người trong khi đó khách đến Đông Á chi tiêu mất 1050 USD/người.

2.2. Hoạt động 2: Tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á

Dựa vào hình 11.9, hãy nhận xét về cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 – 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á?

Gợi ý làm bài

Quan sát biểu đồ hình 11.9 ta thấy:

  • Giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia không đồng đều có nước cao và nước thấp. Ví dụ: giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Xingapo năm 2004 lần lượt là 180 tỉ USD và 260 tỉ USD. Trong cùng năm đó, ở Việt Nam có giá trị xuất nhập khẩu là 25 tỉ USD và 30 tỉ USD.
  • Tuy giá trị xuất khẩu nhỏ hơn Singapo và Thái Lan nhưng Việt Nam lại có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong bốn nước. Từ năm 2000 đến 2004, giá trị nhập khẩu của Xingapo tăng lên khoảng 24 tỉ USD, trong khi đó ở Thái Lan tăng lên khoảng 35 tỉ USD.
  • Việt Nam là nước duy nhất có cán cân thương mại ( xuất- nhập khẩu ) âm. Ba nước còn lại đều có cán cân thương mại dương . Năm 2004, giá trị xuất khẩu nước ta là 28 tỉ USD, giá trị nhập khẩu khoảng 32 tỉ USD => cán cân xuất nhập khẩu âm.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á Địa lý 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận 

Sau khi học xong bài này các em cần nắm các nội dung sau:

- Nhận dạng, vẽ và nhận xét được biểu đồ cột hai trục tung.

- Tính được bình quân chi tiêu của một khách du lịch.

- Vận dụng được công thức tính cán cân xuất nhập khẩu để rút ra được nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM