Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại

Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SBT môn Lịch Sử 10 dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại

1. Giải bài 1 trang 46 SBT Lịch sử 10

1. Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí là 

A. sự bùng nổ vế dân số đặt ra yêu cầu cấp thiết tìm ra những vùng đất mới.

B. sự phát triển của nền sản xuất đặt ra nhu cầu cấp thiết về nguyên liệu, thị trường, nguồn hương liệu và vàng bạc.

C. thoả mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.

D. con đường giao lưu buôn bán từ Tây Âu qua Tây Á sang phương Đông bị người Arập độc chiếm.

2. Tiền đề quan trọng nhất để thực hiện được các cuộc phát kiến địa lí là

A. sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.

B. ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người.

C. khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, phát triển.

D. thương nhân châu Âu có nhiều kinh nghiệm hành trình sang phương Đông

3. Các nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí là

A. Anh, Hà Lan.                       

B. Hi Lạp, Italia. 

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

D. Tây Ban Nha, Anh.

4. Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. tìm được nguồn hương liệu và thị trường mới, đáp ứng nhu cầu của nền  sản xuất.

B. đem lại những hiểu biết về những vùng đất mới, dân tộc mới.

C. mở mang nhận thức khoa học của con người.

D. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

5. Các cuộc phát kiến địa lí để lại hậu quả là

A. thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến tập quyền.

B. bắt đầu thời kì đẩy mạnh xâm lược, cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen.

C. rất nhiều người đã phải bỏ mạng trong các cuộc hành trình phát kiến địa lí.

D. gồm tất cả các ý trên

6. Tầng lớp quý tộc, thương nhân ở châu Âu đã tích luỹ số vốn ban đầu bằng nhiều cách, ngoại trừ

A. dùng bạo lực, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tước đoạt tư liệu sản xuất của thợ thủ công.

B. cướp bóc thực dân đối với các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á.

C. đầu tư vốn vào các thuộc địa để thu lợi nhuận.

D. bóc lột sức lao động của người lao động trong nước.

7. Hình thức tổ chức sản xuất không phải xuất hiện ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. công trường thủ công.                           

C. công ti thương mại.

B. đồn điền, trang trại.

D. phường hội

8. Nét mới trong phương thức bóc lột ở nông thôn thời hậu kì trung đại là

A. lãnh chúa giao đất cho nông nô cày cấy để thu tô, thuế.

B. thợ thủ công lao động trong các xưởng thủ công của lãnh chúa và nộp hiện vật.

C. nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa phải nộp nhiều thứ thuế.

D. nông nô bị biến thành công nhân nông nghiệp, làm việc cho chủ đất theo chế độ làm công ăn lương.

9. Quan hệ sản xuất được xác lập ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. quan hệ bóc lột của chủ đất đối với nông nô.

B. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với thợ thủ công.

C. quan hệ "phong quân và bồi thần"

D. quan hệ chủ và thợ, chủ ruộng đất và công nhân nông nghiệp.

10. Các giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. lãnh chúa và vô sản.  

B. tư sản và nông dân.  

C. chủ nô và nô lệ.

D. tư sản và vô sản.

11. Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến bằng hình thức như 

A. không nộp thuế cho nhà vua.

B. tổ chức đấu tranh chống vua chúa phong kiến.

C. đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá

D. làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến

12. Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về nguồn gốc hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản. 

Cột A

1. Giai cấp vô sản

2. Giai cấp tư sản

Cột B

a) chủ xưởng

b) nông dân bị mất đất

c) chủ đất

d) thợ thủ công bị phá sản

e) thương nhân

A. 1-b, d; 2-a, c, e.

B. 1-b, c; 2-a, d, e.

C. 1-a, b; 2-c, d, e.

D. 1-d, e; 2-a, b, c.

13. Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là

A. Hi Lạp.                     

B. Italia.                      

C. Anh.   

D. Pháp.

14. Các nhà văn hóa Phục hưng tiêu biểu là

A. Rabơle, Đêcáctơ, Lêôna đơ Vanhxi, Sếchxpia.

B. Hômme, Talét, Pitago, Ơcolit.

C. Viếcghin, Lucrexơ, Bandắc, Vichto Huygô.

D. gồm tất cả các nhân vật trên.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung đã được học về những cuộc phát kiến địa lí, sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu và phong trào Văn hóa Phục Hưng được trình bày ở bài 11 SGK Lịch Sử 10 để phân tích và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Gợi ý trả lời

1B            2C            3C           4B             5D              6C            7D

8D            9D           10D         11C           12A            13B            14A

2. Giải bài 2 trang 48 SBT Lịch sử 10

Hãy nối tên nhân vật ở ô bên trái với nội dung ở ô bên phải cho phù hợp.

Cột A

B. Điaxơ

C. Côlômbô 

Vaxcô đơ Gama

Ph. Magienlan

Amerigô

Côt B

Người phát hiện ra châu Mĩ

Người đã cập bến Calicút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ

Người đã đặt tên cho mũi cực Nam Châu Phi là mũi Hảo Vọng

Người đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức về Những cuộc phát kiến địa lí để trả lời.

Gợi ý trả lời

B. Điaxơ + Người đã đặt tên cho mũi cực Nam Châu Phi là mũi Hảo Vọng

C. Côlômbô + Là người phát hiện ra châu Mĩ

Vaxcô đơ Gama + Người đã cập bến Calicút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ

Ph. Magienlan + Người đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển

Amerigô + Là người phát hiện ra châu Mĩ

3. Giải bài 3 trang 49 SBT Lịch sử 10

Hãy tóm tắt về các cuộc phát kiến địa lí chính diễn ra hồi cuối thế kỉ XV theo bảng sau.

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Những cuộc phát kiến địa lí được trình bày ở nội dung bài 11 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

4. Giải bài 4 trang 49 SBT Lịch sử 10

Hãy nêu nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung về những cuộc phát kiến địa lí được trình bày ở nội dung bài 11 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Nguyên nhân:

- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao.

- Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

- Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như kĩ thuật mới: đóng tàu, la bàn, hải đồ…

Điều kiện: Sự tiến bộ của kĩ thuật hàng hải: đóng tàu, la bàn, hải đồ...

Hệ quả:

* Tích cực:

- Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.

- Tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng.

- Thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến và sự nảy sinh của CNTB.

* Tiêu cực: Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

5. Giải bài 5 trang 50 SBT Lịch sử 10

Em hiểu thế nào là tích luỹ tư bản nguyên thuỷ? Các biện pháp cơ bản để tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là gì?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức về Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu được trình bày ở nội dung bài 11 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ: là quá trình tạo ra vốn đầu tiên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Cùng với vốn (tư bản), quá trình tích luỹ nguyên thuỷ còn đòi hỏi có lực lượng lao động làm thuê (nhân công).

Các biện pháp cơ bản:

* Tích luỹ vốn

+ Các cuộc phát kiến địa lý đã đem về cho châu Âu và giai cấp tư sản nguồn hương liệu, gia vị, vàng bạc, hàng hoá. Đó là những nguồn vốn đầu tiên cho quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. Vì thế, quý tộc và thương nhân châu Âu không ngừng ra sức bóc lột của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Phi và châu Á.

+ Bằng buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các khu vực, đặc biệt là buôn bán nô lệ da đen, đem lại lợi nhuận kếch xù cho nhà tư sản.

+ Bằng thủ đoạn cướp biển, bằng sức mạnh quân sự đe doạ để mua được hàng hoá với giá rẻ mạt, đem bán với lợi nhuận rất cao.

+ Dùng bạo lực để tước đoạt ruộng đất của nông dân, biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn nuôi cừu, lấy lông bán làm len dạ, đem lại lợi nhuận (ở Anh).

Như vậy, quá trình tích luỹ vốn ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người, đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ thành những người làm thuê. Công cuộc tích luỹ tư bản nguyên thuỷ được tiến hành bằng lối phá hoại tàn nhẫn.

* Nguồn nhân công

- Đối với nông dân: Tiến hành phong trào "Rào đất cướp ruộng", biến ruộng đất của nông dân thành đồng cỏ chăn cừu phục vụ cho sản xuất len dạ. Nông dân bị mất ruộng đất, chỉ còn con đường làm thuê, bán sức lao động cho những ông chủ giàu có (điển hình nhất ở Anh từ thế kỉ XVI).

- Đối với thợ thủ công: Ở thành thị, nhiều thợ thủ công do rủi ro, do vay nặng lãi, do thuế khoá – đã mất tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê. 

6. Giải bài 6 trang 50 SBT Lịch sử 10

Văn hóa Phục hưng là gì? Nêu nguyên nhân xuất hiện và ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung mục 3. Phong trào Văn hóa Phục hưng được trình bày ở nội dung bài 11 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

- Văn hoá Phục hưng là: là phong trào do giai cấp tư sản tiến hành ở Tây Âu vào thế kỉ XVI – XVII, đề xướng văn hóa mới, chống giáo hội phong kiến, dưới danh nghĩa làm sống lại văn hóa tinh thần cổ Hy Lạp – Rô-ma và xây dựng một xã hội dựa trên nhân bản và tự do. Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản vào chế độ phong kiến, đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kĩ thuật.

- Nguyên nhân xuất hiện:

+ Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng. Mặt khác giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh chống lại Ki-tô với những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến.

+ Giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục tinh hoa văn hóa xán lạn của quốc gia cổ đại Hy Lạp – Rôma, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân.

- Ý nghĩa:

+ Lên án giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

+ Đây là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM