Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn

Giải bài tập SBT Lịch sử 10 bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn được eLib sưu tầm và tổng hợp dưới đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn

1. Giải bài 1 trang 111 SBT Lịch sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Nhà Nguyễn được thành lập vào

A. năm 1801.        

B. năm 1802.        

C. năm 1803.

D. năm 1804.

2. Vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là

A. Minh Mạng.       

B. Tự Đức.           

C. Gia Long.  

D. Thiệu Trị.

3. Địa danh nhà Nguyễn chọn để đặt kinh đô là

A. Thăng Long.     

B. Thanh Hà.        

C. Phú Xuân.

D. Hội An.

4. Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyêt định chia đất nước thành các đơn vị hành chính tỉnh?

A. Gia Long.         

B. Minh Mạng     

C. Thiệu Trị          

D. Tự Đức

5. Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính, chia nước ta thành

A. hai vùng Bắc thành và Nam thành.

B. ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các trực doanh.

C. 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

D. 30 đạo thừa tuyên

6. Dười thời Nguyễn, việc tuyển chọn quan lại thông qua nguồn chính là

A. tuyển chọn con em trong hoàng tộc

B. thông qua việc mua bán quan tước.

C. thông qua giáo dục, khoa cử.

D. những người theo Nguyễn Ánh trước đây.

7. Dưới thời Nguyễn, bộ Hoàng triều luật lệ được ban hành nhằm mục đích

A. bảo vệ quyền lợi của hoàng tộc.

B. bảo vệ nhà nước và tôn ti trật tự phong kiến

C. bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động.

D. bảo vệ quyền lợi của nhà vua.

8. Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách đối với tôn giáo là

A. cho phép tất cả các tôn giáo được tự do phát triển.

B. chỉ cho phép Thiên Chúa giáo phát triển.

C. chủ trương độc tôn Nho giáo.

D. chủ trương độc tôn Phật giáo.

9. Chính sách đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn là

A. phục tùng nhà Thanh.   

B. bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục.

C. không quan hệ với các nước phương Tây.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

10. Theo chính sách quân điền, ruộng đất được ưu tiên chia cho

A. vua và quý tộc, quan lại.                

B. quan lại, quý tộc và binh lính.

C. nông dân, thợ thủ công.       

D. binh lính.

11. Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không thể thực hiện rộng rãi được là

A. do nhân dân không ủng hộ.

B. do việc chia ruộng đất không công bằng.

C. do ruộng đất công còn quá ít.

D. do sự chống đối của quan lại địa phương.

12. Nét nổi bật về tình hình thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn là

A. một số nghề thủ công như làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ tiếp tục phát triển.

B. thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức quy mô lớn với nhiều ngành nghề.

C. các làng, phường thủ công trong nhân dân vẫn được duy trì nhưng không phát triển.

D. do chính sách của nhà nước và nhu cầu thị trường nên các mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được.

13. Đến thế kỉ XX, ở nước ta đã xuất hiện nghề thủ công mới nào?

A. Làm tranh sơn mài                  

B. In tranh dân gian.                  

C. Làm đường trắng

D. Khai mỏ.

14. Về thương nghiệp, nhà Nguyễn thực hiện chủ trương

A. phát triển buôn bán trong nước.

B. không buôn bán với nước ngoài.

C. nhà nước giữ độc quyền buôn bán.

D. tự do buôn bán.

15. Nhà nước thành lập Quốc sử quán là để

A. chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống.

B. chuyên việc sáng tác, biên soạn các tác phẩm văn học chữ Nôm.

C. chuyên tổ chức các khoa thi để tuyển chọn quan lại

D. chuyên làm các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc.

16. Tác phẩm Lịch triều hiến cương loại chí do ai biên soạn?

A. Trịnh Hoài Đức

B. Phan Huy Ích.

C. Phan Huy Chú.

D. Ngô Cao Lăng.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung kiến thức đã học và nội dung về xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao, tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn, tình hình văn hóa - giáo dục được trình bày ở bài 25 SGK Lịch Sử 10 để lựa chọn ra câu trả lời chính xác nhất.

Gợi ý trả lời

1B              2C               3C              4B 

5C              6C               7B               8C

9D              10B             11C             12A

13B            14C             15A             16C

2. Giải bài 2 trang 113 SBT Lịch sử 10

Nêu nhận xét về những nét chính trong việc xây dựng và củng cố bộ máy thống trị của nhà Nguyễn.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung về xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao được trình bày ở bài 25 SGK Lịch Sử 10 để nêu nhận xét.

Gợi ý trả lời

* Quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:

- Bộ máy chính quyền được hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

+ Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương. Tổ chức các đơn vị hành chính, cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.

+ Đến thời Minh Mạng, năm 1831 - 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ.

- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

* Nhận xét:

- Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

- Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.

- Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.

3. Giải bài 3 trang 113 SBT Lịch sử 10

Hãy điền các sự kiện lịch sử dân tộc cho phù hợp với mốc thời gian cho trước trong bảng sau.

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao và mục 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn được trình bày ở bài 25 SGK Lịch Sử 10 để điền các sự kiện lịch sử dân tộc cho phù hợp với mốc thời gian cho trước vào bảng.

Gợi ý trả lời

- Năm 1802: Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

- Năm 1804: Nhà Nguyễn lấy tên nước là Việt Nam sau đó đổi thành Đại Nam

- Năm 1806: Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế

- Năm 1831 - 1832: Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính

4. Giải bài 4 trang 114 SBT Lịch sử 10

Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung về xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao được trình bày ở bài 25 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

* Nội dung cải cách hành chính của Minh Mạng:

-  Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

-  Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ.

* Ý nghĩa:

- Hệ thống cơ quan hành được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có.

- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

5. Giải bài 5 trang 114 SBT Lịch sử 10

Hoàn thành bảng thống kê sau về những tác phẩm văn học và sử học tiêu biểu ở nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX.

Phương pháp giải

Xem lại mục 3. Tình hình văn hóa - giáo dục được trình bày ở bài 25 SGK Lịch Sử 10 để kể tên một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu.

Gợi ý trả lời

- Truyện Kiều: Nguyễn Du

- Bánh trôi nước: Hồ Xuân Hương

- Qua Đèo Ngang: Bà Huyện Thanh Quan.

- Lịch triều hiến chương loại chí: Phan Huy Chú

- Lịch triều tạp kỷ: Ngô Cao Lãng

- Gia Định thành thông chí: Trịnh Hoài Đức

Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM