Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về tác giả Phan Bội Châu. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em cảm nhận được tình thần yêu nước sâu sắc của tác giả. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

1. Dàn ý phân tích văn bản Lưu biệt khi xuất dương

a. Mở bài:

- Nêu được những nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Phan Bội Châu.

- Khái quát được những nét chính của văn bản Lưu biệt khi xuất dương.

b. Thân bài:

- Phân tích hai câu thơ đầu (hai câu đề): Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu:

+ Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống với khát vọng, mong muốn làm nên điều kì lạ : “ yếu hi kì”, không cam chịu để cho trời đất xoay chuyển mình.

+ Tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình -> Tuyên ngôn về chí làm trai.

- Hai câu thực: Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc:

+ Khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng trí tuệ dâng hiến cho đời.

+ Ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó.

- Hai câu luận:

+ Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới của Phan Bội Châu trước vận mệnh đất nước.

+ Tình cảnh đất nước: “Non sống đã chết”, đất nước đã rơi vào tay giặc.

- Hai câu kết:

+ Tư thế và khát vọng buổi lên đường.

+ Tư thế lên đường của người chí sĩ thật sự hoành tráng.

c. Kết bài:

- Khái quát về những nét đặc sắc nghệ thuật đem lại thành công cho tác phẩm.

- Khẳng định lại nội dung tư tưởng của tác phẩm và liên hệ về ý chí, khát vọng của con người trong thời đại hiện nay.

2. Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Phan Bội Châu được nhắc đến là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có ý thức dùng văn chương để vận động, tuyên truyền cách mạng. Ông cũng chính là người khơi dòng cho loại văn chương trữ tình chính trị. Trong đó, bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" là một tác phẩm tiêu biểu.

Đây là bài thơ được viết trong bữa cơm ngày Tết mà Phan Bội Châu đã tổ chức ở nhà mình để chia tay với các bạn bè, đồng chí trước lúc lên đường sang Nhật Bản năm 1905. "Lưu biệt khi xuất dương" đã thể hiện ý tưởng lớn lao, mới mẻ đầy trách nhiệm của tác giả, thể hiện niềm hăm hở, quyết tâm cao độ trong buổi đầu vượt biển đi ra nước ngoài để "mưu sự phục quốc".

“Xuất dương lưu biệt” được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, là khúc ca biểu lộ tư thế, quyết tâm hăm hở, và những ý nghĩ cao cả mới mẻ của chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước.

Hai câu để là một tuyên ngôn về chí hướng, về lẽ sống cao cả:

“Sinh vi nam tử yếu hi kì

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”

Tự hào mình là đấng nam nhi thì phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên “điều lạ” (yêu hi kì). Suy rộng ra, là không thể sống tầm thường. Không thể sống một cách thụ động cho trời đất (càn khôn) “tự chuyển dời” một cách vô vị, nhạt nhẽo. 

Tiếp tục bài thơ tác giả khẳng định:

"Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy"

Tác giả đã khẳng định mạnh mẽ và đầy khí phách về sức mạnh con người trước càn khôn. Sự đề cao cái Tôi của nhà thơ chính là khẳng định trách nhiệm của người thanh niên yêu nước đối với vận mệnh dân tộc. Câu thơ cũng làm cho nhiều người tỉnh ngộ và khơi gợi sự tinh thần đấu tranh. Tác giả Phan Bội Châu như muốn ra sức kêu gọi sự tranh đấu của những con người yêu nước.

Gắn với hoàn cảnh thực tại của đất nước, Phan Bội Châu đã nêu lên trách nhiệm mà người nam nhi cần có đối với vận mệnh dân tộc:

"Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi"

Đất nước bị xâm lược, non sông cũng không còn nữa thì ta có sống cũng chỉ chuốc lấy sự nhục nhã, ê chề. Sách vở, người có học thức cũng trở thành vô nghĩa khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được ông đặt lên hàng đầu bởi ông ý thức được thời cuộc. Sách vở cũng không có ý nghĩa gì khi nước mất nhà tan. Việc làm quan trọng và thiết thực nhất lúc bấy giờ là tìm được con đường, hướng đi cho đất nước để thoát khỏi sự xâm lược, bóc lột của thực dân Pháp. Phan Bội Châu là một người yêu nước và ông cũng mong rằng phong trào Đông du do mình lãnh đạo sẽ gặt hái được nhiều thành quả giúp ích cho nước nhà. Bên cạnh đó, hai câu luận cũng có ý nghĩa thức tỉnh những con người có tấm lòng yêu nước. Đây cũng là lúc để họ xoay chuyển càn khôn, xoay chuyển cục diện, tình hình của dân tộc.

3. Cảm nhận tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

"Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cảnh vô thùy.

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi"

Phan Bội Châu (1867-1940), ôi cái tên đẹp một thời. “Chúng ta có thể nói rằng trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại” (Tôn Quang Phiệt). Phan Bội Châu là linh hồn của các phong trào vận động giải phóng Tổ quốc khoảng 25 năm đầu thế kỉ XX. Tên tuổi ông gắn liền với các tổ chức yêu nước như Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang Phục Hội. Tên tuổi Phan Bội Châu gắn liền với hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách, một số bài văn tế và vài ba vở tuồng chứa chan tình yêu nước. "Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng" (Tố Hữu).

Năm 1900, Phan Bội Châu đậu giải nguyên khoa thi Hương trường Nghệ Năm 1904 ông sáng lập ra Hội Duy Tân, một tổ chức yêu nước. Năm 1905 ông dấy lên phong trào Đông du. Theo chủ trương của Duy Tân hội do chính ông sáng lập, ông bắt đầu sang Nhật để tìm đường cứu nước. Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” ông làm tặng các đồng chí trong buổi đầu lên đường. Có thể nói bài thơ này như một mốc son chói lọi trong sư nghiệp giải phóng dân tộc của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.

Bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục rõ ràng, mạch lạc theo cấu trúc đề-thực-luận-kết thể hiện được cái “chí” của nhà thơ. Hai câu thơ đầu là quan niệm mới mẻ về chí làm trai và tư thế, tâm thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.

Chí làm trai của đấng nam nhi phải có khát vọng, hoài bão lớn lao, phải làm được việc hiếm việc lạ ở trên đời. Tư tưởng này đã được kế thừa của các tiền nhân như Phạm Ngũ Lão trong bài thơ “Thuật hoài” có viết: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”. Chính vì cái lẽ ấy mà không chịu để cho trời đất tự chuyển dời thể hiện tầm vóc lớn lao của con người trong vũ trụ bao la như tư thế “hoành sóc” (cầm ngang ngọn giáo) hiên ngang của người nam tử. Gắn với bối cảnh của thời đại, thực tế của đất nước lúc bấy giờ chí làm trai theo Phan Bội Châu phải xoay chuyển được “càn khôn” chủ động lập lại thời thế không chịu chấp nhận nỗi nhục mất nước, không chịu làm nô lệ.

Chí làm trai của Phan Bội Châu thuyết phục thế hệ trẻ thời bấy giờ ở sự táo bạo, quyết liệt và cảm hứng lãng mạn nhiệt thành bay bổng. Với ông, làm trai là phải làm được những điều lạ, tức những việc hiển hách phi thường. Câu thơ thứ nhất khẳng định điều đó. Câu thơ thứ hai mang ngữ điệu cảm thán bổ sung cho ý của câu thứ nhất: Kẻ làm trai phải can dự vào việc xoay chuyển càn khôn, biến đổi thời thế chứ không phải chỉ giương mắt ngồi nhìn thời cuộc đổi thay, an phận thủ thường, chấp nhận mình là kẻ đứng ngoài.

"Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cảnh vô thùy.

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi"

Sáu câu trên gợi ra những nghĩ suy, những lựa chọn, những chuẩn bị trong tâm lí, trong tư tưởng của một con đại bàng. Ở hai câu này, chúng ta thấy con đại bàng ấy đang tung đôi cánh mênh mông của mình bay thẳng ra trùng dương, đối mặt với hết thảy những giông tố bão bùng. Câu thơ gợi ta nhớ đến tư thế của con chim lớn trong thư Quận He: “Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán, Phá vòng vây bạn với Kim ô”.

Nhưng câu thơ của Phan Bội Châu không còn là một hình ảnh ước lệ nữa. Bởi phong trào Đông du mà ông là người chủ trương, bởi việc xuất dương mà ông là người khởi sự chính là những hành động phi thường của những bậc trượng phu sẵn sàng ném đời mình vào muôn trùng sóng bạc ra khơi tìm đường làm sống lại “giang sơn đã chết”, tìm cách xoay chuyển càn khôn. Bài thơ kết bằng câu thơ đầy hùng tâm tráng chí mà câu thơ dịch chưa thể truyền tải hết được: Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

Như vậy, làm trang nam nhi không phải là bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân. Mà cá nhân ấy phải làm nên việc phi thường, ấy là việc kinh bang, tế thế, cứu dân cứu nước. Khát vọng sống cao cả của Phan Bội Châu ở đây, một lần nữa, giúp ta hiểu được cái cốt cách vĩ đại của con người kiệt xuất này.

  • Tham khảo thêm

Ngày:18/01/2021 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM