Soạn bài Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9 đầy đủ

Bài soạn Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em có khả năng tự tin nói trước đám đông, đồng thời biết các làm một bài văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Ngữ văn 9. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 179 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Hôm đó là ngày cả lớp đi liên hoan, chúng tôi được dịp đi chơi vui vẻ. Do mải vui nên tôi đã quên không thông báo cho bố mẹ là tôi sẽ về muộn nên khiến bố mẹ tôi ở nhà thấp thỏm lo lắng.

Bọn tôi sau giờ học chiều được các bác trong hội phụ huynh dẫn ra một nhà hàng ăn. Ăn xong bữa liên hoan, chúng tôi tự đứng lên tổ chức một buổi “tăng ca” đi chơi ở khu vui chơi trong trung tâm thương mại nữa. Do tâm trạng đang rất hứng khởi, tôi không ngần ngại tham gia cùng các bạn. Trò chơi ở khu vui chơi hấp dẫn quá, tôi chơi hoài không chán. Không khí ở khu vui chơi rất đông vui tấp nập khiến tôi chơi mà quên mất thời gian. Tôi và bạn bè cứ mải chơi mãi, đến khi giật mình nhận ra thời gian đã trôi nhanh quá, nhìn vào đồng hồ thì kim giờ kim phút đã chỉ chín giờ ba mươi.  Tôi và các bạn đều bất ngờ và hoảng hốt, cả lũ réo nhau nhanh lấy xe để đi về. Tuổi bọn tôi tuy không phải nhỏ nhưng cũng không phù hợp để đi chơi muộn thế này, đứa nào đứa nấy đều thầm lo lắng không yên.Về đến nhà, tôi đã thấy bố đứng ở cửa nhìn ra con ngõ nhỏ, lòng tôi sợ hãi bởi suy nghĩ: “Lần này kiểu gì cũng bị mắng to.” Lúc bước vào nhà, tôi chỉ lí nhí chào bố mẹ, bố mẹ cũng chỉ hỏi han tôi xem về muộn thế có chuyện gì xảy ra không, dặn dò tôi thay quần áo rồi nhanh chóng đi ngủ. Tôi rất bất ngờ vì không bị mắng, lòng hí hứng vui sướng, nhưng tôi thấy bố mẹ tôi rất lạ, có chút bất lực trong ánh mắt của bố khi nhìn thấy tôi về nhà và có chút bất đắc dĩ khi mẹ nói lời dặn dò với tôi.  Nhưng lúc ấy tôi chẳng nghĩ gì, chỉ cảm thấy kì lạ chút nhưng cũng không cảm nhận được gì, vội tắm qua, thay bộ đồ ở nhà rồi lên phòng ngủ. Đêm hôm ấy tôi lại khó ngủ, mắt cứ chập chờn muốn mở ra dù đã muộn. Dư âm của buổi đi chơi khiến tôi vẫn lâng lâng trong tiếng cười sảng khoải của lũ bạn bè, của những trò chơi đầy thú vị. Bỗng chợt tôi nghĩ đến bố mẹ, tôi nghĩ đến ánh mắt của bố mẹ khi tôi bước vào nhà, nghĩ tại sao bố mẹ lại không mắng mình. Tôi thấy mình vô tâm quá, mỗi lần mắc lỗi chỉ sợ bị mắng mà không biết rằng bố mẹ mắng cũng chỉ vì muốn mình được trưởng thành hơn. Hôm nay bố mẹ không mắng tôi nữa, tôi lại thấy sợ hãi gấp bội. Có lẽ, lỗi lầm hôm nay không đơn giản như tôi vẫn nghĩ. Tôi nhớ bố mẹ vẫn dặn đi chơi thì dù vui mấy vẫn phải về sớm, không thì phải gọi cho bố mẹ trước để bố mẹ không lo lắng. Tôi gật đầu đồng ý với mẹ, nhưng chính tôi hôm ấy lại không làm được. Chỉ đơn giản là một cuộc gọi, một lời thông báo mà tôi cũng không làm được. Tôi hối hận lắm, bố mẹ đã lo cho tôi biết bao, có lẽ bố mẹ chỉ cần tôi bình an là tốt rồi, có lẽ tôi nợ bố mẹ tôi một lời xin lỗi. Tôi đi ngủ với những day dứt không yên trong lòng như thế. Sáng hôm sau, bố mẹ tôi nhìn buồn lắm, không niềm nở cười nói với tôi như trước nữa. Tôi đi học mà lòng nặng trĩu nỗi hối hận. Tối hôm ấy, tôi đã xin lỗi bố mẹ và hứa từ nay về sau sẽ không như thế nữa. Bố mẹ tha lỗi cho tôi, lại dặn dò tôi không được một lần nữa thất hứa. Tôi cũng cười và vui vẻ đồng ý.

Sự việc đã qua đi được một thời gian nhưng mỗi khi nghĩ lại, mỗi khi nhớ lại bố mẹ tôi lúc ấy, lòng tôi vẫn gợn chút ăn năn hối hận. Tôi tự hứa sẽ phải trưởng thành hơn, phải biết suy nghĩ cho những người quan tâm đến mình hơn, phải sống ra sao để không làm tổn thương những người thân yêu ấy.

2. Soạn câu 2 trang 179 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Buổi sinh hoạt lớp hôm đó diễn ra vào thứ bảy, ngày cuối cùng của tuần học đầu tiên, không khí trước giờ sinh hoạt khá căng thẳng, trong đầu em nảy ra biết bao suy nghĩ, không biết sinh hoạt có gì khác và mới lạ so, có được chơi trò chơi như cấp 1 hay không. Cô giáo chủ nhiệm vào lớp, cô nở nụ cười rất tươi xua tan bầu không khí lo lắng, căng thẳng, cô nói đây là giờ sinh hoạt đầu tiên, trước đó chưa có cán bộ lớp nên cần bầu ban cán sự lớp, cuộc “bầu cử” ban cán sự lớp diễn ra rất sôi nổi. Sau đó là những màn chào hỏi, tự giới thiệu của tất cả các bạn đầy ngượng ngùng, sau những lời giới thiệu làm quen là chương trình giao lưu văn nghệ, lớp em có nhiều bạn hát rất hay lại rất tự tin, cá tính, vui vẻ và hòa đồng, em cảm thấy rất vui vì được học tập trong một tập thể lớp tuyệt vời như vậy. 

Nhưng không may trong lớp tôi lại có một số ít bạn gây mất đoàn kết, chia rẻ nội bộ giữa các bạn trong lớp. Những bạn ấy có suy nghĩ xấu về Nam, là một đứa bé mồ côi, hôi hám, không phải là người tốt. Nam lúc nào cung lủi thủi một mình cắp sách đến trường và cắp sách về, trong sự dè biểu của chúng bọn trong lớp. Tôi quyết định trong giờ sinh hoạt lớp tôi sẽ phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt. Thế là giây phút căng thẳng đó cũng đến, tôi có chút quyết tâm nhưng cũng có chút sợ hãi, lo lắng nếu mình nói không khéo, sẽ vô tình chạm đến vết thương lòng của Nam. Thế là tôi đã dũng cảm đứng lên giữa lớp, nói những chuyện xảy ra vừa qua với Nam, không phải lỗi do các bạn, mà là lỗi chúng ta chưa hiểu nhau. Các bạn biết không ai trong mỗi chúng ta ai cũng mong muốn sinh ra trong một gia đình có cha mẹ,  nhưng mấy ai được chọn hoàn cảnh sống của mình. Nam lớp chúng ta rất kiên cường và mạnh mẽ, nếu các bạn khác chắc có lẽ đã bỏ học, những Nam vẫn kiên cường bước từ đáy vực sâu chỉ có thể bạn có một con đường duy nhất là đứng lên. Bên cạnh đó bạn còn học rất tốt, biết giúp đỡ bạn bè, lễ phép với thầy cô giáo. Hằng ngày sau giờ tan trường bạn phải tự đi chợ nấu ăn. Thậm chí cơm không có đủ ăn, quần áo bạn chỉ có một bộ duy nhất để mặc, nên nhiều khi giặt không kịp nên hơi có mùi. Các bạn thấy đó, lớp chúng ta hầu hết ai cũng được cho là sống khá giả, nhưng trước hoàn cảnh của Nam như vậy các bạn không những không giúp đỡ mà còn chế giễu Nam. Một tấm gương sáng như vậy chúng ta cần noi theo và học hỏi. Và ý kiến phát biểu của tôi kết thúc bằng một tràn pháo tay của tập thể lớp. Các bạn đã tững đùa cợt Nam đều đứng ra xin lỗi, và bắt tay làm bạn với Nam. Nam vui vẻ và tặng cho các bạn trong lớp một câu: "Không sao đâu các bạn ạ. Chúng là là một gia đình. Mặc dù Nam không có gia đình để yêu thương, nhưng có các bạn có thầy cô đấy chính là gia đình của mình. cảm ơn tất cả mọi người".

Những chuyện vừa xảy ra tôi thật sự vui vì đã làm được một điều ý nghĩa  cho Nam. Hi vọng điều này sẽ lan tỏa đến các bạn trong lớp đồng cảm vaf sẻ chia cùng Nam.

3. Soạn câu 3 trang 179 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Hoàng hôn đã ngả những ánh nắng yếu ớt lên vùng quê Nam Xương. Ta vác cày trở về căn nhà nhỏ bé của mình. Căn nhà này bấy lâu nay đã không vang tiếng cười. Bàn ghế lại bụi bặm bởi không có bàn tay ấm áp của người phụ nữ chăm sóc nên căn nhằ càng trở lên lạnh lẽo. Càng nhìn, ta càng cảm thấy lòng đau thắt lại khi nhớ đến người phụ nữ mà ta hằng yêu dấu lại bị chính ta phũ phàng đẩy đến bước phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang mà chết. Tất cả chỉ vì cái tính đa nghi, gia trưởng, ít học của ta mà hạnh phúc gia đình mãi mãi tan vỡ không thể hàn gắn được. Ta đã làm cho căn nhà này trở nên hiu quạnh, làm cho đứa con trai duy nhất của ta phải khắc khoải mong chờ ngày mẹ nó trở về, hằng mong ước được sống trong tình mẹ, trong mái ấm gia đình hạnh phúc. Ta căm giận chính bản thân mình! Ta thù ghét dòng máu ghen tuông đang chảy trong lồng ngực mình! Ta đã làm gì, đã làm gì để giờ đây phải đau đớn nhường này, bẽ bàng nhường này…

“Vào hai năm trước, ta vốn là chàng trai phong lưu, tốt mã, nhà lại khá giả trong làng. Cùng thời gian ấy có bao nhiều cô gái đến tuổi cập kê. Nhưng trong mắt ta chỉ người con gái tên Vũ Nương là xinh đẹp nhất. Nàng nổi tiếng nết na, thuỳ mị, lại thêm tư dung tốt đẹp nên ai cũng quý mến nàng. Vì quá cảm mến dung hạnh tuyệt vời của nàng nên ta xin mẹ trăm lạng vàng đem đến xin cưới nàng về làm vợ. Nàng quả là người con gắi dịu dàng và hiểu phép tắc. Biết tính ta đa nghi nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để cho vợ chồng phải thất hoà. Bởi vậy, ta với nàng, dù tính tình trái ngược nhau nhưng vợ chồng luôn sống trong cảnh êm đềm hạnh phúc. Nàng luôn dịu dàng với ta, chăm lo cho ta và mẹ chu đáo. Dù là mẹ ta nhưng Vũ Nương luôn coi đó là mẹ ruột và hết lòng hiếu thảo, phụng dưỡng bà…

Cuộc sống bình yên tưởng như có thể trôi qua mãi mãi cho tới khi làng ta nhận được tin dữ: giặc đã xâm lược bờ cõi. Vua đang cho lính đi khắp các làng để tuyển trai tráng đi đánh giặc cứu nước. Ta cũng nằm trong danh sách phải đi lính năm đó. Ngày chia tay, ta không nỡ lòng nào để người vợ nết na một mình vừa mang nặng đứa con của ta, vừa chăm sóc mẹ già cơ chứ! Nàng rót chén rượu đầu tiên mà rằng:

– Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ; chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng…

Ôi, người vợ nết na của ta! Ta cảm động biết mấy khi nàng chẳng màng vinh hoa phú quý, chỉ mong ta có thể bình yên trở về. Nàng vô cùng lo lắng trước mối an nguy mà ta sắp phải chịu đựng và nàng đã khắc khoải nhớ thương ta ngay rồi. Vũ Nương quả là người vợ luôn hết mực yêu thương ta! Ta đi chuyên này, chẳng biết bao giờ mới có thể quay lại nhưng khi nghĩ tới Vũ Nương và mẹ, ta thấy yên lòng đi làm nhiệm vụ nơi xa, luôn mong ngóng ngày trở về đến nhanh.

Nơi chiến trường chỉ đầy chông gai và khắc nghiệt. Bởi vậy, không lúc nào là ta không nghĩ đến nàng. Thiếu vắng nàng, cuộc đời ta thật cô đơn, buồn tẻ. Những mùa đầu khi mới xa nhà, nhìn cảnh vật xung quanh ta, dường như chỉ là một màu xanh đơn điệu. Chiến trường thì chỉ đầy màu sương khói. Nhưng tất cả chỉ làm lòng ta đau nhói và thầm nghĩ rằng mình phải cố gắng để bảo vệ đất nước, bảo vệ những ngôi làng, những cánh đồng,… và đặc biệt là bảo vệ cả người mẹ thân yêu, cả nàng và cả đứa con hình hài máu mủ của ta. Ta cứ thầm nghĩ thế mấy mùa thu, để rồi cũng đến ngày đất nước bình yên, ngày ta được trở về với nàng. Ôi, thật hạnh phúc làm sao! Cứ nghĩ tới là ta lại phơi phới hưng phấn. Bước về làng trong nỗi niềm hân hoan bởi ta sắp được gặp lại mẹ và nàng. Ta sắp được ôm nàng vào lòng, ta sắp được người vợ nết na hết mực yêu thương và chăm sóc này sưởi ấm tâm hồn ta khỏi những ngày lạnh giá trên chiến trường. Gia đình của chúng ta sắp được đoàn tụ và sống hạnh phúc mãi mãi…

Nhưng vừa về tới nơi, ta đã nhận được tin dữ rằng mẹ quá lo lắng và nhớ thương ta mà ốm rồi mất. Ta không khỏi đau lòng. Chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người, bao nhiêu đồng đội của ta rồi bây giờ lại cả mẹ ta. Ta thật có lỗi khi không có thể ở nhà để phụng dưỡng, chăm sóc người khi tuổi già sức yếu. Cũng may ta còn có nàng bên cạnh. Biết rằng nàng đã cố gắng chăm sóc mẹ cẩn thận và khi bà mất thì nàng lo ma chay chu đáo nên ta cũng cảm thấy yên lòng phần nào. Nhưng bỗng có một sự việc xảy ra làm ta sụp đổ hoàn toàn. Ta bế bé Đản đi thăm mộ bà nhưng đứa trẻ lại không chịu rồi quấy khóc và không nhận ta là cha. Con ta bảo trước đây thường có người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, me Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Lời nói của bé Đản như sét đánh ngang tai ta. Ta như chết đứng khi nghe tin ấy. Con trẻ thì không thể nói sai bao giờ! Tại sao người đàn ông kia chỉ hằng đêm mới tới? Tại sao hắn chỉ theo vợ ta mà không quan tấm đến con trai ta? Sau chuyện buồn mẹ mất, chuyện này chẳng khác gì thêm dầu vào lửa. Ta nổi giận đùng đùng, không còn đủ thời gian để xem xét, nghĩ ngợi gì nữa. Ta đã chờ mong biết bao nhiêu để được về bên nàng. Ta nhớ thương nàng biết chừng nào trong suốt cuộc chiến tranh dai dẳng. Ta ấp ủ-mong ước được xây dựng hạnh phúc cùng nàng. Vậy mà, sự thật là nàng tặng ta, bù đắp cho ta bằng thói trăng hoa mất nết thế này đây. Đất dưới chân ta như đang chuyển động. Ta lập tức trở về tìm Vũ Nương để hỏi cho ra nhẽ. Nàng phân trần với ta về tình nghĩa vợ chồng, về lòng chung thuỷ của nàng, về tình nghĩa vợ chồng. Nàng đã cầu xin ta nghĩ lại để hạnh phúc gia đình khỏi tan vỡ. Nhưng trong đầu ta lúc bấy giờ, hai chữ “chung thuỷ” của nàng thật vô nghĩa. Chính nàng là người đã phá tan đi hạnh phúc gia đình vậy mà nàng vẫn nói nàng chung thuỷ ư? Trái tim ta khi ấy đã hoá đá mất rồi. Bây giờ nghĩ lại, ta thấy nàng thật đáng thương! Ta đã quá nhẫn tâm khi đánh đập nàng, không nghe nàng nói. Khi ấy, trong tâm ta, ta cảm thấy bàng hoàng, thất vọng đinh ninh là vợ hư nên mới như vậy. Vì quá uất ức, nàng đã chạy ra sông kêu lên YỚi trời đất, với các vị thần linh. Cảm xúc ấy trong ta thật hỗn độn: nửa muốn chạy theo nàng, nửa lại không. Không bởi vì “cái tôi” của ta quá lớn, hơn nữa, nàng lại là người có lỗi chứ không phải ta. Nhưng nửa ta muốn đuổi theo bởi nàng là người ta yêu thương nhất, người ta luôn tin tưởng nên ta không muốn đánh mất nàng. Cuối cùng, “cái tôi”, sự ích kỉ đã chiến thắng. Cái chết của nàng đã làm tim ta trống rỗng. Ta chợt cảm thấy cô đơn, sầu thảm và lạnh lẽo trong tâm hồn. Cho tới đêm hôm ấy, ta như cảm giác trời long đất lở, như rơi xuống vực sâu thẳm nhất của đời người. Khi bé Đản nói rằng cha Đản lại đến và nó chỉ bóng ta trên vách, bấy giờ, ta mới vỡ lẽ ra tất cả. Ta gục xuống, người run lên bần bật! Chính tay ta đã giết chết người phụ nữ mà ta hằng yêu thương, mong nhớ. Ta cảm thấy ăn năn, hối hận vô cùng. Giá mà ta đừng như thế. Giá mà ta bình tĩnh chứ không bồng bột thì ta có thể cứu được hạnh phúc gia đình. Ta thật đáng chết! Ta thật đáng chết!”.

Ta bừng tỉnh sau những dòng suy nghĩ về quá khứ. Tới giờ, ta vẫn chưa thể nguôi ngoai được nỗi căm ghét bản thân mình. Ta có lỗi với nàng, có lỗi với con bởi vậy đến bây giờ, ta cố gắng làm tất cả để đền bù cho bé Đản dù ta biết khi bé Đản hiểu hết sự việc thì vết thương trong lòng nó sẽ là quá lớn không thể bù đắp được. Nhưng ta đã an ủi lòng mình để sống tiếp và sẽ để bé Đản lớn lên được hạnh phúc như cả ta và nàng hằng mong ước…

Ngày:17/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM