Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái được biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp giải cụ thể dễ hiểu giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

1. Giải bài 1 trang 69 SBT Sinh học 9

- Trình bày khái niệm và phân loại môi trường sống của sinh vật.

Phương pháp giải

- Xem khái niệm môi trường sống của sinh vật.

- Môi trường sống của sinh vật:

+ Môi trường vô sinh.

+ Môi trường hữu sinh.

Hướng dẫn giải

- Trong tự nhiên, mọi sinh vật đều sống trong môi trường sống của mình như cá sống trong môi trường nước, gấu sống trong rừng... Trong mỗi môi trường sống, mọi sinh vật đều chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố môi trường. Vì vậy, khái niệm môi trường sống của sinh vật dược hiểu như sau:

- Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của chúng.

- Sinh vật tồn tại trong môi trường sống là nhờ có những đặc điểm thích nghi (là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài) được thể hiện trong cấu tạo, hình thái, sinh lí, sinh thái và tập tính của mỗi loài.

- Có 4 loại môi trường chủ yếu:

+ Môi trường nước (nước ngọt, nước mặn và nước lợ)

+ Môi trường trong đất

+ Môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường cạn)

+ Môi trường sinh vật (cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống của nhiều loài khi cơ thể sinh vật là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống... của chúng).

→ Như vậy, môi trường sống của sinh vật gồm môi trường vô sinh (môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường trên mặt đất - không khí) và môi trường hữu sinh (môi trường sinh vật).

2. Giải bài 2 trang 69 SBT Sinh học 9

Nhân tố sinh thái của môi trường là gì? Hãy phân loại nhân tố sinh thái.

Phương pháp giải

- Nhân tố sinh thái của môi trường là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

- Phân loại gồm 2 nhóm:

+ Nhân tố vô sinh.

+ Nhân tố hữu sinh.

Hướng dẫn giải

- Sống trong môi trường sống của mình, các sinh vật luôn luôn chịu tác động của các yếu tố của môi trường. Ví dụ, sống trong rừng, hươu, nai chịu tác động của nắng, mưa, gió, bão... và cây cỏ là nguồn thức ăn của chúng nhưng chúng lại bị những kẻ săn mồi ăn thịt.

→ Vì vậy, nhân tố sinh thái của môi trường là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

- Căn cứ vào tính chất của các nhân tố sinh tố sinh thái. Người ta chia nhân tố sinh thái thành 2 nhóm:

+ Nhóm các nhân tố vô sinh là các yếu tố vô sinh ảnh hưởng tới sinh vật như nhiệt độ, độ ẩm, không khí, gió, mưa, bão...

+ Nhóm các nhân tố hữu sinh là các yếu tố hữu sinh ảnh hưởng tới sinh vật như nhóm nhân tố con người (đây là nhóm nhân tố sinh thái đặc biệt vì con người có trí tuệ, biết khai thác và cải tạo thiên nhiên một cách hợp lí đã nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.

3. Giải bài 3 trang 70 SBT Sinh học 9

Giới hạn sinh thái là gì? Nêu ví dụ.

Phương pháp giải

- Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái. Ví dụ: Cá rô phi có giới hạn chịu đựng từu -5oC đến 42oC

Hướng dẫn giải

- Khoảng biến thiên của các nhân tố sinh thái trong môi trường là rất rộng, trong khoảng biến thiên đó của nhân tố sinh thái, sinh vật chỉ có thể sống và tồn tại trong môi trường với một khoảng biến thiên nhất định nào đó.

→ Vì vậy, giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.

- Giới hạn chịu đựng này (giới hạn sinh thái) được xác định bởi giới hạn trên và giới hạn dưới. Ngoài giới hạn này, sinh vật sẽ yếu dần và chết.

- Trong giới hạn chịu đựng, có một khoảng thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. Trong khoảng thuận lợi lại có một điểm cực thuận mà tại đó sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất.

- Do giới hạn chịu đựng của các sinh vật khác nhau là khác nhau, mặt khác môi trường tự nhiên cũng rất khác nhau về nhiều yếu tố, do giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố (rộng hay hẹp) của sinh vật.

- Ví dụ: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam như dưới đây: Cá rô phi có giới hạn chịu đựng từu -5oC đến 42oC.

4. Giải bài 2 trang 74 SBT Sinh học 9

Quan sát hình vẽ sau và ghi chú thích theo các chữ số có trong hình để nêu các loại môi trường sống.

Phương pháp giải

- Dựa vào đặc điểm hình vẽ ghi chú thích.

1. Nước.

2. Không khí.

3. Đất

4. Cá, chó, chim, thực vật.

Hướng dẫn giải

Chú thích:

1. Môi trường nước

2. Môi trường trên mặt đất - không khí

3. Môi trường trong đất

4. Môi trường sinh vật

5. Giải bài 4 trang 75 SBT Sinh học 9

Quan sát đồ thị giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam dưới đây và cho biết nhiệt độ tại các điểm gây chết, điểm cực thuận, giới hạn chịu đựng là bao nhiêu?

Phương pháp giải

- Dựa theo đồ thị giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam chỉ ra các điểm giới hạn.

Hướng dẫn giải

- Giới hạn sinh thái của cá chép.

+ Điểm gây chết dưới có nhiệt độ là 5°C.

+ Điểm gây chết trên có nhiệt độ là 42°C.

+ Điểm cực thuận có nhiệt độ là 30°C.

→ Giới hạn chịu đựng ở khoảng nhiệt độ từ điểm gây chết dưới đến điểm gây chết trên (từ 5°C đến 42°C).

6. Giải bài 5 trang 75 SBT Sinh học 9

Tại nhiệt độ là 30°C, cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở mức nào?

Phương pháp giải

- 30 độ C là điểm cực thuận của cá Rô phi.

Hướng dẫn giải

Dựa vào sơ đồ ta thấy: Tại nhiệt độ là 30°C, cá rô phi ở Việt Nam sinh trường, phát triển và sinh sản ở mức cao nhất do đây là điểm cực thuận của cá rô phi.

7. Giải bài 6 trang 75 SBT Sinh học 9

Giới hạn sinh thái là gì? Hãy giải thích, tại sao cá chép lại có thể sống ở nhiều vùng hơn cá rô phi ở Việt Nam nếu xem xét ở góc độ giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

Phương pháp giải

- Dựa vào khoảng chống chịu của cá chép (2°C đến 44°C) và cá rô phi (5°C đến 42°C)

Hướng dẫn giải

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

- Ở ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ yếu dần và chẽt. Mặt khác, sinh vật nào có giới hạn sinh thái rộng thì khả năng phân bố sẽ rộng và ngược lại.

- Xét ở góc độ giới hạn sinh thái về nhiệt độ thì: Giới hạn chịu đựng của cá chép là 2°C đến 44°C, còn của cá rô phi từ 5°C đến 42°C. Vì vậy, cá chép có khả năng phân bố rộng hơn.

8. Giải bài 13 trang 76 SBT Sinh học 9

Một loài vi khuẩn sống ở suối nước nóng có điểm gây chết dưới là 0°C, điểm gây chết trên là 99°C, điểm cực thuận là 55°C. Hãy vẽ đồ thị mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn này.

Phương pháp giải

Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.

Hướng dẫn giải

9. Giải bài 1 trang 76 SBT Sinh học 9

Môi trường sống của sinh vật gồm

A. đất và nước.

B. nước và không khí.

C. đất, nước và không khí.

D. tất cả những gì bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chúng.

Phương pháp giải

- Môi trường sống của sinh vật gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chúng.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

10. Giải bài 2 trang 76 SBT Sinh học 9

Trong tự nhiên, có các loại môi trường sống nào sau đây?

A. Môi trường trong đất, môi trường nước và môi trường mặt đất - không khí.

B. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường mặt đất - không khí.

C. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường trong đất.

D. Môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường mặt đất - không khí và môi trường sinh vật.

Phương pháp giải

Trong tự nhiên, có các loại môi trường sống Môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường mặt đất - không khí và môi trường sinh vật.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

11. Giải bài 3 trang 76 SBT Sinh học 9

Phần "Sinh vật và môi trường" của Sinh học lớp 9 đề cập các tác động nào sau đây?

A. Tác động của các nhân tố môi trường lên sinh Vật

B. Tác động của sinh vật lên môi trường.

C. Tác động của sinh vật lên sinh vật.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Phần " Sinh vật và môi trường" Sinh học 9 đề cập đến các vấn đề: Tác động của các nhân tố môi trường lên sinh Vật và sinh vật lên môi trường, tác động giữa các sinh vật với nhau.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

12. Giải bài 4 trang 77 SBT Sinh học 9

Con người nghiên cứu sinh vật và môi trường với mục đích nào sau đây?

A. Hiểu biết mối quan hệ tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, giữa các sinh vật với nhau.

B. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

C. Khai thác tối đa nguồn tài nguyên sinh vật để có lợi nhuận cao nhất mà không cần quan tâm đến môi trường vì môi trường không có thay đổi gì.

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

- Con người nghiên cứu sinh vật và môi trường với mục đích:

+ Hiểu biết mối quan hệ tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, giữa các sinh vật với nhau.

+ Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

13. Giải bài 5 trang 77 SBT Sinh học 9

Theo nghĩa khái quát, môi trường sống của sinh vật là

A. nơi sinh vật cư trú.

B. nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn.

C. nơi sinh vật sinh sống.

D. nơi sinh vật sinh sản.

Phương pháp giải

- Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh vật sinh sống.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

14. Giải bài 6 trang 77 SBT Sinh học 9

Nhân tố sinh thái là

A. các yếu tố vô sinh của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật.

B. các yếu tố hữu sinh của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật.

C. các chất dinh dưỡng có trong đất, trong nước mà sinh vật sử dụng.

D. các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Phương pháp giải

- Xem khái niệm nhân tố sinh thái.

Hướng dẫn giải

- Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật (trực tiếp hoặc gián tiếp).

  • Chọn D.

15. Giải bài 7 trang 77 SBT Sinh học 9

Nước vừa là nhân tố sinh thắi vừa là môi trường sống của sinh vật vì

A. không có nước thì không có một sinh vật nào có thể sống được.

B. nước là yếu tố tác động tới sinh vật.

C. nước là môi trường sống của nhiều sinh vật.

D. nước là môi trường có các chất hoà tan, có không khí hoà tan, có nhiệt độ nhất định, có ánh sáng xuyên qua, có thực vật, có động vật và cả vi sinh vật sống trong đó. Tất cả các thành phần nêu trên có tác động qua lại với nhau và tác động lên các sinh vật sống trong đó.

Phương pháp giải

Nước vừa là nhân tố sinh thắi vừa là môi trường sống của sinh vật vì: nước là môi trường có các chất hoà tan, có không khí hoà tan, có nhiệt độ nhất định, có ánh sáng xuyên qua, có thực vật, có động vật và cả vi sinh vật sống trong đó. Tất cả các thành phần nêu trên có tác động qua lại với nhau và tác động lên các sinh vật sống trong đó.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

16. Giải bài 15 trang 79 SBT Sinh học 9

Các loại giun sán kí sinh sống trong môi trường nào sau đây?

A. Môi trường trong đất.

B. Môi trường trong nước.

C. Môi trường sinh vật.

D. Môi trường mặt đất - không khí.

Phương pháp giải

- Các loại giun sán kí sinh sống trong môi trường Môi trường sinh vật.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

17. Giải bài 16 trang 79 SBT Sinh học 9

Đâu là nơi sinh sống của giun đất và dế chũi?

A. Môi trường trong đất.

B. Môi trường trong nước.

C. Môi trường sinh vật.

D. Môi trường mặt đất - không khí.

Phương pháp giải

Môi trường trong đất là nơi sinh sống của giun đất và dế chũi.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.
Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM