Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế

Dựa theo cấu trúc SBT Lịch Sử 10, eLib xin chia sẻ với các bạn nội dung giải bài tập bài Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Với các bài tập có phương pháp và lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế

1. Giải bài 1 trang 82 SBT Lịch sử 10

1. Ý nào không đúng về điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp của nước ta phục hồi và phát triển đầu thế kỉ X?

A. Đất nước được độc lập, tự chủ.

B. Công cuộc khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng được đẩy mạnh.

C. Nhà nước phong kiến có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp.

D. Lãnh thổ đất nước mở rộng, hình thành Đàng Trong, Đàng Ngoài.

2. Chức quan chăm lo việc đắp đê thời Trần là

A. Hà đê sứ.          

B. Tể tướng.          

C. Quốc công tiết chế.

D. Thái uý.

3. Ruộng đất công làng xã thời Lê được phân chia theo chế độ

A. điền trang.                 

B. lộc điền.                     

C. quân điền.

D. đồn điển.

4. Các xưởng thủ công do Nhà nước tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI - XV gọi là

A. đồn điền.                    

B. quan xưởng.              

C. quân xưởng.

D. Quốc tử giám.

5. Người chế tạo ra súng thần cơ thế kỉ XV là

A. Hồ Quý Ly.

B. Hồ Hán Thương.

C. Hồ Nguyên Trừng.

D. Nguyễn Trãi.

6. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X - XV là

A. hệ thống chợ làng phát triển.

B. sự phong phú của các mặt hàng mĩ nghệ.

C. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.

D. sự ra đời của đô thị Thăng Long.

7. Ở miền Bắc có những làng gốm sứ cổ truyền như:

A. Huê Cầu, Bát Tràng, Vân Nội.

B. Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà.

C. Nội Duệ, Đa Ngưu, Đông Hồ.

D. Bát Tràng, Hương Canh, Huê Cầu.

8. Trong các thế kỉ X – XV, một đô thị lớn ở nước ta với nhiều phường thủ công, buôn bán là

A. Phố Hiến.                 

B. Hội An.                    

C. Thăng Long. 

D. Vân Đồn.

9. Việc giao lưu buôn bán trong nước ở các thế kỉ X - XV chủ yếu diễn ra tại

A. cửa sông Bạch Đằng.

B. các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

C. các làng nghề thủ công.

D. vùng biên giới Việt - Trung.

10. Việc trao đổi hàng hoá với thương nhân nước ngoài trong các thế kỉ X - XV chủ yếu diễn ra tại các vùng cảng như:

A. Vân Đồn, Lạch Trường, Cần Hải, Hội Thống, Thị Nại.

B. Đà Nắng, Hội An, Hải Phòng, Vân Đồn.

C. Vân Đồn, Hội An, Đà Nang, Thị Nại.

D. Vân Đồn, Lạch Trường, Cửa Tùng, Cửa Việt.

11. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X - XV là

A. các chính sách khuyến khích thương nghiệp phát triển của nhà nước phong kiến Đại Việt.

B. những hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài tại Thăng Long.

C. sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất.

D. năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn thành bến cảng để buôn bán và trao đổi hàng hoá với nước ngoài.

12. Sang thời Lê, ngoại thương giảm sút là do

A. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.

B. Tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tế

C. Chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến

D. Tất cả các lý do trên.

13. Ý nào không phản ánh đúng về sự phát triển của thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ X - XV?

A. Xuất hiện các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa ở nhiều nơi.

B. Ở các chợ diễn ra nhiều hoạt động giao lưu buôn bán nhiều loại sản phẩm.

C. Quan hệ buôn bán giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài diễn ra sôi nổi.

D. Thời Lê sơ, 36 phố phường vừa buôn bán, vừa làm thủ công trở nên phồn thịnh.

14. Câu ca dao dưới đây phản ánh tình hình kinh tế nước ta phát triển dưới triều đại nào?

“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”

A. Triều Lý                  

B. Triều Trần               

C. Triều Lê sơ 

D. Triều Hồ

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung các kiến thức đã học và phần mở rộng, phát triển nông nghiệp, mở rộng thương nghiệp, phát triển thủ công nghiệp được trình bày ở bài 18 SGK Lịch Sử 10 để ra lựa chọn chính xác nhất

Gợi ý trả lời

1D               2A               3C                4C                 5C               6C                7B

8C               9B              10A              11C                12A              13D              14C

2. Giải bài 2 trang 84 SBT Lịch sử 10

Hãy xác định dữ liệu cho sẵn dưới đây thuộc về triều đại nào (Lý, Trần, Lê).

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung Mở rộng, phát triển nông nghiệp được trình bày ở bài 18 SGK Lịch Sử 10 để hoàn thành bảng

Gợi ý trả lời

3. Giải bài 3 trang 84 SBT Lịch sử 10

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước những thông tin đúng về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ XI - XV.

☐ Do nhu cầu trong nước ngày một tăng, thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng.

☐ Trên cơ sở thủ công nghiệp dân gian phát triển, đã hình thành một số làng chuyên làm nghề thủ công.

☐ Việc may mũ, áo và sản xuất đồ dùng cho vua, quan, quý tộc là đặc quyền của một số làng nghề thủ công ở ven kinh thành Thăng Long.

☐ Mặc dù tham gia vào các hoạt động thủ công nghiệp, nhưng trong các làng nghề, nhân dân vẫn làm nông nghiệp.

☐ Trang Vân Đồn được nhà Lê xây dựng làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi hàng hoá. 

☐ Thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường với những hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp khá nhộn nhịp.

☐ Ngoài các thương nhân Trung Quốc đến nước ta để buôn bán, trong những thế kỉ X - XV còn có thương nhân một số nước phương Nam.

☐ Biên giới Việt - Trung từ thời Lý đã là nơi lái buôn hai nước trao đổi, buôn bán các loại hàng hoá.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung Phát triển thủ công nghiệp được trình bày ở bài 18 SGK Lịch Sử 10 để ra lựa chọn đúng sai.

Gợi ý trả lời

Đ. Do nhu cầu trong nước ngày một tăng, thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng.

Đ. Trên cơ sở thủ công nghiệp dân gian phát triển, đã hình thành một số làng chuyên làm nghề thủ công.

Đ. Việc may mũ, áo và sản xuất đồ dùng cho vua, quan, quý tộc là đặc quyền của một số làng nghề thủ công ở ven kinh thành Thăng Long.

Đ. Mặc dù tham gia vào các hoạt động thủ công nghiệp, nhưng trong các làng nghề, nhân dân vẫn làm nông nghiệp.

Đ. Trang Vân Đồn được nhà Lê xây dựng làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi hàng hoá. 

Đ. Thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường với những hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp khá nhộn nhịp.

Đ. Ngoài các thương nhân Trung Quốc đến nước ta để buôn bán, trong những thế kỉ X - XV còn có thương nhân một số nước phương Nam.

Đ. Biên giới Việt - Trung từ thời Lý đã là nơi lái buôn hai nước trao đổi, buôn bán các loại hàng hoá.

4. Giải bài 4 trang 85 SBT Lịch sử 10

Sự xuất hiện của các làng chuyên làm nghề thủ công nói lên điều gì? Theo em, tại sao trong các làng này, nhân dân vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp?

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Phát triển thủ công nghiệp được trình bày ở bài 18 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

- Sự xuất hiện của các làng chuyên làm nghề thủ công có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển thủ công nghiệp thể hiện thủ công nghiệp phát triển quy củ, ổn định và nâng cao trình độ kỹ thuật. Đời sống được cải thiện hơn.

- Trong các làng nghề thủ công nhân dân vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp vì tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp của kinh tế thời kỳ này. Khi nông nhàn, người nông dân thường làm những công việc dệt vải, làm nón, đan lát,... Sản xuất sản phẩm chủ yếu để giải quyết nhu cầu gia đình, một số khác phục vụ thị trường địa phương.

→ Sự kết hợp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

5. Giải bài 5 trang 85 SBT Lịch sử 10

Ở địa phương nơi em sống có những nghề thủ công truyền thống nào? Hãy cho biết vai trò của nghề thủ công đó đối với sự phát triển kinh tế của địa phương.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 2. Phát triển thủ công nghiệp được trình bày ở bài 18 SGK Lịch Sử 10 và liên hệ thực tế để phương để trả lời.

Gợi ý trả lời

- Ở địa phương nơi em sống có những nghề thủ công truyền thống như: làm gốm Thổ Hà, rượu nếp cái hoa vàng làng Vân (Việt Yên - Bắc Giang),...

- Vai trò của nghề thủ công đó đối với sự phát triển kinh tế của địa phương:

+ Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo.

+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hóa kinh tế nông thôn thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

+ Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.

Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM