Phân tích và cảm nhận bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ

eLib xin gửi đến các em nội dung bài văn mẫu dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tình cảnh nghèo khổ, bất lực của nhà thơ Đỗ Phủ. Đồng thời, bài văn mẫu này còn giúp các em trau dồi thêm một số từ ngữ phong phú. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Phân tích và cảm nhận bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ

1. Dàn ý phân tích bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:

- Tác giả Đỗ Phủ: Là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc (cùng với Lý Bạch); vừa làm quan vừa làm thơ.

- Tác phẩm "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá": Chính là hiện thực cho hoàn cảnh, số phận cũng như cuộc đời của Đỗ Phủ cùng gia đình ông.

b. Thân bài:

- Phân tích cảnh ngôi nhà bị gió thu tàn phá:

+ Khung cảnh ngôi nhà trước trận gió: Gió giật thổi bay mái tranh,...

+ Tâm trạng của tác giả: Lo lắng và bất lực.

- Phân tích cảnh những đứa trẻ cướp mái tranh:

+ Hành động của những đứa trẻ: Cướp giật, khinh lão già như tác giả.

+ Sự bất lực của nhà thơ: Già yếu, ấm ức không làm gì được.

- Phân tích hoàn cảnh và nỗi khổ của gia đình tác giả trong đêm mưa rét:

+ Nỗi khổ của gia đình tác giả: Nhà dột, chăn rách,...

+ Phản ánh thực trạng xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ: Loạn lạc, thiếu thốn và đói khổ vì chiến tranh.

- Phân tích nỗi lòng và ước nguyện cao đẹp của nhà thơ:

+ Ước nguyện của nhà thơ: Ước có căn nhà rộng muôn ngàn gian.

+ Tấm lòng nhân ái, cao thượng của nhà thơ.

c. Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

2. Phân tích tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ hiện thực vĩ đại của văn học Trung Hoa với những sáng tác chạm sâu vào trái tim người đọc. Thơ ông là những bức tranh sinh động, chân thực về xã hội phong kiến, về những mảnh đời cơ cực và về những khát khao có cuộc sống bình dị nhất. Ông hiểu và thấu nỗi đau của muôn kiếp vì chính bản thân mình cũng đã trải qua. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được sáng tác khi ông đã nếm trải biết bao nhiêu cay đắng ở đời, phản ánh được hiện thực khốc liệt và tình yêu thương đồng loại của Đỗ Phủ.

Mở đầu bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá như kể lại về trận gió thu. Đây không phải là cơn gió heo may mát lành mà đây là một trận bão tố, cơn lốc vào tháng tám Gió thét gào:

Tháng tám, thu cao, gió thét gào,

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

Mảnh thấp quay lộn vào nương sa

Căn nhà lợp tranh yếu ớt bị cơn thu phong lật tung cuộn bay khắp nơi. Có tấm tranh bay rải khắp bờ sông. Có tấm bay tận rừng xa, có tấm rơi nơi mương nước. Việc lặp lại từ tranh đến 2, 3 lần chứng tỏ trận bão tố rất ghê gớm. Căn nhà được bạn bè giúp đỡ để nương thân qua ngày giờ đây tan thương.

Ngước nhìn từng tấm tranh theo gió bay đi mà lòng xót xa, bất lực. Tiếng thơ như lời than thở, khóc lóc cho cảnh sống khổ cực của thi nhân.

Đây cũng chính là thời điểm loạn lạc mà nhân dân Trung hoa phải đối mặt và trải qua. Binh biến loạn lạc, người dân mất nhà mất cửa, mất người thân, đạo đức suy thoái nghiêm trọng. Đỗ Phủ bất lực nhìn xã hội đang rơi vào ngõ cụt:

Môi khô, miệng cháy gào chẳng được

Quay về chống gậy lòng ấm ức

Nhà thơ già dẫu có “gào” khô cả môi cũng không ai thấu, không ai hiểu, đành ngậm ngùi “chống gậy lòng ấm ức”. Nỗi xót xa hiển hiện ngay trong từng câu từng chữ càng khiến người đọc không kìm được cảm xúc. Xã hội tàn khốc, lòng người lạnh lẽo làm sao cứu vãn nổi. Và tác giả như trào ra sự căm tức và oán hận:

Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ

Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ

Hiện thực chiến tranh tàn khốc đang phô bày ra trước mắt nhưng nhà vua nào đâu có thấu, có hiểu. Những năm tháng chinh phạt đã khiến cho cuộc sống của nhân dân thêm lầm than và rơi vào ngõ cụt không thể cứu vãn.

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

Đêm dài ướt át sao cho trót?

Thật là phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí. Tai hoạ với nhà thơ là một đêm thu trời mưa nhà dột. Thân già, sức yếu ngồi co ro trong mưa rét, nhìn vợ con đang nằm dưới mưa lòng sao không đau quặn. Cái nghèo nó đeo đẳng mãi, chăn cũ lâu năm con đạp rách, nhà dột... Sự cùng cực của một gia đình tàn tạ dưới thời loạn lạc, li tán.

Trong đêm mưa rét mất ngủ ấy, nỗi lòng nhà thơ vẫn tin yêu vào cuộc sống, chất nhân văn vẫn dâng trào lo cho đời cho dân cho nước. Ước được nhà rộng muôn ngàn gian:

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!

Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

Trong nỗi đau thương phũ phàng của cuộc đời, con người ta rất dễ rơi vào sự khủng hoảng tinh thần. Đôi khi gục đầu cam chịu, than thân trách phận nhưng với Đỗ Phủ thì hoàn toàn khác, ông ngồi trong đêm mưa lạnh cóng, có người sẽ nghĩ rằng ông sẽ ước có mái lều, tấm chăn, bát cơm... cho vợ con và bản thân ông khỏi vất vả. Thật bất ngờ trong niềm mong ước của ông, ước mơ có một ngôi nhà kỳ vĩ: “Muôn ngàn gian” vô cùng vững chắc. Ngôi nhà ấy không phải để che cho ông và gia đình mà “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”. Ông thương cho những người nghèo khổ không chỗ trú thân, che nắng che mưa cho dân. Thật là một tấm lòng nhân hậu. Yêu thương bao la Thường xuyên lo cho dân nghèo, than thở đến nóng gan, cháy ruột” dù cuộc đời đầy rẫy nhưng vất vả, loạn lạc. Và vì vậy ông rất đồng cảm cho cảnh ngộ muôn dân tan nát gia đình vì chiến tranh, đói khổ vì nghèo túng, bệnh tật. Đau xót cho dân cho nước, ước mơ đất nước thái bình, nhân dân no ấm nên ông quên đi cái khổ cực của bản thân. Có thể nói Đỗ Phủ có tình thương lớn của một nhà nho chân chính sống và ứng xử theo phương châm “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã phản ánh được hiện thực của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, đồng thấy người đọc thấy được tấm lòng nhân ái, vị tha của ông đối với cuộc đời, với mọi người.

3. Cảm nhận bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đỗ Phủ là cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa, ông sống vào giai đoạn cực thịnh sau đó là suy vong của đời Đường, nên đã chứng kiến tận mắt chiến tranh liên miên, thiên tai địch họa, bao cảnh thương tâm, khổ cực của dân chúng dưới chế độ phong kiến đương thời. Tất cả những cảnh ngộ éo le ấy trong đó có bản thân nhà thơ đều được ghi lại đầy đủ và rõ nét trong hầu hết thơ của ông. Ngoài giá trị hiện thực lịch sử to lớn, còn thể hiện cái nhìn yêu thương đối với nhân dân lao động. Bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá đã phản ánh được điều này.

Bài thơ này được xem là một trong những bài thơ hay nhất trong số 100 bài tiêu biểu của Đỗ Phủ được sáng tác vào những năm cuối đời sống ở Thành Đô. Cùng thời gian đó loạn An Lộc Sơn vẫn chưa dứt, bài thơ lấy gốc sâu xa từ điệu dân ca cổ. Đã có rất nhiều nhà thơ có cách viết thế ca này: Thu Phố ca (Lý Bạch), Trường hận ca (Bạch Cư Dị). Mở đầu bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá như kể lại về trận gió thu. Đây không phải là cơn gió heo may mát lành mà đây là một trận bão tố, cơn lốc vào tháng tám Gió thét gào.

Tháng tám, thu cao, gió thét gào,

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

Mảnh thấp quay lộn vào mương sa

Căn nhà lợp tranh yếu ớt bị cơn thu phong lật tung cuộn bay khắp nơi. Có tấm tranh bay rải khắp bờ sông. Có tấm bay tận rừng xa, có tấm rơi nơi mương nước... Việc lặp lại từ tranh đến 2, 3 lần chứng tỏ trận bão tố rất ghê gớm. Căn nhà được bạn bè giúp đỡ để nương thân qua ngày giờ đây tan thương. Ngước nhìn từng tấm tranh theo gió bay đi mà lòng xót xa, bất lực. Tiếng thơ như lời than thở, khóc lóc cho cảnh sống khổ cực của thi nhân. Sự đau đớn xót xa được thể hiện sâu sắc hơn ở khổ thơ kế tiếp. Nhà thơ phải chứng kiến sự phá phách căn nhà của mình cùng với trận bão tố mà nhà thơ gọi là "đạo tặc".

Đỗ Phủ đã dùng bút pháp miêu tả kết hợp với kể chuyện để nói lên nỗi khổ ghê gớm nhất của một đời người: đó là cảnh sống không nhà hoặc phải ở trong một căn nhà chật hẹp, rách nát. Gió thu mạnh như thét, như gào, thổi tốc mái, cuốn những tấm tranh bay vung vãi khắp nơi. Nhiều tấm bay tít sang bên kia sông. Có tấm treo tận ngọn cây cao trong rừng xa. Có tấm rơi xuống mương sâu. Nhìn mái nhà tan nát, lòng nhà thơ cũng nát tan. Phần hai của bài thơ thể hiện tình thế bối rối, bất lực của vị chủ nhà đáng thương:

Môi khô, miệng cháy gào chẳng được

Quay về chống gậy lòng ấm ức

Nhà thơ kể lại diễn biến sự việc bằng giọng điệu ngậm ngùi, chua xót. Bất chấp sự ngăn cản, van xin của ông lão già yếu, lũ trẻ trong thôn hùa nhau cướp giật những tấm tranh rồi chạy tuốt vào lũy tre đầu làng. Không làm gì được, không còn hơi sức để kêu gào, nhà thơ đành ấm ức chống gậy quay về, đứng run rẩy ngậm ngùi trước căn nhà tốc mái tan hoang. Đằng sau sự mất mát về vật chất là nỗi đau nhân tình thế thái. Cuộc sống cơ cực đã biến lũ trẻ thành những đứa bé hư đốn, nhẫn tâm, không biết xót thương. Phần ba tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa. Đây là phần cảm động nhất của bài thơ:

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

Đêm dài ướt át sao cho trót?

Cuồng phong đã lặng. Màn đêm ập xuống, tối đen như mực. cả gia đình khốn khổ nằm co quắp trong đống chăn đệm cũ rách, lạnh ngắt như đồng. Buổi chiều, gió xoáy làm tốc mái tranh. Đến đêm, mưa lại đổ xuống rỉ rả không ngừng. Nhà dột khắp nơi, chẳng biết tránh đâu. Lũ con thơ vừa đói vừa rét cứ lục đục hoài, nằm không yên chỗ. Cảnh tình thật đáng thương!

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ. Bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của nhà thơ đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ ông được mệnh danh là "thi sử" (sử bằng thơ) vì đã phản ánh chân thực, sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời. Thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng của nước ta đã tôn vinh Đỗ Phủ là: Bậc thầy muôn đời của văn chương muôn đời.

  • Tham khảo thêm

Ngày:28/11/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM