Soạn bài Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7 tóm tắt

eLib giới thiệu đến các em bài soạn văn tóm tắt Bố cục trong văn bản. Với nội dung bài soạn cụ thể theo từng câu hỏi trong SGK giúp định hướng cho các em soạn bài và làm bài đầy đủ. Cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Câu 1 trang 28 SGK Ngữ văn tóm tắt

  • a. Cần thết phải sắp xếp các nội dung theo trật tự trước sau rành mạch, hợp lí, không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.
  • b. Khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm đến bố cục vì nó giúp các ý được trình bày thành các phần mục rõ ràng giúp người đọc dễ tiếp nhận văn bản.

2. Câu 2 trang 28 SGK Ngữ văn tóm tắt

a. Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. Các ý sắp xếp lộn xộn làm người đọc khó hình dung và theo dõi.

b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí:

  • Truyện (1) đang nói về tính cách, thói quen của ếch lại chuyển sang kể chuyện trước kia con ếch ra sao  rồi sau đó lại nói về sự ra oai của nó…
  • Truyện (2): Trả lời trước là không thấy con lợn cưới rồi , thế mà đằng sau mới đưa ra câu hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”.

c. Nên sắp xếp lại bố cục của hai câu chuyện trên như sau:

  • Câu chuyện 1: Nói về hoàn cảnh sống của ếch - vì hoàn cảnh sống như thế mà ếch huênh hoang nghênh ngáo- vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài được và bị dẫm bẹp.
  • Câu chuyện 2: Trình bày lý do tại sao anh ta đứng hóng ở ngoài cửa, tiếp đó anh ta lấy cớ hỏi chuyện để khoa chiếc áo.

3. Câu 3 trang 28 SGK Ngữ văn tóm tắt

a. Nhiệm vụ của 3 phần:

- Văn bản tự sự:

  • Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
  • Thân bài: diễn biến và phát triển của sự việc, câu chuyện.
  • Kết bài: kết thúc của câu chuyện.

- Văn bản miêu tả:

  • Mở bài: tả khái quát.
  • Thân bài: tả chi tiết.
  • Kết bài: Tóm tắt về đối tượng và phát biểu cảm nghĩ.

b. Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần vì như thế bài văn sẽ không bị lặp các đoạn không cần thiết và người viết dễ làm hơn.

c. Không hoàn toàn như vậy bởi mở bài là phần khái quát, giới thiệu chung còn thân bài là diễn tả chi tiết các sự việc còn kết bài là tổng kết.

d. Em không đồng ý bởi phần mở bài và kết bài là những phần hết sức quan trọng để người đọc, người nhận có thể nắm rõ được sơ qua vấn đề của người viết.

4. Câu 1 trang luyện tập 30 SGK Ngữ văn tóm tắt

 a. Ví dụ chứng tỏ: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ đạt hiệu quả cao:

Học sinh trong các cuộc thi hùng biện hoặc thuyết trình về một vấn đề, phần thi của ai có bố cục rõ ràng, rành mạch sẽ khiến người nghe dễ hiểu, dễ tiếp thu và chắc chắc sẽ đạt được hiệu quả cao.

b. Ví dụ chứng tỏ: Nếu chúng ta không sắp xếp các ý cho hợp lí thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ không được hiểu và không được tiếp nhận:

Khi viết một lá đơn tố cáo, khiếu nại, nếu như không trình bày các ý rõ ràng, hợp lí sẽ không được cơ quan chứng năng tiếp nhận, giải quyết.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 30 SGK Ngữ văn tóm tắt

Bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”:

  • Phần 1: Từ đầu đến “hiếu thảo như vậy”: Chia búp bê.
  • Phần 2: tiếp đến “trùm lên cảnh vật”: chia tay lớp học.
  • Phần 3: còn lại: Anh em Thành, Thủy chia tay.

⟹ Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí. Có thể kể câu chuyện ấy theo một bố cục khác nhưng phải hợp lí.

6. Soạn câu 3 luyện tập trang 30 SGK Ngữ văn tóm tắt

  • Mở bài: Nên đưa thêm giới thiệu khái quát về nội dung nhắc đến ở phần thân bài.
  • Thân bài: Không nên cho mục (4).
  • Kết bài: Ngoài chúc hội nghị thành công nên khái quát lại những kinh nghiệm học tập đã trình bày.
Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM