Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Dựa theo nội dung SBT Lịch Sử 10 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập trang 61-67 Sử 10. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

1. Giải bài 1 trang 61 SBT Lịch sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Thời gian tồn tại của văn hoá Đông Sơn là

A. từ đầu thế kỉ I TCN đến thế kỉ I.

B. từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ II.

C. từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ I.

D. từ đầu thiên niên kỉ II TCN đến thế kỉ.

2. Vào thời gian đầu của văn hoá Đông Sơn, công cụ lao động phổ biến được làm từ

A. đồng thau, bắt đầu có công cụ sắt.

B. gỗ, đá và đồng.

C. đổng đỏ và nhôm.

D. sắt và đồng.

3. Công cụ lao động bằng kim loại đã tạo điều kiện cho con người

A. khai phá vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả thành những cánh đổng màu mỡ, phát triển nghề nông trống lúa nước với sức kéo của trâu bò.

B. sử dụng hợp lí các loại công cụ lao động vào trong từng công việc cụ thể.

C. lựa chọn cây lúa nước là cáy trổng chính.

D. sống định cư trong các bản làng.

4. Nhà nước Văn Lang ra đời sớm dựa trên cơ sở

A. các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi.

B. sự liên kết cộng đồng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.

C.những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế – xă hội.

D. tất cả các phương án trên.

5. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.

B. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.

C. đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng đây là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc.

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

6. Các tầng lớp chính trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc là

A. vua, quan lại và tăng lữ.

B. vua, quý tộc, dân tự do và nô tì.

C. vua, tăng lữ và nông dân tự canh.

D. vua, địa chủ và nông nô.

7. Nguồn thức ăn chính của Cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

A. lúa mì, lúa mạch và các loại rau, củ, đậu.

B. thóc gạo, khoai, sắn và các loại thịt, cá, rau, củ, quả.

 C.ngô, khoai, sắn, lúa gạo và đặc biệt là hải sản.

D. tất cả các loại lương thực, thực phẩm kể trên.

8. Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

A. thờ thần Mặt Trời.

B. thờ thần Sồng, thần Núi

C. sùng bái các hiện tượng tự nhiên.

D. thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng nước.

9. Nến văn hoá tiêu biểu ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ, cơ sở hình thành nên nhà nước Champa là

A. văn hoá Phùng Nguyên.       

B. văn hoá Hoa Lộc.                

C. văn hoá Sa Huỳnh

D. văn hoá Hoà Bình.

10. Dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, nhân dân huyện Tượng Lâm đã giành được quyền tự chủ, lập ra nước Lâm Ấp vào

A. thế kỉ II TCN.                      

B. cuối thế kỉ I TCN.               

C. thế kỉ II.

D. cuối thế kỉ II

11. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa là

A. nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

B. nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.

C. sản xuất thủ công nghiệp, đặc biệt là nguồn nước.

D. chăn nuôi, trồng cây lúa nước.

12. Nền văn hoá Óc Eo được phát hiện tại

A. vùng châu thổ sông Cửu Long.       

B. vùng châu thổ sông Hồng.            

C. một số tỉnh Bắc Trung Bộ.

D. vùng trung du Bắc Bộ.

13. Trên cơ sở của văn hoá Óc Eo , một quốc gia cổ đã được hình thành có tên gọi là

A. Vương quốc Óc Eo     

B. Vương quốc Champa.         

C. Vương quốc Phù Nam.

D. Vương quốc Lan Xang

14. Quốc gia cổ đại Phù Nam được hình thành vào khoảng

A. thế kỉ II TCN.            

B. thế kỉ  I TCN.            

C. thế kỉ I.

D. thế kỉ II.

15. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phù Nam là

A. sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá “săn bắn và khai thác lâm thổ hải sản, đặc biệt là các loại ngọc trai quý hiếm.

B. sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghé thủ công, đánh cá vả buôn bán, đặc biệt ngoại thương đường biển rất phát triển.

C. sản xuất thủ công nghiệp kết hợp với thương nghiệp qua hệ thống sông ngòi nội địa.

D. các nghề thủ công, chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi cừu để lấy lông.

16. Các tầng lớp chính trong xã hội Phù Nam là

A.  vua, quan, địa chủ và nông dân.

B. thủ lĩnh quân sự, địa chủ, nông dân và nô tì.

C. vua, tăng lữ, nông dân tự canh và nô tì.

D. tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ

17. Đứng đầu trong tổ chức bộ máy nhà nước Champa là

A.  vua, giúp việc có tể tướng và các quan đại thần.

B. một thủ lĩnh quân sự.

C. một người cao tuổi có uy tín, được nhân dân bầu ra.

D. một tăng lữ cấp cao.

18. Tổ chức hành chính nào sau đây đã từng tồn tại ở Champa?

A. Châu, huyện, làng.     

B. Đạo, phủ, huyện.       

C. Phủ, huyện, tổng, xã.

D. Phủ, châu, huyện, tổng, xã.

19. Tôn giáo nào tồn tại trong đời sống tinh thần của cả người Chăm và người Việt?

A. Nho giáo.        

B. Hồi giáo          

C. Phật giáo.

D. Hindu giáo.

20. Trong xã hội Champa có các tầng lớp chủ yếu nào?

A. Vua, quan lại cao cấp, địa chủ và nông dân.

B. Tầng lớp quý tộc, dân tự do và nông dân phụ thuộc và nô lệ.

C. Vua, tướng lĩnh quân sự và tăng lữ.

D. Đại địa chủ, thương nhân, nông dân và nô tì.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học kết hợp với nội dung Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, mục 2. Quốc gia cổ Cham - pa và mục 3. Quốc gia cổ Phù Nam được trình bày ở bài 14 SGK Lịch Sử 10 để phân tích, đưa ra lựa chọn phù hợp.

Gợi ý trả lời

1A            2A                3D                4C                 5B

6B            7D                8C               9D                 10B

11A           12C             13B              14D               15A

16A           17C             18C              19A                20A

2. Giải bài 2 trang 64 SBT Lịch sử 10

Hãy đánh dấu x vào cột để trống trong bảng sau để xác định những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia cổ Champa và Phù Nam.

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Quốc gia cổ Cham - pa và mục 3. Quốc gia cổ Phù Nam được trình bày ở bài 14 SGK Lịch Sử 10 để hoàn thành bảng.

Gợi ý trả lời

3. Giải bài 3 trang 65 SBT Lịch sử 10

Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung về Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc được trình bày ở bài 14 SGK Lịch Sử 10 để vẽ sơ đồ.

Gợi ý trả lời

4. Giải bài 4 trang 65 SBT Lịch sử 10

Quốc gia Văn Lang của người Việt được hình thành dựa trên những cơ sở nào?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung về Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc được trình bày ở bài 14 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Quốc gia Văn Lang của người Việt được hình thành dựa trên những cơ sở:

* Cơ sở kinh tế: 

- Công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt.

- Nông nghiệp dùng cày với sức kéo khá phát triển, kết hợp săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm.

- Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công.

* Cơ sở xã hội:

- Sự chuyển chuyển biến kinh tế kéo theo sự chuyển biến về xã hội: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.

→ Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. Nhà nước Văn Lang ra đời đã đáp ứng những yêu cầu đó.

5. Giải bài 5 trang 66 SBT Lịch sử 10

Theo em những chuyển biến nào trong nền kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến về xã hội của người Việt cổ?

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc được trình bày ở bài 14 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Theo em những chuyển biến trong nền kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến về xã hội của người Việt cổ là:

- Công cụ sản xuất được cải tiến

- Thuật luyện kim ra đời góp phần cải tiến một bước lớn trong chế tác công cụ và làm tăng năng suất lao động.

- Nghề nông trồng lúa nước giúp con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.

6. Giải bài 6 trang 66 SBT Lịch sử 10

Tại sao nói: Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc còn đơn giản, sơ khai?

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học về Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc được trình bày ở bài 14 SGK Lịch Sử 10 để giải thích.

Gợi ý trả lời

Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc:

- Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương.

- Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng.

- Cả nước được chia làm 15 bộ (đơn vị hành chính lớn), do Lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các xóm, làng, do Bồ chính (già làng) cai quản.

→ Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc còn rất đơn giản, sơ khai.

7. Giải bài 7 trang 66 SBT Lịch sử 10

Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc có những đặc điểm gì?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung mục 1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc được trình bày ở bài 14 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

8. Giải bài 8 trang 67 SBT Lịch sử 10

Điểm giống nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc so với cư dân Champa là gì?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và mục 2. Quốc gia cổ Cham - pa được trình bày ở bài 14 SGK Lịch Sử 10 để tiến hành so sánh.

Gợi ý trả lời

Hoạt động kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc so với cư dân Champa:

* Điểm giống:

- Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

* Điểm khác:

+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.

9. Giải bài 9 trang 67 SBT Lịch sử 10

Theo em, đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân Champa và Phù Nam có điểm gì giống và khác nhau?

- Điểm giống:

- Điểm khác:

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Quốc gia cổ Champa và mục 3. Quốc gia cổ Phù Nam được trình bày ở bài 14 SGK Lịch Sử 10 để tiến hành so sánh.

Gợi ý trả lời

Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân Champa và Phù Nam:

* Giống nhau:

- Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

* Khác nhau:

Cư dân Cham-pa

+ Đời sống kinh tế: Phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, đóng gạch và xây dựng đền tháp

+ Văn hóa: Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn và Phật giáo.

Cư dân Phù Nam

+ Đời sống kinh tế: Nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển rất phát triển.

+ Văn hóa: Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn và Phật giáo

Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM