Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9

Bài soạn Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương Ngữ văn 9, một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các em tham khảo, chúc các em học tốt.

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9

1. Soạn câu 1 trang 160 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Câu chuyện: “Lỗi lầm và sự biết ơn”

- Yếu tố nghị luận: thể hiện ở các câu văn sau:

+ “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

+ “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.

- Vai trò của các yếu tố nghị luận trên:

+ Làm cho câu chuyện sâu sắc, giàu tính triết lý, cú tính giáo dục cao.

+ Giúp người nghe (người đọc) cú cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp.

⇒ Bài học rút ra từ câu chuyện là sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình

⇒ Không được vì giảm đi tính tư tưởng của đoạn văn và do đó ấn tượng

2. Soạn câu 2 trang 161 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Buổi sinh hoạt lớp hôm đó diễn ra vào thứ bảy, ngày cuối cùng của tuần học đầu tiên, không khí trước giờ sinh hoạt khá căng thẳng, trong đầu em nảy ra biết bao suy nghĩ, không biết sinh hoạt có gì khác và mới lạ so, có được chơi trò chơi như cấp 1 hay không. Cô giáo chủ nhiệm vào lớp, cô nở nụ cười rất tươi xua tan bầu không khí lo lắng, căng thẳng, cô nói đây là giờ sinh hoạt đầu tiên, trước đó chưa có cán bộ lớp nên cần bầu ban cán sự lớp, cuộc “bầu cử” ban cán sự lớp diễn ra rất sôi nổi. Sau đó là những màn chào hỏi, tự giới thiệu của tất cả các bạn đầy ngượng ngùng, sau những lời giới thiệu làm quen là chương trình giao lưu văn nghệ, lớp em có nhiều bạn hát rất hay lại rất tự tin, cá tính, vui vẻ và hòa đồng, em cảm thấy rất vui vì được học tập trong một tập thể lớp tuyệt vời như vậy. 

Nhưng không may trong lớp tôi lại có một số ít bạn gây mất đoàn kết, chia rẻ nội bộ giữa các bạn trong lớp. Những bạn ấy có suy nghĩ xấu về Nam, là một đứa bé mồ côi, hôi hám, không phải là người tốt. Nam lúc nào cung lủi thủi một mình cắp sách đến trường và cắp sách về, trong sự dè biểu của chúng bọn trong lớp. Tôi quyết định trong giờ sinh hoạt lớp tôi sẽ phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt. Thế là giây phút căng thẳng đó cũng đến, tôi có chút quyết tâm nhưng cũng có chút sợ hãi, lo lắng nếu mình nói không khéo, sẽ vô tình chạm đến vết thương lòng của Nam. Thế là tôi đã dũng cảm đứng lên giữa lớp, nói những chuyện xảy ra vừa qua với Nam, không phải lỗi do các bạn, mà là lỗi chúng ta chưa hiểu nhau. Các bạn biết không ai trong mỗi chúng ta ai cũng mong muốn sinh ra trong một gia đình có cha mẹ,  nhưng mấy ai được chọn hoàn cảnh sống của mình. Nam lớp chúng ta rất kiên cường và mạnh mẽ, nếu các bạn khác chắc có lẽ đã bỏ học, những Nam vẫn kiên cường bước từ đáy vực sâu chỉ có thể bạn có một con đường duy nhất là đứng lên. Bên cạnh đó bạn còn học rất tốt, biết giúp đỡ bạn bè, lễ phép với thầy cô giáo. Hằng ngày sau giờ tan trường bạn phải tự đi chợ nấu ăn. Thậm chí cơm không có đủ ăn, quần áo bạn chỉ có một bộ duy nhất để mặc, nên nhiều khi giặt không kịp nên hơi có mùi. Các bạn thấy đó, lớp chúng ta hầu hết ai cũng được cho là sống khá giả, nhưng trước hoàn cảnh của Nam như vậy các bạn không những không giúp đỡ mà còn chế giễu Nam. Một tấm gương sáng như vậy chúng ta cần noi theo và học hỏi. Và ý kiến phát biểu của tôi kết thúc bằng một tràn pháo tay của tập thể lớp. Các bạn đã tững đùa cợt Nam đều đứng ra xin lỗi, và bắt tay làm bạn với Nam. Nam vui vẻ và tặng cho các bạn trong lớp một câu: "Không sao đâu các bạn ạ. Chúng là là một gia đình. Mặc dù Nam không có gia đình để yêu thương, nhưng có các bạn có thầy cô đấy chính là gia đình của mình. cảm ơn tất cả mọi người".

3. Soạn câu 3 trang 161 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Bà tôi là một người bà kính yêu trong lòng tôi và cả gia đình tôi. Tuy bà đã đi xa nhưng vẫn luôn trong tâm trí tôi. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học. Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người. Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ  lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM