Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Qua nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 9 Chương 3 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được eLib biên soạn và tổng hợp đầy đủ, giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

1. Giải bài 3 trang 50 SBT Sinh học 9

Ở một loài thực vật, bộ lưỡng bội là 24 NST.

- Xác định số lượng NST trong mỗi tế bào của một số cá thể trong loài sau đây khi biết rằng:

+ Quá trình nguyên phân liên tiếp 3 đợt từ 1 tế bào của cá thể B đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra với 175 NST đơn.

+ Quá trình nguyên phân liên tiếp 3 đợt từ 1 tế bào của cá thể c tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có 184 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.

Phương pháp giải

1. N nhiễm sắc thể môi trưởng cung cấp cho k lần nguyên phân liên tiếp là của tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n là: \(N=2n (2^k-1)\)

2. Tổng số NST có trong các tế bào con sau k lần nguyên phân của 1 tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n là: \(2n . 2^k\)

Hướng dẫn giải

1. Gọi y là số NST trong mỗi tế bào của cá thể B, ta có phương trình: \((2^3 - 1).y= 175 NST\)

Suy ra số NST trong mỗi tế bào của cá thể B là:\( y = 175 : 7 = 25 NST\)

→ Vậy, tế bào có bộ NST là thể ba: 2n + 1.

2. Gọi z là số NST trong mỗi tế bào của cá thể C, ta có phương trình: \(2^3.z = 184 NST\)

Suy ra số NST trong mỗi tế bào của cá thể C là: \(z= 184:8 = 23 NST\)

→ Vậy, tế bào có bộ NST là thể một: 2n - 1.

2. Giải bài 4 trang 50 SBT Sinh học 9

Giả sử có một cặp NST tương đồng mang các đoạn phân bố theo trật tự sau:

- NST thứ nhất: ABCDEF

- NST thứ hai : abcdef

1. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một NST trong các trường hợp sau:

a) Xuất hiện các giao tử: ABCD, abcdefef

b) Xuất hiện các giao tử: ABABCDEF, abdcef

Hãy xác định dạng đột biến trong các trường hợp nêu trên.

2. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một cặp NST trong các trường hợp sau:

a) Xuất hiện các giao tử : ABCDEF, abcdef

b) Xuất hiện các giao tử : ABCDEF, ABCDEF

Phương pháp giải

- Dựa vào sự sắp xếp của các gen tìm ra các dạng đột biến.

Hướng dẫn giải

1. Trường hợp chứa một NST

a) Đây là các dạng đột biến mất đoạn (mất đoạn EF) và lặp đoạn (lặp đoạn ef).

b) Đây là các dạng đột biến lặp đoạn (lặp đoạn AB) và đảo đoạn (đảo đoạn cd).

2. Trường hợp chứa một cặp NST

a) Đây là dạng đột biến dị bội (n +1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân I.

b) Đây là dạng đột biến dị bội (n +1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân II.

3. Giải bài 5 trang 52 SBT Sinh học 9

- Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau:

+ Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có trật tự như sau:

+ Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.

- Dạng đột biến nào đã xảy ra?

Phương pháp giải

- Dựa vào thứ tự sắp xếp các gen.

Hướng dẫn giải

- Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì.

- Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.

→ Đảo đoạn gen lá láng bóng - gen có lông ở lá.

4. Giải bài 6 trang 55 SBT Sinh học 9

Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là

A. mất đoạn NST 21

B. lặp đoạn NST 21.

C. đảo đoạn NST 20.

D. mất đoạn NST 20.

Phương pháp giải

- Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là mất đoạn NST 21.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

5. Giải bài 8 trang 55 SBT Sinh học 9

Đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là

A. mất đoạn và lặp đoạn.

B. lặp đoạn và đảo đoạn

C. lặp đoạn.

D. đảo đoạn.

Phương pháp giải

- Dạng đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

6. Giải bài 9 trang 55 SBT Sinh học 9

Đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là

A. mất đoạn.

B. lặp đoạn và đảo đoạn.

C. lặp đoạn.

D. đảo đoạn.

Phương pháp giải

- Đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là mất đoạn.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

7. Giải bài 10 trang 55 SBT Sinh học 9

Đột biến cấu trúc làm thay đổi vị trí của gen trên 1 NST là

A. mất đoạn và lặp đoạn.

B. lặp đoạn và đảo đoạn.

C. lặp đoạn.

D. đảo đoạn

Phương pháp giải

- Đột biến cấu trúc làm thay đổi vị trí của gen trên 1 NST là đảo đoạn.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

8. Giải bài 12 trang 56 SBT Sinh học 9

Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau:

Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen xác định màu sôcôla ở lá bì. Dòng ngô đột biến nào có mất đoạn?

A. Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.

B. Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng; gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.

C. Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.

D. Gen lá có lông, gen màu sôcôla ở lá bì lại nằm trên NST III.

Phương pháp giải

Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau :Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì. 

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

9. Giải bài 14 trang 56 SBT Sinh học 9

Cơ chế phát sinh các giao tử: (n - 1) và (n + 1) là do

A. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.

B. thoi phân bào không được hình thành.

C. cặp NST tương đồng không xếp song songở kì giữa I của giảm phân.

D. cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.

Phương pháp giải

- Cơ chế phát sinh các giao tử: (n - 1) và (n + 1) là do cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

10. Giải bài 15 trang 56 SBT Sinh học 9

Các thể dị bội nào sau đây hiếm được tạo thành

A. Thể không nhiễm và thể bốn nhiễm.

B. Thể không nhiễm và thể một nhiễm.

C. Thể không nhiễm và thể ba nhiễm.

D. Thể một nhiễm và thể ba nhiễm.

Phương pháp giải

- Các thể dị bội nào sau đây hiếm được tạo thành thể không nhiễm và thể bốn nhiễm.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.
Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM