Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX

Dựa theo cấu trúc SBT Lịch Sử 10, eLib xin chia sẻ với các bạn bài: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX

1. Giải bài 1 trang 114 SBT Lịch sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Nửa đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam ở trong tình trạng

A. khủng hoảng, đời sống nhân dân ngày càng thêm cực khổ.

B. hoà bình, nhà nước chăm lo xây dựng củng cố đất nước.

C. xã hội ổn định, đời sống của các tầng lớp nhân dân được quan tâm.

D. ý B và C đúng.

2. Giai cấp thống trị trong xã hội thời Nguyễn bao gồm

A. nông dân, công nhân.           

B. thương nhân, thợ thủ công.  

C. vua quan, địa chủ, cường hào.

D. vua quan, thương nhân.

3. Giai cấp bị trị trong xã hội thời Nguyễn bao gồm

A. công nhân và nông dân.

B. thương nhân và thợ thủ công.

C. nông dân, thương nhân và thợ thủ công.

D. công nhân, nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

4. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Ứng Hoà (Hà Nội, năm 1854) rồi lan nhanh ra Hà Nội, Hưng Yên là

A. Lê Văn Khôi.     

B. Cao Bá Quát.   

C. Nông Văn Vân.

D. Phan Bá Vành.

5. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa dưới danh nghĩa “phù Lê” ở nửa đầu thế kỉ XIX là

A. Phan Bá Vành.     

B. Cao Bá Quát.       

C. Nông Văn Vân.

D. tù trưởng họ Quách.

6. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và rộng lớn nhất chống lại nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX là

A. khởi nghĩa Lê Văn Khôi và khởi nghĩa Nông Văn Vân.     

B. khởi nghĩa Phan Bá Vành và khởi nghĩa Cao Bá Quát.

C. khởi nghĩa Cao Bá Quát và khởi nghĩa Lê Văn Khôi.        

D. khởi nghĩa Phan Bá Vành và khởi nghĩa tù trưởng họ Quách.

7. Nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa của binh lính do Lê Văn Khôi lãnh đạo chống lại triều đình là do

A. binh lính bị triều đình đối xử tệ bạc.

B. các võ quan trong triều tham ô không cấp lương thảo cho bính lính.

C. binh lính bất bình việc triều đình đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

D. triều đình âm mưu cắt đất cho nhà Thanh để được yên mặt Bắc.

8. Cùng với phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính, phong trào đấu tranh của các dân tộc ít người chống lại nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh.

A. sự suy sụp của chế độ phong kiến và chính sách thống trị hà khắc của nhà Nguyễn.

B. nguyện vọng của nhân dân muốn lập lại nhà Lê - “phù Lê”.

C. mâu thuẫn giữa nhân dân với quan lại, địa chủ đã rất sâu sắc.

D. tình trạng cát cứ phong kiến bắt đầu nổi lên.

9. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc ít người ở phía bắc chống lại nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX là

A. Cao Bá Quát và Lê Văn Khôi.

B. Phan Bá Vành và tù trưởng họ Quách.

C. Nông Văn Vân và tù trưởng họ Quách.

D. Lê Văn Khôi và Nông Văn Vân.

10. Kết nối tên nhân vật lịch sử ở cột A với địa danh ở cột B cho phù hợp về các cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn.

Cột A

1. Phan Bá Vành

2. Cao Bá Quát

3. Lê Văn Khôi

Cột B

a) Phiên An (Gia Định)

b) Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình,…)

c) Hà Nội, Hưng Yên

A. 1-c; 2-a; 3-b.

B. 1-b; 2-a; 3-c.

C. 1-b; 2-c; 3-a.

D. 1-a; 2-b; 3-c.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung về tình hình xã hội và đời sống nhân dân, phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính, đấu tranh của các dân tộc ít người được trình bày ở bài 26 SGK Lịch Sử 10 để phân tích và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Gợi ý trả lời

1A             2C             3D              4B               5D

6A             7C             8A               9C              10C

2. Giải bài 2 trang 116 SBT Lịch sử 10

Hãy nối thời gian cho phù hợp với cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XIX.

Cuộc khởi nghĩa

1. Phan Bá Vành

2. Lê Văn Khôi

3. Cao Bá Quát

4. Tù trưởng họ Quách

5. Nông Văn Vân

Thời gian

a) 1821 - 1827

b) 1832 - 1838

c) 1833 - 1835

d) 1840 - 1848

e) 1854 - 1855

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung về phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính và mục 3. Đấu tranh của các dân tộc ít người được trình bày ở bài 26 SGK Lịch Sử 10 để nối các mốc thời gian phù hợp.

Gợi ý trả lời

1-a

2-c

3-e

4-b

5-c

3. Giải bài 3 trang 117 SBT Lịch sử 10

Hãy so sánh tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII.

- Giống nhau:

- Khác nhau:

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân được trình bày ở bài 26 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

So sánh tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII.

- Giống nhau:

+ Chính quyền trung ương không thể ngăn chặn được sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Giai cấp thống trị ra sức cướp đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống của nhân dân hết sức khổ cực.

+ Mâu thuẫn trong xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu là nông dân với giai cấp thống trị gồm vua quan, địa chủ, cường hào trở nên gay gắt.

- Khác nhau:

+ Sự khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội gay gắt ở thế kỉ XVIII nổ ra vào thời kì lập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn đang đi vào giai đoạn cuối.

+ Trong khi đó, mâu thuẫn xã hội dưới triều Nguyễn đã hết sức gay gắt, ngay sau khi nhà Nguyễn mới thành lập. Đó là điều hiếm xảy ra ở các triều đại trước đó.

4. Giải bài 4 trang 114 SBT Lịch sử 10

Nêu đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung được trình bày ở mục 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính và mục 3. Đấu tranh của các dân tộc ít người được trình bày ở bài 26 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX:

- Đặc điểm:

+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo dài liên tục. Chỉ tính đến riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua Minh Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc khởi nghĩa.

+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực lượng binh lính cũng chống lại triều đình.

+ Phong trào đấu tranh có quy mô khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược.

+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương nên chưa tạo thành một phong trào chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp.

- So sánh, ý nghĩa:

+ Ở các triều đại trước đó, khởi nghĩa nông dân thường nổ ra vào thời kì cuối của các triều đại khi các triều đại đó đã đi vào giai đoạn suy vong và số lượng không nhiều, không có quy mô toàn quốc. Trong khi đó, ở triều Nguyễn vừa mới thành lập đã nổ ra khởi nghĩa với quy mô lớn, thời gian kéo dài và lôi kéo đông đảo các lực lượng xã hội tham gia

+ Phong trào đấu tranh đã chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột.

Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM