Lịch Sử 6 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc được tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh, xóa bỏ mọi thứ lao dịch nặng nề cho dân. Tuy nhiên, điều đó khiến vua Hán nổi giận và cho quân chuẩn bị tiến hành đàn áp nghĩa quân. Vậy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán đã diễn ra như thế nào, Trưng Vương đã lãnh đạo ra sao? Mời các em cùng đến với bài học ngay dưới đây.

Lịch Sử 6 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?

- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua xưng là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh

- Lập chính quyền.

- Phong chức tước cho người có công

- Cử Lạc tướng giữ quyền cai quản các huyện.

- Xá thuế 2 năm, xoá bỏ luật pháp hà khắc và các lao dịch cũ.

1.2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán (42- 43) đã diến ra như thế nào?

a. Diễn biến:

- Tháng 4- 42, 2 vạn quân Hán do Mã Viện chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường bộ và đường thủy, chúng tấn công Hợp Phố.

- Hai Bà Trưng kéo lên Lãng Bạc để nghênh chiến.

- Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về Cổ Loa- Mê Linh, sau đó rút về Cấm Khê, quân ta chiến đấu ngoan cường, tháng 3 - 43 Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11 - 43 mới kết thúc.

b. Ý nghĩa:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của nhân dân ta.

2. Luyện tập

Câu 1: a) Nêu các việc làm của Hai Bà Trưng sau khi đánh đuổi quân đô hộ giành lại độc lập cho đất nước.

b) Việc Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, chọn Mê Linh làm đất đóng đô có ý nghĩa gì?

Gợi ý trả lời

a) Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi đánh đuổi quân đô hộ:

- Trưng Trắc lên ngôi, đóng đô ở Mê Linh, lập lại chính quyền.

- Xá thuế hai năm liền cho dân.

- Bãi bỏ các luật hà khắc, các thứ lao dịch nặng nề.

b) Ý nghĩa:

- Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược.

- Chọn Mê Linh làm đất đóng đô thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, đặt đô ở nơi quê nhà.

Câu 2: a) Để tiến hành cuộc xâm lược này, nhà Hán đã chuẩn bị như thế nào? (tướng chỉ huy, quân lính, dân phu). Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị đó?

b) Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của Hai Bà Trưng, các tướng lĩnh và nghĩa quân?

Gợi ý trả lời

a) Mã Viện là tướng có kinh nghiệm chinh chiến ở phương Nam, lãnh đạo 2 vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe, thuyền các loại và dân phu tấn công nước ta. Như vậy có thể thấy nhà Hán chuẩn bị rất kĩ lượng cho cuộc chiến này.

b) Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh có tinh thần chiến đấu vô cùng quả cảm, quyết hi sinh để bảo vệ non sông đất nước.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Chính sách sau khi giành được độc lập của Hai Bà Trưng
  • Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán (42- 43)
Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM