Soạn bài Viếng lăng Bác Ngữ văn 9 đầy đủ

Bài soạn "Viếng lăng Bác" dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận một cách đầy đủ những cảm xúc và tình cảm đặc biệt của tác giả dành cho Bác Hồ khi viếng lăng Bác. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Viếng lăng Bác Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 60 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Cảm xúc bao trùm toàn bài thơ của tác giả là cảm xúc đầy xúc động cùng những tình cảm thành kính mà nhà thơ dành cho Bác.

- Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác:

+ Cảm xúc về cảnh trước lăng.

+ Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng.

+ Niềm mong ước thiết tha muốn ở mãi bên lăng Bác.

2. Soạn câu 2 trang 60 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:

+ Cây tre là hình ảnh cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, kiên cường và bất khuất, là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam.

+ Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang.

+ Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu - phẩm chất tốt đẹp của người Việt.

- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu - cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.

3. Soạn câu 3 trang 60 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Nhà thơ đã diễn tả thành công hình ảnh Bác đang ngủ, Bác ngủ trong một giấc ngủ yên bình, càng gợi thêm sự xót xa cho người đọc. Bên cạnh đó hình ảnh vầng trăng: hình ảnh trong thơ ca gắn với cuộc đời Bác, đây còn là biểu tượng cho con đường soi sáng dân tộc.

- Hình ảnh ẩn dụ mặt trời - Bác thể hiện sự vĩ đại của Bác, niềm thành kính của nhà thơ và dân tộc việt Nam đối với Bác.

- Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện niềm thành kính, xúc động của người dân khi vào lăng viếng Bác.

- Cảm xúc chân thành vỡ òa, đau nhói trong sâu thẳm cõi lòng tác giả.

- Nhà thơ đã thể hiện khao khát của mình qua khổ thơ cuối, khao khát được mãi bên Bác, đứng canh cho Bác ngủ. Muốn làm con chim, đóa hoa. Đặc biệt ước nguyện trở thành cây tre trung hiếu ở mãi bên Bác, đây là hình ảnh mang tính kết tinh cao phẩm chất con người Việt Nam.

4. Soạn câu 4 trang 60 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc với nghệ thuật:

- Nhà thơ đã thể hiện thành công những cảm xúc của bản thân từ giọng điệu trang nghiêm, đến đau xót và cuối cùng là tự hào thể hiện đúng cảm xúc tác giả, nhịp điệu chậm, thành kính, lắng đọng, khổ cuối nhanh thể hiện sự tha thiết và lưu luyến.

- Tác giả còn sử dụng những hình ảnh đa dạng và phong phú, mang tính gợi hình và gợi tả cùng với thể thơ tám chữ (nhưng có dòng thơ 7 hoặc 9 chữ) ngôn ngữ bình dị, cô đúc... tất cả đều góp phần vào việc diễn tả tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

5. Soạn câu luyện tập trang 60 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Viết một đoạn văn bình khổ 2 của bài thơ:

Ở khổ thơ này tác giả đã bày tỏ niềm cảm xúc thương tiếc cùng với những tình cảm tha thiết mà tác giả dành cho Bác. Ở đây ta thấy hình ảnh mặt trời được lặp lại hai lần với những ý nghĩa khác nhau. Mặt trời ở câu thơ đầu tiên là hình ảnh mặt trời thực của thiên nhiên, mang lại ánh sáng, sưởi ấm và đem đến sự sống cho muôn loài. Mặt trời ở câu thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ, mặt trời ở đây chính là Bác. Bằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ này, nhà thơ đã ngợi ca vẻ đẹp của vị cha già dân tộc. Người như ánh mặt trời đem tình thương cho đồng bào, nhân dân Việt Nam. Người là ánh sáng soi đường cho hàng triệu người con của đất nước. Bác chính là cội nguồn sự sống của đất nước. Hình ảnh dòng người ngày ngày “đi trong thương nhớ”, “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” thể hiện niềm kính trọng, yêu mến của người dân Việt Nam đối với người cha vĩ đại của dân tộc. Đó cũng chính là tình cảm sâu sắc, chân thành mà tác giả dành cho Bác.

Ngày:29/12/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM