Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách viết một bài văn nghị đầy đủ bố cụ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 7 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Các câu hỏi về vấn đề tương tự:

- Vì sao con người cần bảo vệ biển và các loài động vật sống ở biển?

- Tại sao em cần phải hiếu thảo với cha mẹ?

b. Đối với việc trả lời những câu hỏi mang tính nghị luận như vậy thì hoàn toàn chúng ta không thể dùng văn miêu tả hoặc biểu cảm mà buộc phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để giải thích, thuyết phục người khác.

c. Hằng ngày trên các phương tiện truyền thông, em thường gặp những kiểu văn bản nghị luận như lời phát biểu, phản biện,…

2. Soạn câu 2 trang 9 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Nhận xét:

- Mục đích: Kêu gọi toàn dân đi học chống nạn thất học, mù chữ.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

+ "Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị".

+ "Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học".

+ "Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng)".

- Diễn đạt thành những luận điểm:

+ "Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám".

+ "Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà".

+ "Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học".

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí".

+ "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

+ "Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ".

+ "Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết".

+ "Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi".

c. Không thể sử dụng kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Tại vì để thuyết phục người khác buộc phải sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ logic, chặt chẽ.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 9 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Đây là bài văn nghị luận. Tại vì: Văn bản có lí lẽ, có dẫn chứng thuyết phục, vấn đề trình bày cũng xác định rất rõ ràng.

b. Tác giả nêu ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội":

- Ý kiến đó được thể hiện ở nhan đề và một số câu văn: “Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa”, “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.

- Các lí lẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục người đọc, người nghe.

c. Em đồng ý với ý kiến của bài viết. 

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 10 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Bài văn có thể chia thành ba đoạn:

- Đoạn 1 (2 câu đầu): Nêu vấn đề, giới thiệu.

- Đoạn 2 (Hút thuốc lá … rất nguy hiểm): Những thói quen xấu và tác hại của nó.

- Đoạn 3 (Còn lại): Hướng phấn đấu cho mỗi người, mỗi gia đình.

5. Soạn câu 3 luyện tập trang 10 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Đoạn 1:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

(Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh)

- Đoạn 2:

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng “đẹp”, một thứ tiếng “hay”. Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa vè mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”.

(Trích Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai)

6. Soạn câu 4 luyện tập trang 10 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Bài văn “Hai biển hồ” chính là một văn bản nghị luận vì có những yếu tố lập luận chặt chẽ của văn nghị luận. Dù có yếu tố tự sự, nhưng yếu tố tự sự cũng chỉ với mục đích bàn luận về hai cách sống: ích ỷ và chan hòa.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM