Soạn bài Lặng lẽ Sapa Ngữ văn 9 đầy đủ

Bài soạn Lặng lẽ Sapa Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Lặng lẽ Sapa Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 189 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Đọc truyện ngắn, ta thấy:

  • Cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ của ông họa sĩ già, anh thanh niên, bác lái xe và cô kỹ sư trẻ

  • Tình huống : Một tình huống, nhẹ nhàng đơn giản

  • Bức tranh: Chân dung anh thanh niên hiện lên qua những suy tư của nhân vật khác: ông họa sĩ, bác lái xe, cô kỹ sư

2. Soạn câu 2 trang 189 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Hình ảnh anh thanh niên:

  • Một người nhiệt huyết, say mê trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao. Anh sống một mình trên đỉnh núi cao suốt mấy năm dòng, bác lái xe nói rằng anh là “người cô độc nhất thế gian”. Vả lại công việc của anh đòi hỏi sự cẩn trọng tỉ mỉ và nghiêm túc

  • Một người có nếp sống ngăn nắp và khoa học. Từ căn phòng anh ở đến bàn làm việc đều được sắp đặt gọn gàng

  • Một người có tâm hồn đẹp đẽ. anh thích trồng hoa sau vườn, thích đọc sách mỗi ngày

  • Một người cởi mở, chan hòa và chu đáo với mọi người xung quanh: Anh tặng hoa cho cô kỹ sư, tặng trứng cho ông họa sĩ già, tặng tam thất cho bác lái xe. Anh ngồi nói chuyện rất cởi mở, chân thành về nghề của mình, về ước mơ và khát vọng của mình.

  • Một người khiêm tốn giản dị: Anh nói ít về bản thân, chỉ nói về nghề nghiệp, từ chối ông họa sĩ khi ông có ý định vẻ mình bởi anh cho rằng còn có rất nhiều người đẹp hơn anh, chân thành hơn anh

Những phẩm chất tốt đẹp:

a. Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm về công việc:

Trước hết đó là ý thức trách nhiệm về công việc và lòng yêu nghề. Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người. Làm việc một mình trên đỉnh núi cao,không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp” đúng giờ. Phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại. Và anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng. Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào. Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Qua lời anh kể và lời bộc bạch này, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ.

b. Biết sắp xếp một cuộc sống một cách khoa học:

- Giá trị đích thực ở anh là tâm hồn đẹp, là sống có lí tưởng. Mặc dù, chỉ có một mình trên đỉnh núi cao, anh vẫn chủ động, sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp, đầy đủ, phong phú và thơ mộng: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách… Hình ảnh người con trai nhỏ bé đứng giữa vườn hoa thược dược vàng,tím,đỏ,hồng phấn, tổ ong… thật là đẹp! Con người anh là sự kết hợp hài hòa giữa nghị lực phi thường và một tâm hồn lãng mạn, một đời sống nội tâm phong phú. Trong cái cuộc sống lẻ loi của mình, ngoài công việc anh còn tìm thấy một niềm vui khác nữa – đó là đọc sách. Với anh, đọc sách không chỉ là nâng cao kiến thức mà còn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Bởi thế, ta hiểu vì sao anh lại mừng quýnh lên khi bác lái xe đưa cho anh mấy quyển sách. Có thể nói, trong cái lặng im của Sa Pa – nơi ít người biết đến và đặt chân tới, anh thanh niên đã tạo cho mình không gian riêng, rất đẹp về đời sống tinh thần.

c. Sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách:

- Một nét đẹp khác ở anh là sự cởi mở, chân thành, chu đáo trong quan hệ với mọi người. Vì “thèm người” mà anh đã đẩy một khúc gỗ ra chắn giữa đường, buộc xe khách đi qua phải dừng lại. Việc làm ấy thể hiện niềm khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. “Thèm người” nhưng chính anh lại quan tâm đến người khác một cách thật lòng. Anh gửi biếu vợ bác lái xe củ tâm thất vì hôm nọ “bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?”. Anh đón tiếp ông họa sĩ và cô kĩ sư thật thân tình, nồng hậu – đón bằng sự niềm nở cùng hoa tươi trong vườn, cùng chè pha nước mưa Yên Sơn, rồi cả làn trứng lúc chia tay để hai người làm thức ăn đi đường. Đằng sau những món quà bình thường là tấm lòng yêu mến khách đến thành thực chẳng phải ai cũng có được. Lòng mến khách của anh đã khiến ông họa sĩ xúc động: “người con trai ấy đáng yêu thật!”. Phải chăng, đó chính là âm vang của cuộc sống đẹp, của một con người bình thường trên đỉnh núi cao lặng lẽ mà người họa sĩ từng trải nay mới có dịp tìm đến để yêu mến và kính trọng? Không chỉ vậy, người đọc còn cảm nhận những âm vang sâu sắc và có sức gợi mạnh mẽ từ những điều anh thanh niên suy nghĩ. Những con người có cách sống đẹp thường có suy nghĩ đẹp khiến ta phải ngạc nhiên và cảm phục.Bác lái xe đùa anh là “người cô độc nhất thế gian” nhưng anh lại thổ lộ với ông họa sĩ: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia.” Và anh tâm sự cùng cô kĩ sư: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện nghĩa là có sách ấy mà”. Anh nhớ người nhưng không phải là nỗi nhớ phồn hoa đô thị bởi “người thì ai mà chả thèm, song mình sinh ra để làm gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc?”. Anh đã chân thành nói lên những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Từ đó ta thấy thực chất của nỗi khát khao là được hòa nhập, được sống vì mọi người. Anh đã lập được những kì tích trong công việc, trong cuộc sống khiến ông họa sĩ cảm phục và xúc động.

d. Sự khiêm tốn, thành thật:

- Công việc vất vả có những đóng góp quan trọng với đất nước như thế, nhưng người thanh niên hiếu khách, sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy mình là người bình thường trong muôn vàn những người khác. Anh hiểu được ý nghĩa công việc mình làm là lớn lao nhưng lại cho những đóng góp của mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế, khi ông họa sĩ phác họa bức chân dung anh, anh đã khẩn khoản: “Không, xin bác đừng mất công vẽ cháu. Cháu không xứng đáng đâu, để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng vẽ hơn”. Dù còn trẻ tuổi nhưng anh đã thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa Pa nơi mà mình được sinh ra và lớn lên; thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Có thể nói, qua cuộc gặp gỡ và trò chuyện, nhân vật anh thanh niên được khắc họa giản dị, khiêm nhường, đẹp trong suy nghĩ, trong cách sống và trong tâm hồn. Đó là nét vẽ đơn sơ, chân dung một con người có tầm vóc nhỏ bé mà nét mặt rạng rỡ.

3. Soạn câu 3 trang 189 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Nhân vật ông họa sĩ

  • Một người nghệ sĩ phong phú kinh nghiệm và có sự tinh tế

  • Say mê với nghề của mình, ông đi thực tế để tìm những cảm hứng sáng tạo

  • Có trực giác rất nhạy bén khi chỉ tình cơ gặp anh thanh niên, ông đã cảm nhận được vẻ đẹp tiềm tàng trong con người của anh.. Những cảm xúc và suy nghĩ của ông về anh thanh niên và nhiều điều khác ở Sapa đã làm cho chân dung nhân vật anh thanh niên trở nên đẹp đẽ, góp phần gợi nhiều chiều sâu tâm tưởng

4. Soạn câu 4 trang 189 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Chất trữ tình trong Lặng Lẽ Sa Pa

  • Chất trữ tình của tác phẩm thể hiện ở thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, vùng đất có vẻ yên bình nhưng lại ẩn chứa những vẻ đẹp khác lạ. Đó là những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng,...

  •  Chất trữ tình thể hiện ở con người ở Sa Pa : Anh thanh niên có những suy nghĩ, cách sống và hành động đẹp. Cô kỹ sư cỏ một tâm hồn tình cảm đẹp đẽ và lớn lao. Ông họa sĩ mang trong mình khát vọng sáng tạo, hy sinh vì nghệ thuật

  • Tất cả những gì ở Sa Pa được Nguyễn Thành Long khắc họa đã tạo nên một chất trữ tình lãng mạn cho tác phẩm

5. Soạn câu 5 trang 189 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Chủ đề truyện :

Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người hằng ngày âm thầm cống hiến hết mình cho Tổ quốc, nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên tự giác vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người.

Ngày:17/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM