Giải bài tập SGK Toán 7 Ôn tập chương 3: Thống kê

Phần hướng dẫn giải bài tập Bài Ôn tập chương 3: Thống kê giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Toán 7 Ôn tập chương 3: Thống kê

1. Giải bài 20 trang 23 SGK Toán 7

Điều tra năng suất lúc xuân năm \(1990\) của \(31\) tỉnh thành từ Nghệ An trở vào, người điều tra lập được bảng \(28\):

a) Lập bảng “tần số”

b) Dựng biểu đồ đoạn thẳng.

c) Tính số trung bình cộng.

Bảng 28

Phương pháp giải

- Áp dụng:

  • Khái niệm tần số: là số lần xuất hiện của mỗi giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu 
  • Cách tính số trung bình cộng: 

\(\overline{X} = \dfrac{x_{1}n_{1}+ x_{2}n_{2}+ x_{3}n_{3}+ ... + x_{k}n_{k}}{N}\)

Trong đó:

\({x_1},{\text{ }}{x_2},{\text{ }} \ldots ,{\text{ }}{x_k}\) là \(k\) giá trị khác nhau của dấu hiệu \(X\).

\({n_1},{\text{ }}{n_2},{\text{ }} \ldots ,{\text{ }}{n_k}\) là tần số tương ứng.

\(N\) là số các giá trị.

\(\overline{X}\) là số trung bình của dấu hiệu \(X\).

Hướng dẫn giải

Câu a:

Bảng tần số về năng suất lúa xuân: 

Câu b:

Biểu đồ đoạn thẳng 

Câu c:

Số trung bình cộng về năng suất lúa:

\(\overline X  = \dfrac{{20 + 25.3 + 30.7 + 35.9 + 40.6 + 45.4 + 50}}{{31}}\)

\(\overline X  = \dfrac{{1090}}{{31}} \approx 35,2\) (tạ/ha)

2. Giải bài 21 trang 23 SGK Toán 7

Sưu tầm trên sách, báo một biểu đồ (đoạn thẳng, hình chữ nhật hoặc hình quạt) về một vấn đề nào đó và nêu nhận xét.

Phương pháp giải

Học sinh tự thực hành đi tìm biểu đồ, có thể tìm biểu đồ về sự phát triển trường lớp ở tỉnh, thành phố, về năng suất lúa, về tỉ lệ xếp loại văn hóa, hạnh kiểm sau học kỳ một của lớp của trường... và từ đó rút ra nhận xét.

Hướng dẫn giải

Chẳng hạn:

Kết quả học tập cuối học kì I của học sinh khối \(7\) ở trường THCS A được minh họa bằng biểu đồ hình quạt như sau:

Nhận xét:

- Đa số học sinh khối \(7\) của trường THCS A có trình độ học tập đạt trung bình (\(50\%\)) cuối học kì \(I\).

- Tỉ lệ học sinh giỏi còn thấp, chiếm \(5\%\) so với tổng số học sinh khối 7 ở trường THCS A.

- Số học sinh yếu kém còn nhiều (\(15\%+5\%=20\%\)) so với tổng số học sinh khối 7 ở trường THCS A.

Vậy học sinh khối \(7\) cần phải cố gắng học tập tốt hơn. 

Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM