Soạn bài Những đứa trẻ Ngữ văn 9 đầy đủ

Bài soạn Những đứa trẻ Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. eLib đã biên soạn bài này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập tôt.

Soạn bài Những đứa trẻ Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 233 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Bố cục văn bản chia làm 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”: Sự gắn bó giữa những đứa trẻ, tình bạn trong sáng

+ Phần 2: Tiếp đến “không được đến nhà tao”: Sự ngăn cản tình bạn

+ Phần 3: Còn lại: Sự gắn kết bền chặt của tình bạn

- Cách triển khai có nghệ thuật của người kể chuyện ở chỗ các yếu tố chủ chốt những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, dì ghẻ, người bà hiền hậu xuất hiện ở phần đầu sẽ lại xuất hiện ở phần thứ ba tạo nên sự kết nối chặt chẽ và gây ấn tượng lắng đọng ở bạn đọc.

2. Soạn câu 2 trang 233 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Hoàn cảnh có cậu bé A-li-ô-sa và ba đứa trẻ:

- A-li-ô-sa mồ côi cha, sống với mẹ và ông bà ngoại.

- Ba đứa trẻ khác đều mồ côi mẹ và sống với dì ghẻ.

- Chúng đều thiếu thốn tình cảm gia đình.

- Ông bà ngoại của A-li-ô-sa gần nhà với đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp, nhưng hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang, nên Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa con của mình chơi với A-li-ô-sa. ("Đứa nào gọi nó sang?", "Cấm không được đến nhà tao!").

- Những đứa bạn mới quen kia tuy sống trong hoàn cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ chết, sống với dì ghẻ, lại cũng bị bố cấm đoán, đánh đòn...

- Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Gor-ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.

3. Soạn câu 3 trang 233 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Hình ảnh của ba đứa trẻ trong đoạn trích thể hiện sự trong sáng, ngây thơ, dễ gần. Đó là những đứa trẻ ngoan luôn nghe theo sự dạy dỗ của cha mẹ và sống chuẩn mực.'

- Tuy chúng sống một cuộc sống của giới thượng lưu nhưng chúng chưa từng được vui vẻ thật sự cho đến khi gặp A-li-ô-sa và nhận được sự cảm thông sâu sắc từ cậu bé.

- Khi Đại tá mắng: "Đứa nào gọi nó sang?", Gor-rơ-ki viết: "Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn". Nhà văn dùng thủ pháp so sánh. So sánh thể hiện dáng dấp bên ngoài của ba đứa trẻ, vừa thể hiện nội tâm của chúng.

4. Soạn câu 4 trang 233 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Thủ pháp truyện lồng truyện, chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Gorky thông qua chi tiết liên qua đến người mẹ và người bà, yếu tố thực và ảo kết hợp tạo nên bố cục hài hòa , sự hấp dẫn cho chyện đồng thời tạo nên mạch dẫn gắn liền các yếu tố khác nhau. Dùng hình ảnh của hai thế giới để gợi tả lẫn nhau.

- Trong nhiều truyện cổ tích, ta thấy những nhân vật dì ghẻ đều là những người độc ác, xấu xa. Đám trẻ hàng xóm vối A-li-ô-sa gọi dì ghẻ là “mẹ khác”. A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến những truyện cổ tích về những người dì ghẻ “truyện mụ dì ghẻ đã dùng mưu đánh lừa để giả làm mẹ thật”. Cậu bé A-li-ô-sa được bà ngoại kể nhiều truyện cổ tích, trong truyện cổ tích có nhiều phép lạ phi thường, người chết có thể sống lại được… nên cậu bé hồn nhiên an ủi bọn trẻ: Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem… Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ vẩy cho ít phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải chết thật, vì phép của bọn phù thuỷ.

- A-li-ô-sa kế cho bọn trẻ nghe những truyện cổ tích mà cậu được nghe bà kể, chỗ nào quên cậu bé “về nhà hỏi lại bà”. Truyện cổ tích và chuyện đời thường được lồng ghép vào nhau xung quanh câu chuyện của bọn trẻ. Chúng lại kể về bà mình “cố lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt”. Câu nói của thằng bé lốn nhà Ôp-xi-an-ni-cốp gợi liên tưởng đến những người bà hiền hậu, yêu thương cháu mang đậm màu sắc cổ tích dân gian. Và cách nói của thằng bé lớn cũng mang không khí cổ tích về thời gian phiếm chỉ về một quá khứ xa xưa: Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm chứ không phải mười một năm.

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM