Phân tích tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Bài văn mẫu dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về tác giả Nguyễn Ái Quốc. Đồng thời, bài văn mẫu này sẽ cho các em thấy được những tội ác mà vua Khải Định và thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân Việt Nam. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Phân tích tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

1. Dàn ý phân tích truyện ngắn "Vi hành"

a. Mở bài:

- Vị trí của nghệ thuật trào phúng trong sáng tác văn học của Nguyễn ái Quốc.

- Vi hành - một sáng tạo mới trong nghệ thuật trào phúng của Nguyễn ái Quốc.

b. Thân bài:

- Vi hành - một đòi hỏi sáng tạo mới sau những “Lời than vãn của bà Trưng Trắc” và “Con rồng tre”.

- Một tình huống truyện mới mở ra hai hướng dẫn đàm tiếu về Khải Định:

+ Chế giễu Khải Định mà vắng mặt Khải Định.

+ Một chuyện nhận lầm để hóa không thành có.

- Đàm tiếu của kẻ nhận lầm:

+ Đôi nam nữ người Pháp và sự nhận lầm ngộ nghĩnh.

+ Khải Định trở thành một trò mua vui rẻ tiền.

+ Những so sánh với các cuộc “vi hành” của các vĩ nhân nhằm vạch mặt Khải Định.

+ Những nghi vấn giả định nhằm mỉa mai Khải Định và quan thầy.

+ Tiếp tục biện pháp “quá mù ra mưa” để chế giễu sự mẫn cán của mật thám Pháp.

- Kết luận về tình huống truyện độc đáo.

- Bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giả:

+ Những ví von ngộ nghĩnh;

+ Những nghi vấn giả định;

+ Tính chất chính luận sắc bén.

c. Kết bài:

- Một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, một bút pháp mỉa mai, châm biếm bậc thầy.

- Một thành tựu sắc sảo của văn học cách mạng.

2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về văn bản "Vi hành"

Truyện ngắn “Vi hành” của tác giả Nguyễn Ái Quốc viết khi vua Khải Định sang thăm nước Pháp. Tác phẩm này là tiếng cười châm biếm của tác giả dành cho vị vua cuối cùng của nước ta. Một vị vua ham sống sợ chết đã để cho thực dân Pháp cai trị dân tộc mình dưới ách nô lệ của chúng. Qua tác phẩm này thể hiện nhân sinh quan của tác giả với những hành vi lén lút của vua Khải Định, và thể hiện sự bất đồng của tác giả với chế độ phong kiến thối nát, mục rữa. Bằng giọng văn châm biếm đầy sâu cay, nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh, Nguyễn Ái Quốc đã khơi gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ thú vị về vị vua bù nhìn Khải Định. Cách sáng tạo tình huống hư cấu đầy dễ thương và bất ngờ, cùng với lối ngôn ngữ tự nhiên đôi khi ngờ nghệch của nhân vật "tôi" đã đem đến cho tác phẩm những nét đặc sắc riêng. Tác phẩm là sự đả kích nặng nề đối với vua Khải Định, đồng thời cũng vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bè lũ thực dân Pháp và âm mưu xâm lược đầy bỉ ổi của chúng.

3. Phân tích tác phẩm "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc

Vi hành được sáng tác vào dịp vua bù nhìn Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin thực dân Pháp cho sang Pháp để dự cuộc triển lãm thuộc địa tổ chức ở Mác-xây (Marseille). Trong thời gian này, dư luận cho rằng Khải Định có một số việc làm ám muội. Bất bình trước thái độ và hành động làm tổn thương tới quốc thể ấy, Nguyễn Ái Quốc viết truyện này nhằm mục đích lột trần chân tướng của một tên vua bán nước.

Cái độc đáo của truyện thể hiện ngay ở cách đặt tên với hàm ý giễu cợt, đả kích nhẹ nhàng mà thâm thuý, sâu cay. Vi hành vốn dĩ là cách gọi những cuộc đi kín đáo của các bậc vua chúa ngày xưa, mục đích là được tai nghe mắt thấy hiện thực đời sống dân chúng, từ đó có chính sách cai trị đúng đắn hơn, hợp lí hơn. Nhưng ở đây tác giả đã lồng cho Vi hành một ý nghĩa hoàn toàn ngược lại: để ám chi những cuộc đi lén lút, bất chính, cốt thỏa mãn những lạc thú cá nhân của Khải Định.

Việc đàm tiếu về truyện “Vi hành” do kẻ bị nhận lầm - tác giả bức thư gửi cho cô em họ - thực hiện qua lời tâm sự trong thư. Đây là lời của một người An Nam, am hiểu nội tình nước Nam. Ở đây Nguyễn Ái Quốc dùng biện pháp “quá mù ra mưa” - nhân có người nói nhà vua “Vi hành”, thế là người anh họ trong thư liền liên hệ với các cuộc “Vi hành” của các vị vua vĩ đại như vua Thuấn, vua Pie, và bình luận nhạo báng về cuộc “Vi hành” tưởng tượng của vua Nam. Đây là một đoạn văn nữa mỉa mai sắc bén, từ nào cũng nhằm phơi trần thân phận và nhân cách hèn hạ của tên vua.

Dịch giả Phạm Huy Thông đã chọn một cái tên dịch ra tiếng Việt rất thích hợp với dụng ý của Bác, đó là “Vi hành”. Nghĩa của cái tên này có ba vấn đề cần phải chú ý. Thứ nhất, người vi hành phải là vua chúa, những người có quyên uy trong xã hội. Điều thứ hai là những bậc vua chúa ấy phải cải trang, cải danh, phải đi vào trong sinh hoạt của quần chúng. Còn nét nghĩa thứ bac ho ta hiểu vi hàn gắn với những mục đích cao đẹp. Sau khi tìm hiểu những điều mắt thấy tai nghe, những bậc vua chúa ấy thường đưa ra những chính sách phù hợp với quyền lợi của nhân dân.

Còn quốc vương An Nam thì sao? Ngay trong phần bình luận của nhân vật “tôi” thì ta đã thấy sự đối lập giữa những người vi hành thật và giả. Nhân vật “tôi” đã dẫn ra hai bằng chứng về những đấng minh quân, một người ở Phương Đông, một người ở Phương Tây, một người ở trong truyền thuyết, một người bằng xương bằng thịt rất nổi tiếng thời hiện đại. Đó là vua Thuấn người đã từng mặc áo tơi đi cày với nông dân; đó là vua Pie, người đã từng làm công nhân ở các công xưởng nước Anh. Khải Định là vị hoàng đế của chúng ta - cùng vi hành đấy, ngài đã sang Pháp. Có phải chăng ngài đang theo bước vua Thuấn và vua Pie để làm một vị minh quân sáng suốt? Không! Mục đích vi hành của ông vua này là để thỏa mãn những thú vui bản thân, để thực hiện những hành vi ám muội. Nhân vật “tôi” đã gọi chuyến đi của Khải Định là “nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé”. Đó là một kẻ đang tập tành thói ăn chơi bừa bãi bằng chính những đồng tiền xương máu của người dân An Nam.

Sự sáng tạo tài tình ấy đã được kết tinh trong một nghệ thuật châm biếm bậc thầy. Đây là một nghệ thuật quen thuộc để đả kích những đối tượng đáng phê phán. Nhưng với "Vi hành", Nguyễn Ái Quốc đã mang đến một tiếng cười mới mẻ mang chiều sâu trí tuệ. Tiếng cười thâm thúy được bật ra từ cách sử dụng câu chữ, xây dựng tình huống, xây dựng chân dung nhân vật. sắc sảo, tỉnh táo, tác giả phát hiện ra sự trái ngược, mâu thuẫn nằm trong bản chất đối tượng, Không nói đến sự phê phán chính sách bảo hộ của thực dân Pháp, ta hãy bàn đến nhân vật chính Khải Định. Như trên đã phân tích, sự mâu thuẫn ấy thể hiện giữa nghĩa thực và nghĩa mờ ám của từ "Vi hành", giữa danh vị và hành động Khải Định. Trắng đen soi chiếu nhau cùng ánh lên hình sắc, bản chất nhân vệt, đồng thời là cái nhìn sắc nhọn của tác giả. Trên cơ sở thực, tác giả cường điệu, phóng dại một cách rất nghệ thuật với những liên tưởng bất ngờ, hợp lí khiến chân dung nhân vật càng thêm sinh động. "Chụp cái chụp đèn lên đầu Khải Định, Bác dã biến Khải Định thành một đồ vật đứng ngơ ngác giữa Pari hoa lệ…" (Trần Đình Sử). Khải Định "ngơ ngác" cồn người đọc thì bật cười. Cười để rồi nhận ra rõ nét hơn sự lố bịch đến đáng ngờ của hắn! Với nghệ thuật cường điệu, lố bịch hóa nhân vật, Nguyền Ái Quốc đã hạ bệ Khải Định một cách không thương tiếc! Thêm vào đó là nghệ thuật tạo tình huống. Bản thân sự nhầm lẫn đã gây cười.

Ở đây, tình huống nhầm lẫn được nhân lên với nhiều đối tượng, tiếng cười càng lúc càng thêm giòn giã. Chân tướng nhân vật hiện lên "sinh động, đầy ấn tượng, mang sức tố cáo mạnh mẽ"... Khải Định – tên hề trong lịch sử Việt Nam thêm một lần được thể hiện mình, được ngụp lặn trong chuỗi cười sâu cay, trong nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc! Nghệ thuật ấy cũng rất phù hợp với tính thích hài hước của người Pháp. Chắc chắn, những độc giả này sẽ gặp lại mình trong đó. Với những liên tưởng độc đáo mà "Vi hành" gợi ra, trí tưởng tượng của họ sẽ còn dựng lên sống động hơn nữa chân dung Khải Định.

Qua tác phẩm này ta thấy được sự nhạy bén trong tư duy, trong cách viết của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Thông qua tác phẩm tác giả muốn tố cáo tội ác của giặc, thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của mình với những tội ác mà vua Khải Định và thực dân Pháp đã gây ra.

  • Tham khảo thêm

Ngày:12/11/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM